Bao cao XD truong hoc than thien

6 221 0
Bao cao XD truong hoc than thien

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN Trường Tiểu học Số: /BC-THTT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc Hàng Vịnh, ngày 16 tháng 5 năm 2010. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỢC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” NĂM HỌC: 2009 - 2010 Căn cứ Chỉ thị 40/CT-BGDĐT, ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013 ; kế hoạch số 307/KH-BGDĐT, ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về triển khai phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013. Công văn hướng dẫn của Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau, Phòng GD&ĐT huyện Năm Căn. Kế hoạch triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” của trường Tiểu học 2 xã Hàng Vịnh. A. Đặc điểm tình hình 1. Thuận lợi: * Nhà trường đã được sự quan tâm của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uy ban nhân dân xã Hàng Vịnh và của địa phương, của ngành giáo dục. * Đội ngũ cán bộ giáo viên nhìn chung có đủ về số lượng, tương đối về chất lượng; có ý thức cũng như tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục. Nhiều giáo viên trẻ – khoẻ – nhiệt tình, năng nổ trong công tác. Có tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để phấn đấu vươn lên, thực hiện tốt nề nếp, kỉ cương, nội quy, quy chế của nhà trường. Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. * Toàn thể CBGV trong trường luôn có ý thức “Xây dựng trường xanh – sạch – đẹp”. * Các em học sinh của trường ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập. Chất lượng học tập đã được nâng cao. 2. Khó khăn: - Cơ sở vật chất của nhà trường mặc dù được ngành GD đã quan tâm, song còn nhiều thiếu thốn (chưa có sân chơi bãi tập, hàng rào bao quanh). 1 - Đồ dùng dạy học còn thiếu, một số loại đồ dùng đã xuống cấp. Việc Ứng dụng công nghệ thông tin còn gặp rất nhiều khó khăn (chưa có máy chiếu…). - Một bộ phận nhỏ nhân dân còn chưa quan tâm đến con cái. Do vậy nhà trường còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý học sinh, nâng cao chất lượng dạy - học. Phụ huynh có tư tưởng khoán trắng cho nhà trường. - Sự chỉ đạo của cấp Uỷ Đảng, Chính quyền địa phương đối với sự nghiệp giáo dục của địa phương chưa thật sự kì quyết, đồng bộ, đặc biệt là việc chỉ đạo đầu tư xây dựng mặt bằng kiên cố hóa trường lớp còn chậm. - Giao thông đi lại ở địa phương còn rất khó khăn, đa dạng đặc biệt là học sinh đi học phần lớn bằng phương tiện đường thuỷ, nên giờ giấc đảm bảo cho việc học tập của các em còn gặp rất nhiều hạn chế. - Trường có 3 điểm trường lẻ và có quá nhiều lớp ghép chiếm 6/9 lớp nên việc quản lí rất khó khăn, các em học sinh nhà ở xa trường, nên ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện giờ giấc học tập. - Đa phần là các em học sinh chưa qua mẫu giáo. Nên việc vào học lớp 1 các em còn bơ ngỡ. Diện mạo trường xuống cấp nặng nề. - Từ những thuận lợi khó khăn nêu trên; nhằm thực hiện tốt các nội dung của phong trào thi đua: “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trường Tiểu học 2 xã Hàng Vịnh đã xây dựng kế hoạch thực hiện và hiệu quả đạt được từ phong trào thi đua trên với những kết quả như sau : I.Việc tổ chức quán triệt chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/8/2008 của Bộ GDĐT về việc phát động phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn từ 2008-2013. Ngay từ những ngày đầu chuẩn bị bước vào năm học mới, nhà trường đã tổ chức nghiên cứu, quán triệt Chỉ thị 40/2008/CT - BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua, Kế hoạch triển khai của Sở GDĐT, công văn thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng GDĐT huyện; đồng thời nhà trường còn triển khai kế hoạch thực hiện phong trào thi đua với các giải pháp thực hiện đến CBGVCNV, HS thông qua các hình thức như: họp hội đồng, họp PHHS, băng zôn, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền, Chỉ đạo bộ phận Đội tổ chức các trò chơi dân gian. Những hoạt động này đã giúp cho cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh nhận thức đầy đủ ý nghĩa, mục tiêu, nội dung của phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. II. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện 1. Việc thành lập Ban chỉ đạo phong trào thi đua. Nhà trường đã tham mưu với chính quyền địa phương và phối, kết hợp với các tổ chức đoàn thể, chính trị; nhất là công đoàn cơ sở, chi đoàn thanh niên thành lập ban chỉ đạo phong trào thi đua: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 2 Ban chỉ đạo đã làm tốt công tác tham mưu với các cấp ủy đảng chỉ đạo các đoàn thể, tổ khối chuyên môn và các bộ phận liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 2. Xây dựng và tổ chức kế hoạch thực hiện + Hiệu trưởng là người trực tiếp xây dựng kế hoạch thực hiện và chịu trách nhiệm triển khai sâu rộng trong toàn nhà trường về phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, gắn kế hoạch thực hiện phong trào thi đua theo Chỉ thị 40 với thực hiện cuộc vận động “ hai không” và cuộc vận động” Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học tập và sáng tạo”. + Phối hợp với công đoàn cơ sở trường tổ chức phát động phong trào thi đua trong Hội nghị Cán bộ công chức, tổ chức ký cam kết đồng tách nhiệm giữa chi bộ nhà trường, công đoàn, đoàn thanh niên trong việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua này. Nhà trường tích cực tham mưu với Phòng GD&ĐT, với cấp ủy, chính quyền địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, đảm bảo về CSVC cho nhà trường, đáp ứng các tiêu chí của nội dung thi đua về “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. + Tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo các bộ phận công tác xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo các hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp. + Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua trong các học kì và trong giai đoạn thực hiện. III/ Một số kết quả đã đạt được. Nội dung 1 : Xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp, an toàn. Qua thời gian thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 - 2010 nhà trường đã có những kết quả như sau : - Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ thoáng mát, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh. - Tổ chức để học sinh trồng cây và chăm sóc cây thường xuyên. - Học sinh tích cự tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và giữ gìn vệ sinh cá nhân. - Trồng thêm được 3 cây bang làm bóng mát. - Khu vệ sinh đều sạch sẽ, không có mùi hôi, luôn đảm bảo đủ nước sạch để dội. - Thường xuyên nhặt rác, nên không có tình trạng rác bị ứ đọng, gây ô nhiễm môi trường. - Nhà trường tổ chức một chuyên đề về xây dựng trường học thân thiện, an toàn.Với sự tham gia của toàn thể CBGV trong đơn vị và tuyên truyền, chỉ đạo thực hiện qua buổi họp Hội đồng giáo dục. 3 - Nhà trường đã vận động, kêu gọi sự ủng hộ giúp đỡ của Phụ huynh học sinh với số tiền gần 8 triệu đồng để mua mô tơ bơm nước và sửa chữa trường lớp. Nội dung 2: Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở địa phương, giúp các em tự tin trong học tập - Bám sát sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện Năm Căn trong thực hiện điều chỉnh chương trình nhà trường triển khai và yêu cầu GV thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch (có kiểm tra để đánh giá chất lượng ). - Tăng cường việc tư vấn, hướng dẫn, khuyến khích tính sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học. Việc dự giờ, kiểm tra được duy trì thường xuyên đều đặn. - Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức các hoạt động chuyên đề thao giảng, thi làm Đồ dung dạy học, khai thác thông tin qua mạng Internet để phục vụ bài giảng và các hoạt động giáo dục khác. - Trong năm học qua, nhà trường tổ chức được 6 tiết dạy theo nội dung của phong trào thi đua. Cụ thể như sau : Nhà trường đã tổ chức được 04 chuyên đề thao giảng ở tổ khối 1,2,3. => Kết quả đạt được : + GV chú trọng rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lẫn nhau. + Học sinh được tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo không còn rụt rè, nhút nhát. + Học sinh còn chủ động giúp đỡ nhau học tập và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Cụ thể như tham gia rất đông đủ các trò chơi dân gian qua ngày lễ lớn 26/3. Nội dung 3: Rèn kỹ năng sống cho học sinh + Học sinh được rèn các kỹ năng sống : - Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. - Rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. - Rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. + Giáo dục về chống bạo hành, bạo lực trong nhà trường đã giảm đáng kể. Nội dung 4 : Tổ chức hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh. + Nhà trường tổ chức cho học sinh tặng hoa, chơi trò chơi, kể chuyện nhằm ôn lại kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt nam 20/11. + Dạy học lồng ghép, gợi mở vào bài học để học sinh biết các làn điệu dân ca Việt Nam 4 được thực hiện. + Nhà trường tổ chức tương đối tốt việc cho học sinh đọc chuyện, sách, báo Nhi đồng. + Học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động trò chơi dân gian do nhà trường tổ chức trong các hoạt động ngoài giờ trên lớp. - Thầy cô giáo phải thân thiện trong dạy học, đánh giá kết quả rèn luyện học tập của học sinh một cách công bằng, khách quan với lương tâm trách nhiệm của nhà giáo. Nội dung dạy học đảm bảo chuẩn KT - KN cũng như tùy theo đối tượng học sinh. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên của học sinh. - Giáo viên phải rèn cho học sinh thói quen tự học, chủ động tìm kiến thức dưới sự dẫn dắt của giáo viên, tránh lối dạy theo kiểu đọc chép. Gắn chặt giữa học với hành, rèn kĩ năng và phương pháp học tập. Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc học hiệu quả ngày càng cao. - Động viên và tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi đến trường, đảm bảo học hết cấp học. Giảm lưu ban, bỏ học bằng nhiều biện pháp. Quan tâm đặc biệt đến học sinh yếu kém dành một buổi dạy phụ đạo ngày thứ bảy và không thu tiền học sinh. - Tạo sự gắn bó mật thiết giữa thầy và trò, tạo niềm đam mê để cho học sinh thích thú hơn với học tập và gắn bó hơn với trường lớp. Nội dung 5 : Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng ở địa phương. - Tại địa phương, địa bàn không có di tích lịch sử cần tổ chức cho các em tìm hiểu thông qua môn học lịch sử, địa lí, đạo đức (phần địa phương) về lịch sử, các di tích lịch sử, di tích cách mạng, địa lí địa phương. - Lập kế hoạch tổ chức ngoại khóa theo từng chủ điểm trong năm học và mời đại diện chính quyền, đoàn thể địa phương giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, truyền thống cách mạng cho tất cả học sinh. + Tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng 3 – 2 - 2010 lồng ghép qua các bài học. + Tổ chức Hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đánh giá chung về tình hình thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2009 - 2010: Năm học 2009 - 2010 trường tiểu học 2 xã Hàng Vịnh đã triển khai nhiệm vụ năm học ngay từ đầu năm học mới. Qua đánh giá phân tích các mặt hoạt động, trường tiểu học 2 xã Hàng Vịnh đúc rút ra những việc đã làm được, chưa làm được cụ thể như sau: * Ưu điểm: Trường thoáng và có cây xanh bóng mát, có đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe nhiệt tình, luôn tích cực đổi mới phương pháp dạy học. * Hạn chế, yếu kém: 5 Cơ sở vật chất nhà trường xuống cấp nặng nề, không có khu vệ sinh riêng biệt cho giáo viên và học sinh, sân chơi bãi tập cho học sinh. Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của trường Tiểu học 2 xã Hàng Vịnh. Trong quá trình xây dựng và thực hiện nội dung phong trào thi đua, nhà trường còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế, song để từng bước hoàn thiện và thực hiện tốt phong trào thi đua này trong giai đoạn 2008 - 2013, nhà trường sẽ khắc phục những tồn tại, những mặt chưa thực hiện tốt và mong được sự chỉ đạo, đầu tư cơ sở vật chất của các cấp, các ngành nhằm đạt được những hiệu quả cao nhất từ phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG 6 . học tập đã được nâng cao. 2. Khó khăn: - Cơ sở vật chất của nhà trường mặc dù được ngành GD đã quan tâm, song còn nhiều thiếu thốn (chưa có sân chơi bãi tập, hàng rào bao quanh). 1 - Đồ dùng. nhìn chung có đủ về số lượng, tương đối về chất lượng; có ý thức cũng như tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục. Nhiều giáo viên trẻ – khoẻ – nhiệt tình, năng nổ trong. quan tâm đến con cái. Do vậy nhà trường còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý học sinh, nâng cao chất lượng dạy - học. Phụ huynh có tư tưởng khoán trắng cho nhà trường. - Sự chỉ đạo của cấp

Ngày đăng: 10/07/2014, 01:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan