Hướng dẫn đo đếm sinh khối rừng bằng phương pháp chặt hạ

36 1.4K 7
Hướng dẫn đo đếm sinh khối rừng bằng phương pháp chặt hạ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hướng dẫn Đo đếm sinh khối rừng bằng phương pháp chặt hạ Dành cho cán bộ kỹ thuật Ngày 5 tháng 3 năm 2012 Bản dự thảo cho góp ý Hướng dẫn Đo đếm sinh khối rừng bằng phương pháp chặt hạ Dành cho cán bộ kỹ thuật Bản dự thảo cho góp ý kiến   !"#!!$%&"'()*%(+,- ./&"012"0 34)567!812"9:/;<=>> 12"9:/;<=>>?4/ ,-"@0A"4) /&""4)$)/&"& BC"DEF,!$$GHFI/"JKF L9F3$/F?4/ 3M)NNOOOG;GPP!" LQP4Q?4/ R5SF/"T,F3$/ 3M)NNOOOU!!"  V!Q ?W,'B12"F<== /X""1Y" Z[G3GF \!"%%!F BTR,R!3F,/: ,R/"L93]"F\B\ ,RB]"?^K!F?: ,RL8",_,FR\? ,RBQZQ1Y"F?<>N?/!GV `#9?W,'B12" 2 Mục lục /X"a(b;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;S 0Y"c4;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;; d e"X2#;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;; f 9!(V%5Agh#i")12"))8Q;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;I 1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu 8 2. Thiết lập ô tiêu chuẩn 8 3. Điều tra trong ô tiêu chuẩn 9 4. Đo đếm sinh khối tươi cây cá lẻ 10 5. Lấy mẫu phân tích sinh khối khô và khối lượng thể tích gỗ 11 9!(V%5a"G.#i")12"))8Q;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;; 1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu 12 2. Thiết lập ô tiêu chuẩn 13 3. Điều tra trong ô tiêu chuẩn 13 4. Đo đếm sinh khối tươi tre nứa 13 5. Lấy mẫu cho phân tích sinh khối khô 14 9!(V%512A#@F@F"j($g'kH_X g1l"#!X2!"';;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;E 1. Đo đếm sinh khối thảm tươi cây bụi 15 2. Thực hiện đo đếm sinh khối gỗ cây chết 16 3. Đo đếm tính sinh khối thảm mục 17 4. Phương pháp lấy mẫu phân tích các bon đất 18 &"4Q)C"m"4F-"l)V5g4$)Ano;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;p 1. Công việc tại phòng thí nghiệm 19 2. Nhập và tổng hợp số liệu 20 3. Phân tích hồi quy 21 4. Xây dựng báo cáo và quản lý số liệu 22 B@g@Zk)(&[ qa""j;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;S B@g@Zk)(V%5A"jgh;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;E B@g@SZk)(!(a"GF.;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;f B@g@dZk)(V%5AghG.;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;I B@g@EZk)(!(V%512A#@;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;D B@g@fZk)(!(V%5"jA(;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;p B@g@IZk)(!(V%5@;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;S B@g@DZk#e)V5g4)AnV%5%&A"j;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;S B@g@D#Zk#e)V5g4)AnV%5%&G.;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;S B@g@pZk#e)V5g4)AnrJ""j;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;SS B@g@Zk#e)V5g4)Ank';;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;Sd B@g@Zk#e)V5g4!(V%512a""j;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;SE B@g@#Zk#e)V5g4!(V%512a"G.;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;Sf Những từ viết tắt 3 AR CDM Trồng rừng/tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch AGB Sinh khối trên mặt đất BGB Sinh khối dưới mặt đất BEF Hệ số chuyển đổi sinh khối BCEF Hệ số mở rộng và chuyển đổi sinh khối C Các bon CO 2 Khí các bon níc COP Hội nghị các bên DBH Đường kính ngang ngực (tại vị trí 1.3m tính từ mặt đất) DME Dụng cụ đo chiều cao cây DNA Cơ quan thẩm quyền quốc gia FAO Tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốc FIPI Viện Điều tra Quy hoạch rừng FSIV Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam GHGs Khí nhà kính GPS Hệ thống định vị toàn cầu IPCC Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu REDD Giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng RS Tỷ lệ sinh khối dưới mặt đất và trên mặt đất SOC Các bon hữu cơ trong đất TNU Trường Đại học Tây Nguyên UNFCC Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu VFU Trường Đại học Lâm nghiệp VNForest Tổng cục Lâm nghiệp VRO Văn phòng REDD Việt Nam WD Khối lượng thể tích gỗ tính ở độ ẩm 0% Lời giới thiệu Phát thải khí nhà kính (GHGs) do thay đổi sử dụng đất, đặc biệt là việc chuyển đổi đất có rừng sang đất không có rừng và quản lý rừng không bền vững được cho 4 rằng gây ra khoảng 20% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu. Sự gia tăng phát thải GHGs được coi là nguyên nhân cơ bản dẫn đến biến đối khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu đang được quan tâm bởi các quốc gia và cộng đồng quốc tế như là một thách thức lớn nhất trong thế kỷ 21. Trong nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu, sáng kiến về giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng (REDD) được đệ trình tại COP 13 tại Bali, Indonesia vào năm 2007 và sáng kiến chính thức được thông qua như là biện pháp góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu. REDD là một cơ chế đang được thiết kế để cung cấp hỗ trợ tài chính cho các chủ rừng và người sử dụng rừng. Theo cơ chế này, các nước sẽ tính và theo dõi phát thải khí CO 2 gây ra do mất rừng và suy thoái rừng trong phạm vi của quốc gia. Thực hiện sáng kiến này, chương trình UN-REDD đã và đang triển khai thí điểm tại một số nước, trong đó có Việt Nam. Chương trình REDD Việt Nam đã được thực hiện vào năm 2009 cho giai đoạn chuẩn bị và dự kiến sẽ chuyển sang giai đoạn thực hiện thí điểm thực hiện REDD. Liên quan đến việc ước tính phát thải, trong cơ chế REDD Việt Nam đang hướng đến mục tiêu sử dụng Tier 2 cho giai đoạn thí điểm và Tier 3 cho giai đoạn tín chỉ do REDD+ mang lại. Để hỗ trợ thực hiện chương trình REDD tại Việt Nam, tài liệu Hướng dẫn đo đếm sinh khối rừng bằng phương pháp chặt hạ được soạn thảo với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của UN-REDD Việt Nam và FAO Việt Nam. Tài liệu này cung cấp các hướng dẫn kỹ thuật trên thực địa để thực hiện đo đếm sinh khối cây cá lẻ, sinh khối thảm mục và gỗ cây chết, lấy mẫu đất cho xác định trữ lượng các bon hữu cơ trong đất. Trong khuôn khổ Chương trình UN-REDD Việt Nam, việc đo đếm sinh khối tập trung vào điều tra rừng và đo đếm sinh khối trên mặt đất của cây cá lẻ để xây dựng phương trình dự báo sinh khối rừng cho các hoạt động về REDD tại Việt Nam. Các hướng dẫn đo đếm sinh khối thảm tươi cây bụi; thảm mục và cây chết và các bon hữu cơ trong đất trình bày trong tài liệu này là để tham khảo trong trường hợp các hoạt động của REDD yêu cầu ước tính phát thải toàn diện cho tất cả các bể chứa các bon. Tài liệu hướng dẫn này được chuẩn bị và là bản dự thảo để lấy ý kiến cho việc hoàn thiện. Hướng dẫn này sẽ được chỉnh sửa và hoàn thiện cho việc sử dụng sau này và sẽ là một trong những tài liệu tham khảo cho việc xây dựng các phương trình dự báo sinh khối rừng ở Việt Nam và các nước khác trong khu vực. Chúng tôi trân trọng và hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp và góp ý cho bản dự thảo hướng dẫn này. Các ý kiến góp ý xin gửi về địa chỉ email dưới đây trước ngày 1/6/2012. Akiko.Inoguchi@fao.org 5 Các thuật ngữ cơ bản Những thuật ngữ sau đây được sử dụng nhiều trong hướng dẫn này và được trích từ Hướng dẫn thực hành tốt về sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp 1 1. Sinh khối Các vật chất hữu cơ ở trên và dưới mặt đất và cả thực vật sống và thực vật chết ví dụ như cây thân gỗ, cây hoa màu/lương thực, cây thân cỏ, thảm mục, rễ cây, v.v. Sinh khối bao gồm cả các bể được xác định ở trên và dưới mặt đất. 2. Sinh khối rừng Sinh khối được định nghĩa là tổng lượng vật chất hữu cơ sống trên mặt đất trong rừng, được tính bằng tấn khô trên một đơn vị diện tích (rừng, ha, vùng, hoặc quốc gia). Sinh khối rừng được phân loại thành sinh khối trên mặt đất và sinh khối dưới mặt đất. Sinh khối trên mặt đất là sinh khối sống trên mặt đất bao gồm: thân cây, gốc cây, cành nhánh, vỏ, hạt và lá. Sinh khối dưới mặt đất là tất cả sinh khối sống của rễ. Những rễ cây có đường kính nhỏ hơn 2 mm (được khuyến nghị) bỏ qua bởi vì chúng thường rất khó để phân với vật chất hữu cơ trong đất hoặc vật rơi dụng khác. 3. Khối lượng thể tích gỗ Tỷ lệ giữa khối lượng khô tuyệt đối và thể tích thân gỗ tươi không vỏ. Nó cho phép tính toán sinh khối gỗ theo khối lượng vật chất khô. Khối lượng thể tích gỗ thông thường được tính bằng gam/cm 3 hoặc tấn/m 3 . 4. Hệ số mở rộng sinh khối (BEF) Hệ số nhân sử dụng cho chuyển đổi trữ lượng gỗ, hoặc thể tích gỗ tròn thương phẩm, hoặc tăng trưởng thể tích theo trữ lượng, để ước tính những phần sinh khối không phải gỗ thương phẩm như rễ, cành nhánh, lá, hay loài cây gỗ tạp khác. 5. Hàm lượng các bon Hàm lượng các bon là tỷ lệ các bon (tính theo %) theo sinh khối khô của một phần nào đó xác định của cây rừng (thân, cành, lá, rễ …). 6. Bể chứa các bon Bể chứa các bon là bể chứa lưu giữ các bon. Đối với rừng, có 5 loại bể chứa các bon được xem xét để ước tính, đó là: Các bon trong cây gỗ sống (sinh khối trên và dưới mặt đất); các bon trong gỗ cây chết (cây đứng và cây đổ); trữ lượng các bon trong tầng thảm tươi, cây bụi (cây tái sinh, cây bụi, cỏ); trữ lượng các bon trong thảm mục (mảnh gỗ mục, vật rơi rụng, mùn) và các bon hữu cơ trong đất. 7. Trữ lượng các bon Trữ lượng các bon là khối lượng của các bon trong một bể chứa các bon. 8. Rừng Rừng là khu đất có diện tích tối thiểu từ 0,05 – 1,0 ha với độ tàn che của cây gỗ (hoặc số lượng cây gỗ tương đương) lớn hơn 10-30%, với các cây có tiềm năng để đạt được chiều cao tối thiểu 2-5 m khi thành thục trong điều kiện nguyên sản. Một khu rừng có thể bao gồm một trong các hình thức, rừng đã khép tán – nơi các cây 1 \BFSGHTg!VV\T!!PB[GTPGU!0P:VGF0P:VG"GP!GV \V[GU!Tg!#g=!GgRG"GV6\T=R7s) 6 rừng tạo thành các tầng tán đa dạng và tầng dưới tán che phủ mặt đất tỷ lệ lớn hoặc rừng thưa. Những lâm phần rừng tự nhiên còn non và tất cả các loại rừng trồng mà chưa đạt được độ tàn che từ 10-30% hoặc chiều cao cây chưa đạt từ 2- 5 m chưa được tính là rừng, cũng như thế khu vực có rừng trước đó nơi mà hiện thời chưa có trữ lượng như là kết quả các hoạt động can thiệp của con người như khai thác hoặc nguyên nhân tự nhiên cũng chưa tính là rừng nhưng nơi này được mong đợi sẽ trở lại hiện trạng rừng trong tương lai. Theo FAO, định nghĩa về rừng là một khu đất liền khoảnh lớn hơn 0,5 ha với chiều cao cây lớn hơn 5 m và độ tàn che lớn hơn 10%, hoặc cây rừng có thể đạt được chiều cao và độ tàn theo tiêu chí này trong điều kiện nguyên sản. Nó không bao gồm đất sử dụng cho nông nghiệp và đô thị 2 . Việt Nam hiện đang áp dụng định nghĩa về rừng của FAO. Tuy nhiên trong AR CDM, rừng được định nghĩa bởi DNA như sau: Rừng là một khu đất đất đáp ứng các tiêu chí sau: i) có độ tàn che tối thiểu 30%; ii) có chiều cao tối thiểu khi thành thục là 3 m; và iii) có diện tích tối thiểu là 0,5 ha; 9. Đảm bảo chất lượng (QA) Các hoạt động đảm bảo chất lượng bao gồm một hệ thống được lập kế hoạch trước của những quy trình giám sát được thực hiện bởi những người không trực tiếp tham gia quá trình xây dựng/triển khai điều tra nhằm thẩm định mức độ đạt được của mục tiêu chất lượng của số liệu, đảm bảo rằng tài liệu điều tra đại diện cho ước tính tốt nhất có thể của phát thải và các bể tính toán và có các luận chứng khoa học chắc chắn tại thời điểm hiện tại, dữ liệu tính toán hiện sẵn có, và hỗ trợ hiệu quả cho chương trình kiểm soát chất lượng. 10. Kiểm soát chất lượng (QC) QC là một hệ thống các hoạt động kỹ thuật thường xuyên, để đo đếm và kiểm soát chất lượng của điều tra khi nó đang được xây dựng. Hệ thống QC được thiết kế để: i) Cung cấp sự kiểm tra thường xuyên và nhất quán để đảm bảo tính tổng hợp, chính xác, và chi tiết của số liệu; ii) xác định và giải quyết các lỗi và thiếu sót; và iii) tài liệu hóa và lưu trữ số liệu điều tra, ghi lại tất cả các hoạt động QC. 11. Tỷ lệ sinh khối dưới mặt đất và trên mặt đất (RS) RS được định nghĩa là tỷ lệ của sinh khối dưới mặt đất với sinh khối trên mặt đất của rừng. RS thường được sử dụng để ước tính sinh khối dưới mặt đất của rừng dựa trên sinh khối trên mặt đất đã xác định. Quy trình đo đếm sinh khối cây cá lẻ bằng phương pháp chặt hạ 2 FAO, 1998, FRA 2000. Term and definition. <t!%"B)G!GV>G)G 7 Tính đến tháng 12 năm 2009, diện tích rừng Việt Nam là 13.3 triệu ha, chiếm 39,9 % tổng diện tích đất liền cả nước, trong đó có 10,3 triệu ha rừng tự nhiên và 2,9 triệu ha rừng trồng 3 . Ở Việt Nam, có 10 kiểu rừng chính 4 , đó là: i) Rừng lá rộng thường xanh và bán thường xanh. Loại rừng này phân bố rộng khắp trên cả nước, diện tích ước tính chiếm khoảng 60% tổng diện tích rừng; ii) Rừng rụng lá phân bố chính ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Ước tính chiếm khoảng 6% tổng diện tích rừng; iii) rừng tre, nứa chiếm khoảng 8% tổng diện tích rừng; iv) Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa chiếm khoảng 5,3% tổng diện tích rừng; v) rừng lá kim chiếm khoảng 1,8% tổng diện tích rừng; vi) rừng hỗn giao lá rộng và lá kim chỉ chiếm khoảng 0,7% tổng diện tích rừng; vii) rừng núi đá vôi ước tính chiếm khoảng 3% tổng diện tích rừng; viii) Rừng ngập mặn chiếm khoảng 1,3% ; ix) Rừng lá kim ; và x) Rừng trồng bao phủ khoảng 13% diện tích rừng. Nội dung dưới đây cung cấp hướng dẫn cụ thể và các bước thực hiện đo đếm sinh khối rừng bằng phương pháp chặt hạ để xây dựng phương trình tương quan cho ước tính sinh khối rừng, áp dụng chủ yếu với rừng gỗ tự nhiên. 1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu Những dụng cụ và vật liệu cần chuẩn bị để đo đếm sinh khối tươi cây cá lẻ bao gồm: • GPS; địa bàn cầm tay ; • Thước dây (dài 50 hoặc 100 m); • Dụng cụ đo độ dốc; • Thước dây đo đường kính ngang ngực; • Dụng cụ đo cao; • Cưa xăng; • Cân 200 - 500 kg, độ chính xác 0,1 kg; • Cân móc xách tay 10 - 20 kg; • Cân kỹ thuật 600 gam, độ chính xác 0,1 gam; • Vật liệu khác: Thước đo 1.3 m, bạt, sơn, bút viết, túi nilon, dây nilon, cọc đánh dấu ô và phiếu điều tra hiện trường, v.v. Tùy thuộc vào kế hoạch triển khai, dụng cụ và vật liệu nên được chuẩn bị đầy đủ trước khi công việc hiện trường diễn ra. Các dụng cụ và vật liệu này nên chia theo tổ điều tra và mỗi tổ cần kiểm tra đầy đủ dụng cụ của tổ mình trước khi đi hiện trường. 2. Thiết lập ô tiêu chuẩn Số lượng và kích thước ô tiêu chuẩn được cân nhắc giữa độ chính xác, thời gian và chi phí phân bổ cho công tác điều tra. Diện tích và kích thước ô tiêu chuẩn nên được bố trí phù hợp với hiện trạng nơi điều tra đo đếm. Trong nghiên cứu này, loại ô tiêu chuẩn được sử dụng là ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời có diện tích 1 ha cho mỗi kiểu rừng. Ô tiêu chuẩn có hình vuông với kích thước 100 m x 100 m. Loại ô tiêu chuẩn này rất thích hợp trong khu vực có độ dốc ít hơn 20 0 . Tuy nhiên, đối với 3 Bộ NN&PTNT, 2010. Quyết định số 2140/AD-BNN-TCLD, ngày 09/08/2010 4 Nordeco, 2010. Development of the National REDD program in Vietnam. 8 nơi có địa hình dốc, nên thiết lập 4 ô tiêu chuẩn diện tích 0,25 ha mỗi ô kích thước 50 m x 50 m trong khu vực điều tra. Ô tiêu chuẩn đo đếm cần đáp ứng các tiêu chí sau: i) đại diện cho kiểu rừng nghiên cứu; ii) Đại diện cho điều kiện địa hình; và iii) bao gồm nhiều cây với các kích thước khác nhau. Ô tiêu chuẩn nên được thiết lập ở những kiểu rừng ít bị tác động và có nhiều cây có đường kính lớn (tối thiểu là rừng trung bình và tốt nhất là rừng giàu 5 ). Trong trường hợp sử dụng ô tiêu chuẩn diện tích 0,25 ha, thì từ điểm trung tâm của khu vực điều tra tiến hành lập 4 ô tiêu chuẩn sẽ được lập theo 4 hướng (Bắc, Đông, Nam và Tây), cách điểm trung tâm đã xác định khoảng 50 m. Việc lập ô tiêu chuẩn nên có 3 cán bộ kỹ thuật và 2 lao động địa phương và tiến hành theo các bước như sau: 1. Trong khu vực điều tra, dùng cọc đóng để đánh dấu điểm xuất phát lập ô; 2. Một người đứng tại điểm xuất phát và sử dụng GPS hoặc địa bàn cầm tay để định hướng cho các cạnh của ô tiêu chuẩn; 3. Những người khác sử dụng thước dây để đo khoảng cách từ điểm xuất phát theo các cạnh của ô tiêu chuẩn. Chiều dài của các cạnh của ô tiêu chuẩn là khoảng cách đã được cải bằng. Trong quá trình xác định chiều dài của các cạnh, cứ 10 – 20 m nên dùng cọc để đánh dấu; 4. Để chắc chắn ô tiêu chuẩn là hình vuông, các góc vuông hình thành bởi hai cạnh của ô phải là 90 O và tại trung điểm của hai cạnh đối diện, sử dụng thước dây để kiểm tra độ dài của khoảng cách bằng giữa hai trung điểm này. Khoảng cách bằng giữa hai trung điểm của hai cạnh đối diện là 100 m. 5. Sau khi lập ô với các cọc được đánh dấu tại mỗi khoảng cách từ 10 - 20 m, (tùy thuộc vào điều kiện địa hình), trên mỗi cạnh của ô vuông, sử dụng dây nilon nối các cọc của ô để đánh dấu ranh giới của ô tiêu chuẩn. 6. Ghi chép các thông tin chung trong ô (vị trí, tọa độ tại tâm ô) trong phiếu điều tra hiện trường. 3. Điều tra trong ô tiêu chuẩn Trong ô tiêu chuẩn, tiến hành đo tất cả các cây sống có đường kính từ 5 cm trở lên. Thông tin thu thập gồm: i) tên loài cây (tên Việt Nam và tên khoa học); và ii) đường kính ngang ngực của cây. Số liệu được đo đếm sẽ được sử dụng cho: i) phân tích tổ thành loài; ii) phân bố cây theo cấp kính và loài cây; iii) thể tích lâm phần. Nhóm điều tra trong ô tiêu chuẩn nên bao gồm 3 cán bộ kỹ thuật. Một người ghi chép số liệu và hai người còn lại để làm công việc khác như xác định tên loài, đo đường kính ngang ngực của cây, đánh dấu cây sau khi đo. Các lao động địa 5 Theo Thông tư số 35/TT-BNN, rừng giàu là rừng có trữ lượng gỗ cây đứng từ 201 – 300 m 3 .ha, rừng trung bình là rừng có trữ lượng gỗ cây đứng từ 101 – 200 m 3 /ha. 9 phương cũng cần thiết để hỗ trợ phát tuyến điều tra, phát dọn thực bì v.v. Các bước đề xuất đo đếm trong ô tiêu chuẩn như sau: 1. Xác định tên loài (tên cây) nên được tiến hành trước khi bắt đầu đo DBH; 2. Sử dụng thước 1.3 m để đánh dấu vị trí đo DBH; 3. Sử dụng thước đo vanh để đo chu vi của cây tại vị trí đánh dấu (vị trí 1,3m); 4. Ghi chép tất cả thông tin đo đếm trong ô tiêu chuẩn và ghi chú những đặc điểm bất thường của cây (cây nhiều thân, cây bạch vè, đường kính bạch vè, chiều cao bạch vè, v.v) vào phiếu điều tra hiện trường nêu tại Phụ lục 01; 4. Đo đếm sinh khối tươi cây cá lẻ Khi công việc đo đếm DBH và tên cây trong ô tiêu chuẩn được hoàn thành, việc đo đếm sinh khối tươi cây tiêu chuẩn được thực hiện theo các bước sau: 1. Nhập số liệu DBH của các cây trong ô tiêu chuẩn vào bảng excel và phân nhóm kích thước các cây theo các cấp kính khác nhau. Khoảng cách giữa các cấp kính là 10 cm và các cấp kích cần xác định sẽ là: 5-15 cm; 15-25 cm; 25 – 35 cm; 35 – 45 cm; 45 – 55 cm; 55 – 65 cm; 65 – 75 cm; … 2. Lựa chọn ngẫu nhiên cây tiêu chuẩn trong mỗi cấp kính và từ các loài cây ưu thế về số lượng trong ô tiêu chuẩn. Tổng số cây tiêu chuẩn chặt hạ là 50 cây cho mỗi một kiểu rừng đo đếm. Số lượng cây tiêu chuẩn chặt hạ nên được phân đều cho các cấp kính hoặc số lượng cây tiêu chuẩn lấy theo tỷ lệ số cây của từng cấp kính NHƯNG số lượng cây tiêu chuẩn tối thiểu chặt hạ cho các cấp kính lớn là 3 cây cho 1 cấp kính; 3. Sau khi lựa chọn cây tiêu chuẩn cho mỗi cấp kính, sử dụng cưa xăng, dao hoặc rìu để chặt hạ cây theo quy trình khai thác; 4. Sau khi chặt hạ cây tiêu chuẩn, tiến hành đo chính xác: a. Đường kính tại gốc cây (vị trí 0.0 m) b. Đường kính ngang ngực (vị trí 1.3 m); c. Chiều dài men thân cây (từ gốc tới ngọn của cây); d. Chiều cao dưới cành (từ vị trí 0.0 m tới điểm phân cành chính của cây); e. Chiều dài men thân cây từ gốc (vị trí 0.0 m) tới điểm có đường kính 10 cm; f. Đối với cây có bạnh vè, đo chiều cao bạnh vè và đường kính bạnh vè. 5. Tách riêng biệt các phần của cây chặt thành các bộ phận: thân, cành nhánh và lá; 6. Sau khi tách các bộ phận của cây, sử dụng cân để cân và xác định khối lượng của thân, cành, lá cây và khối lượng bạnh vè (với cây có bạnh vè). 10 [...]... tại Phụ lục 02; Quy trình đo đếm sinh khối rừng tre nứa bằng phương pháp chặt hạ Ở Việt Nam, một số kiểu rừng tre nứa chính là: i) Nứa ( Schizostachyum sp); ii) Luồng (Dendrocalamus barbatus); iii) Vầu (Indosasa sp) Các nội dung dưới đây đưa ra các hướng dẫn cơ bản để thực hiện đo đếm sinh khối rừng tre nứa bằng phương pháp chặt hạ để xây dựng phương trình dự báo sinh khối rừng tre nứa 1 Chuẩn bị dụng... ô tiêu chuẩn 16 Đo đếm sinh khối gỗ cây chết bao gồm đo đếm sinh khối cây gỗ chết đứng và cây gỗ ngả trong rừng Đối với cây gỗ cây chết đứng, sử dụng cùng một ô tiêu chuẩn 1ha để xác định sinh khối cho cây gỗ cây chết đứng Đo đếm sinh khối cây gỗ chết ngả trên mặt đất được tiến hành theo phương pháp tuyến giao nhau do Harmon and Sexton 19967 đề xuất Các bước để thực hiện đo đếm sinh khối gỗ cây chết... phiếu điều tra ô tiêu chuẩn rừng gỗ 23 24 Phụ lục 02 Mẫu phiếu điều tra sinh khối cây gỗ cá lẻ 25 Phụ lục 03 Mẫu phiếu điều tra đo đếm rừng tre, nứa 26 Phụ lục 04 Mẫu phiếu điều tra sinh khối cây cá lẻ tre nứa Phụ lục 05 Mẫu phiếu điều tra đo đếm sinh khối thảm tươi cây bụi Phụ lục 06 Mẫu phiếu điều tra đo đếm sinh khối gỗ cây chết 29 Phụ lục 07 Mẫu phiếu điều tra đo đếm sinh khối thảm mục 30 Phụ lục... trình đo đếm sinh khối của cây cá lẻ bằng phương pháp chặt hạ vào phiếu điều tra nêu tại Phụ lục 02 5 Lấy mẫu phân tích sinh khối khô và khối lượng thể tích gỗ Mẫu để phân tích sinh khối khô được lấy ngay sau khi xác định xong trọng lượng tươi của từng bộ phận của cây (thân, cành, lá cây) Các bước lấy mẫu được thực hiện như sau: 1 Mẫu phân tích sinh khối khô: Yêu cầu lấy 03 mẫu cho mỗi cây tiêu chuẩn chặt. .. mẫu để tổng hợp kết quả đo đếm sinh khối tươi 2 Nhập và tổng hợp số liệu Nhập và phân tích số liệu là rất quan trọng để xây dựng phương trình tương quan sau này Công việc sau đây cần được thực hiện trong và/hoặc sau khi hoàn thành đo đếm ngoài hiện trường: 1 Nhập tất cả phiếu điều tra, đo đếm hiện trường vào excel Số liệu bao gồm số liệu đo đếm ô tiêu chuẩn và số liệu đo đếm sinh khối cây tiêu chuẩn;... dụng cưa tay hoặc dao sắc để cắt hạ cây đo đếm; 4 Sau khi chặt hạ cây tiêu chuẩn, đo chính xác đường kính tại vị trí 1.3m và chiều dài cây (chiều dài men thân); 5 Tách các bộ phận: thân, cành nhánh và lá cây và sử dụng cân để cân ngay trọng lượng của thân, cành nhánh và lá cây 6 Ghi chép cẩn thận tất cả thông tin về đo đếm sinh khối cây cá lẻ bằng phương pháp chặt hạ vào phiếu điều tra hiện trường... bon trong đất, tính bằng %; BD là dung trọng đất, tính bằng tấn/ m3 và SD là độ sâu tầng đất tính toán, tính bằng cm 3 Phân tích hồi quy Phương pháp để dự báo trữ lượng các bon rừng là sử dụng các phương trình tương quan Các phương trình tương quan sử dụng cho dự báo trữ lượng các bon được gọi là phương trình tương quan sinh khối Các phương trình hồi quy hoặc tương quan sinh khối là các mô hình toán... kết quả đo đếm sinh khối rừng được tiến hành Báo cáo nên bao gồm các phần chính như sau: i) Mô tả về khu vực nghiên cứu (các kiểu rừng, quản lý và sử dụng rừng, đặc điểm điều kiện tự nhiên, v.v); ii) Phương pháp sử dụng (phương pháp điều tra, dung lượng mẫu; phân tích số liệu, v.v); iii) Kết quả và thảo luận (tổ thành loài cây; phân bố loài cây theo DBH; phân tích sinh khối khô; phân tích khối lượng... nilon kéo ngẫu nhiên hai đường thẳng 50 m 2.3 Đo đếm sinh khối gỗ cây chết 1 Đo đếm sinh khối gỗ cây chết đứng a Trong ô tiêu chuẩn đã lập, xác định và đánh dấu tất cả các cây gỗ chết đứng; b Sử dụng thước dây và thước đo cao để đo đường kính ngang ngực và chiều cao cây; c Tất cả các thông tin cây gỗ chết đứng được ghi chép đầy đủ trong Phụ lục 06 2 Đo đếm sinh khối cây gỗ chết ngả trên mặt đất a Dọc theo... 08a Mẫu biểu nhập số liệu phân tích sinh khối khô cây gỗ 31 Phụ lục 08b Mẫu biểu nhập số liệu phân tích sinh khối khô tre nứa 32 Phụ lục 09 Mẫu biểu nhập số liệu phân tích tỷ trọng gỗ 33 Phụ lục 10 Mẫu biểu nhập số liệu phân tích mẫu đất 34 Phụ lục 11a Mẫu biểu nhập số liệu đo đếm sinh khối tươi rừng gỗ 35 Phụ lục 11b Mẫu biểu nhập số liệu đo đếm sinh khối tươi rừng tre nứa 36 . Hướng dẫn Đo đếm sinh khối rừng bằng phương pháp chặt hạ Dành cho cán bộ kỹ thuật Ngày 5 tháng 3 năm 2012 Bản dự thảo cho góp ý Hướng dẫn Đo đếm sinh khối rừng bằng phương pháp chặt hạ Dành. Các nội dung dưới đây đưa ra các hướng dẫn cơ bản để thực hiện đo đếm sinh khối rừng tre nứa bằng phương pháp chặt hạ để xây dựng phương trình dự báo sinh khối rừng tre nứa. 1. Chuẩn bị dụng cụ. kim ; và x) Rừng trồng bao phủ khoảng 13% diện tích rừng. Nội dung dưới đây cung cấp hướng dẫn cụ thể và các bước thực hiện đo đếm sinh khối rừng bằng phương pháp chặt hạ để xây dựng phương trình

Ngày đăng: 09/07/2014, 23:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Những từ viết tắt

  • Lời giới thiệu

  • Các thuật ngữ cơ bản

  • Quy trình đo đếm sinh khối cây cá lẻ bằng phương pháp chặt hạ

    • 1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu

    • 2. Thiết lập ô tiêu chuẩn

    • 3. Điều tra trong ô tiêu chuẩn

    • 4. Đo đếm sinh khối tươi cây cá lẻ

    • 5. Lấy mẫu phân tích sinh khối khô và khối lượng thể tích gỗ

    • Quy trình đo đếm sinh khối rừng tre nứa bằng phương pháp chặt hạ

      • 1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu

      • 2. Thiết lập ô tiêu chuẩn

      • 3. Điều tra trong ô tiêu chuẩn

      • 4. Đo đếm sinh khối tươi tre nứa

      • 5. Lấy mẫu cho phân tích sinh khối khô

      • Quy trình đo đếm sinh khối thảm tươi cây bụi, thảm mục, gỗ chết và lấy mẫu xác định trữ lượng các bon hữu cơ trong đất

        • 1. Đo đếm sinh khối thảm tươi cây bụi

        • 2. Thực hiện đo đếm sinh khối gỗ cây chết

        • 3. Đo đếm tính sinh khối thảm mục

        • 4. Phương pháp lấy mẫu phân tích các bon đất

        • Công việc tại phòng thí nghiệm, tổng hợp số liệu và phân tích hồi quy

          • 1. Công việc tại phòng thí nghiệm

          • 2. Nhập và tổng hợp số liệu

          • 3. Phân tích hồi quy

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan