Bài tìm hiểu về Điện Parthenon

9 3.4K 40
Bài tìm hiểu về Điện Parthenon

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. Lịch sử về Điện Parthenon: Điện Parthenon nằm ngay trung tâm của ngọn đồi và là biểu tượng vinh quang của nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Ngày nay, đền Parthenon đang được các nhà nghiên cứu thế giới và Hy Lạp tu sửa, người ta cố khôi phục một phần dáng vẻ ban đầu của nó. Công việc tu sửa Parthenon bắt đầu từ 20 năm trước và hiện có đến hơn 240 nhà chuyên môn tham gia vào công việc vĩ đại này. Điện Parthenon với trang trí tuyệt vời của Phidiat xứng danh là tác phẩm kiến trúc mỹ lệ nhất của Hy Lạp. Ngày nay, nhiều bộ phận kiến trúc đang loang lổ, đổ nát, song nó vẫn tồn tại nguyên vẹn trong tri thức và tình cảm của nhân loại. Plutarch vào thế kỉ I sau CN đã nói rằng: “ Như thể có một đời sống luôn nở hoa và một tinh thần không già cỗi đã truyền dẫn vào sự hình thành các công trình này”. Điện Parthenon ở Athens không những là thành tựu kiến trúc xuất sắc và sáng tạo mà còn là biểu tượng về sự độc lập,văn hóa và niềm tự hào của đất nước Hy Lạp. Điện nổi bật trong một khung cảnh điêu tàn. Năm 480 trước CN, người Ba Tư tràn vào tấn công thành Athens. Họ phá hủy các công trình tưởng niệm, thảm sát người dân thành Athens hàng loạt, cướp phá đền đài và nổi lửa đốt thành. Phải mất 30 năm mới được yên bình, thành Athens bắt đầu tự mình khôi phục thông qua một chương trình đổi mới và tái xây dựng đầy tham vọng do chính khách Pericles đề xướng. Đỉnh cao trong chương trình này là Điện Parthenon, khởi công năm 447 trước CN, chiếm vị trí nổi bật trên đồi Acropolis nằm trên phần còn lại của ngôi đền xây dựng trước đó. Điện sử dụng như một công trình ca tụng thành Athens cùng những thành tựu đạt được cũng như xem đây là một trung tâm thờ kính nữ thần Athena. Ngày nay, di tích Parthénon vẫn còn tuy không toàn vẹn nhưng vẫn là một điểm du lịch nổi tiếng Hy Lạp, là mẫu mực cho giới kiến trúc sư và nghệ thuật tạo hình trên thế giới đến học tập. Đền Athèna: Nữ Thần Athèna, một vị Thần nổi tiếng trong các truyền thuyết Cổ Hy Lạp, là người bảo vệ kinh đô nước Hy Lạp xưa (nay là thành phố Athènes, Thủ đô của Hy Lạp). Nhân dân đã xây dựng một quần thể kiến trúc tuyệt vời để thờ phụng Nữ Thần Athèna trên một ngọn đồi là Acropole. Do các kiến trúc sư Ictinos và Callicrates thiết kế, điện Parthenon kết hợp nhiều yếu tố kiến trúc theo phong cách chưa từng có trước đây. Với kích thước 69,5x 30,88 m với bệ đỡ hàng cột stylobate gồm tám cột Doric ở các đầu và 17 cột ở bên sườn. Phòng chính hay cella được chia hai. Người ta cho rằng đầu phía tây là một kho báu trong khi đầu phía đông lớn hơn đặt kho tượng khổng lồ Arhena bằng ngà và vàng, tác phẩm của Phidiat, một điêu khắc gia nổi tiếng nhất của Hy Lạp đương thời. Lối vào điện qua một cổng gồm 6 cột Doric. II. Quá trình xây dựng: 1. Tác phẩm điêu khắc: Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Điện Parthenon là tác phẩm điêu khắc chia thành 3 nhóm: thứ nhất, có các tượng chạm táo bạo trên trán tường hình tam giác ở 2 đầu; thứ hai, 92 ‘metopes’ hay ‘pa nô’ hình chữ nhật chạm trổ rộng hơn xen kẽ với nét chìm và đơn giản hơn chạy xung quanh ngoại thất của toàn bộ công trình nằm san sát bên dưới mái hiên Giera; nhóm sau cùng là trụ gạch liên tục dài 160m đặt cao phái rên bên trong dãy cột, quanh phần trên cùng của phòng trong Cella. Không có gì phải ngạc nhiên đối với một ngôi đền nguy nga được xây dựng tốn kém như thế. Người dân Athens yêu cầu Phidiat thiết kế và giám sát sự phối hợp các tác phẩm điêu khắc này. Ở tít trên các giàn giáo gỗ trên cao, Phidiat cùng ekip thợ của mình làm việc ròng rã trong 6 năm (khoảng 438- 432 trước CN) để chạm trỗ và tô màu các biểu tượng vốn được nhiều thế hệ sau này xem là biểu tượng cao nhất trong thành tựu Hy Lạp cổ đại, kể cả “đá cẩm thạch Ellgin” nổi tiếng, di dời khỏi Điện Parthenon năm 1801 chở về nước Anh. 2. Khai thác, vận chuyển đá: Ngoài các gối tựa mái gỗ, toàn bộ kiến trúc thượng tầng của Điện Parthenon- kể cả ngói lợp mái đều được xây dựng bằng đá cẩm thạch đẽo gọt từ các mỏ đá ở núi Pentelicon, cách đông bắc Athens 13 km. Nền móng lấy từ ngôi đền trước kia và số đá khai thác gần mỏ Piraeus. Tiến trình xây dựng Điện Parthenon bắt đầu ở mỏ đá. Người ta sử dụng một hệ thống gồm nêm và đòn bẩy sắt, chày vồ và sức người nạy các tảng đá ra khỏi tầng đá. Nơi nào có thể được thì người ta tận dụng các kẽ nứt tự nhiên để công tác nạy dời đá dễ dàng hơn. Chèn nêm vào trong các hốc ở rìa tảng đá muốn lấy, dùng chày vồ búa mạnh lên nêm. Cùng lúc, nhiều người dùng đòn bẩy gia tăng lực tác động lên tảng đá cho đến khi tảng đá long ra. Ít nhất phải có 4 người dùng nêm, 4 người dùng đòn bẩy. Thế nhưng nhiều tảng đá to hơn để làm các khúc đá lắp cột nặng đến 5- 10 tấn và mũ cột 8- 9 tấn cần đến số người đông hơn. Có lẽ sử dụng các thanh trượt để kéo các tảng đá không lồ ra khỏi khu mỏ đá: đòn bẩy phải đủ lực để nâng đá tảng sao cho rầm có thể trượt bên dưới để tạo thành thanh trượt. Đối với các khúc đá lắp cột có kích thước trung bình cần khoảng 28 người là đủ sức kéo một tải trọng trên thanh trượt ra khỏi khu mỏ đá đến xe bò để tải đá về Athen. Tư liệu văn học cho biết người ta dùng xe bò và la để tải đá từ mỏ về đồi Acropolis có lẽ xe bò phải đủ sức để chịu đựng các tảng dá nặng trên 10 tấn. Muốn kéo khúc đá ngắn lắp cột cỡ trung bình, ít nhất cần đến 33 con la và một người điều khiển nhóm, nếu đá to hơn và đường dốc nhiều hơn, phải huy động nhiều người hơn. Đẽo, gọt đá: Nếu không tạo dáng đá tại khu mỏ, phải thực hiện công việc này ngay tại hiện trường theo mục đích và vị trí trong sơ đồ tổng thể. Kết quả, không hề có chuyện 2 tảng đá giống nhau. Người ta đưa vào các đường cong và gốc nhỏ tùy theo tỉ lệ toán học xác định trước dùng để thiêt lập đối trọng và di chuyển trong toàn bộ chương trình và để chỉnh sửa tất cả những bất cập về thị giác. Các nghệ sĩ Hy Lạp thời xưa là những bậc thầy về nghệ thuật thị giác: những cột biên của công trình Parthénon lớn hơn khoảng cách các cột giữa một chút, tất cả những thủ pháp tài tình này đều nhằm điều chỉnh những sai số thị giác của một công trình đồ sộ trong không gian. Phần điêu khắc của Phidias ở Parthénon là những kiệt tác với một khối lượng lớn điêu khắc ở hai mái hồi, chín mươi hai hình điêu khắc trên khung mêtốp, 200m dải băng trang trí đầu cột. Tất cả những đường nằm ngang uốn cong hướng lên trên để tạo thành những mặt phảng hơi cuốn thành hình vòng cung. Các cột ngoại thất, mũ cột cùng các tường dài của phòng trong Cella nghiêng hướng vào trong so với chiều thẳng đứng. Các cột gốc cũng nghiêng hướng vào trong nhưng theo đường chéo góc. Tác động toàn bộ là một cấu trúc đầy sức sống và vững chãi, không có nét tinh xảo này thì công trình có vẻ nặng nề ở phần trên cùng, như thể sắp đổ xuống đối với người xem. Những người thợ xây có tay nghề chỉ hoàn thiện mặt dưới của các đoạn ngắn lắp cột và các chi tiết khác trong phần đá xây dựng những mấu lồi, những chỗ nhỏ nhô ra có tính toán trên tảng đá, dùng làm tay nắm khi di chuyển và nâng nhấc đá, khi đã vào đúng vị trí, người ta sẽ gọt phần lồi này đi. Sau đó những người thợ xây lại tiếp tục hoàn thiện. Thế nhưng, phải hoàn tất mũ cột trước khi nhấc vào đúng vị trí. Phải mất 9 năm mới xây được xong Điện Parthenon, với 230 000 tấn đá tảng được sử dụng. Điều này có nghĩa, hơn 70 tấn đá khai thác từ mỏ, vận chuyển, đẽo gọt và di chuyển đến hiện trường mỗi ngày. Thực tế, con số này có thể nhiều hơn và chưa tính đến các ngày nghỉ và lễ hội tôn giáo, cũng nhue chưa tính đến vật liệu khác ngoài số đá cẩm thạch. Chúng ta biết các má kẹp bắng sắt được sử dụng dể liên kết cả đá tảng xây dựng lẫn tác phẩm điêu khắc, gỗ dùng lợp mái và sơn các pho tượng cũng như chi tiết kiến trúc. Ngoài ra, các tác phẩm điêu khắc trên trán tường cũng chưa tính đến. Điều chắc chắn rằng ngay cả cách phỏng đoán cực kì kỹ lưỡng này, cũng cần rất nhiều toán nhân công. Phải có hơn một toán nhân công để di chuyển đá dể xây dựng từ xe bò đến khu vực làm việc, trong khi những toán khác dựng thẳng đá vào đúng vị trí. Các toán hoàn thiện các chi tiết kiến trúc khác nhau trên mặt đất và khi đá đã vào đúng vị trí. Đối với một khúc ngắn lắp cột cỡ vừa, tối thiểu phải cần đến 28 người để di chuyển đá trên một thanh trượt từ xe bò đến khu vực làm việc thích hợp. Một người thợ xây đẽo gọt khúc đá lắp cột trên mặt đất trong khi người thứ hai tiếp tục khâu hoàn thiện khi đã vào đúng vị trí. Phải cần đến nhiều người khác dùng cần cẩu kéo và dời đá đến vị trí. Người ta ước tính rằng xe bò đi từ mỏ đá Pentelicon về đến đồi Acropolis phải mất cả ngày. Nếu mỗi xe chở khúc ngắn lắp cột nặng khoảng 70 tấn, cần ít nhất 9 -14 xe, hơn 300 con la, 250 người vận chuyển, 18- 28 thợ xây và cùng hàng trăm người khác khai thác đá và nhấc tải trọng. Thật ra, Athens trưng dụng hầu hết thợ thủ công và nhân công trong thành. Họ phải chịu đựng nhiều năm để chiến đấu sự tàn phá của các tác động bên ngoài với ý thức, quyết tâm cao; đồng thời, đây cũng là dịp tái khẳng định sức mạnh của người dân Athens thông qua sự tuyên truyền của Nhà nước. Quy mô và tầm vóc của Điện Parthenon cũng cố thêm sự thịnh vượng, năng lực và vinh quang của người dân thành Athens. III. Cấu trúc Điện Parthenon: Điện Parthénon trên mặt bằng được chia làm ba phần rõ rệt: Pronaos (tiền sảnh), Naos (gian thờ, có chỗ để tượng nữ Thần Athèna phần cuối) và Opictodom (Phòng để châu báu). Ngôi đền có hành lang cột bao quanh, hai mặt chính có tám cột, dùng thức cột Dorich, và do chú ý đến sự tương quan đến kích thước con người, nên trông dáng vẻ rất sáng sủa, cao sang nhẹ nhàng và gần gũi. Công trình dùng loại đá cẩm thạch trắng, có mặt bình thường lạnh và dịu, nhưng tiếp xúc với ánh nắng hay hơi ẩm thì bề mặt trở lên sáng hơn và ẩm hơn các phần trên của mái - bộ phận sơn tường hình tam giác với các chi tiết trang trí lại được dùng màu sắc mạnh mẽ để bộc lộ vẻ hào hoa rực rỡ. Narthéno có kích thước 30x 70 mét ngoài những giá trị về kiến thức, về điêu khắc cũng rất có giá trị. Điện Parthenon từng là một kiệt tác về sắc màu Nếu người Hy Lạp cổ đại bán bưu thiếp cho du khách từ 2.000 năm trước, họ đã có những bức ảnh sặc sỡ miêu tả nhiều góc nhìn khác nhau của di tích lịch sử nổi tiếng này. Các nhà khảo cổ cho biết rất nhiều phần đổ nát bây giờ khác xa so với nguyên gốc. Nhiều phần được sơn màu sặc sỡ đã nhạt phai dần theo thời gian. Họ tin rằng điện thờ Parthenon ở Athens từng được bao phủ bởi các mảng màu sáng rực. Từ lâu, người ta vẫn biết rằng điện thờ cẩm thạch hoành tráng này, nằm trên đỉnh của vệ thành Athens, đã được sơn màu. Những cuộc kiểm tra mới do nhà khảo cổ Hy Lạp và kỹ sư hoá chất Evi Papakonstantinou-Zioti thực hiện cũng khẳng định việc người xưa sử dụng những gam màu sáng như đỏ, xanh lá cây và xanh lam. Dấu vết của những màu sắc này đã được tìm thấy trong cuộc phục chế đang diễn ra tại ngôi đền được xây vào năm 432 trước Công nguyên. Đơn giản là thời tiết đã làm các màu phai nhạt theo thời gian, Sara Orel, trợ lý giáo sư lịch sử nghệ thuật tại Đại học Truman ở Missouri, nhận định: "Ánh nắng mặt trời, gió cát và những tổn hại do sự ô nhiễm của thời nay là những thủ phạm chính", Orel nói. Hiện tượng này cũng có ở những tác phẩm nghệ thuật trên hầu hết các công trình cổ ở Ai Cập, chúng được sơn màu để nổi bật trên nền đá trắng. Ngày nay, những màu này hầu như không còn nhìn thấy. Một phần trong những bức chạm khắc tinh xảo nhất của Parthenon hiện nằm trên một phần thiết kế đặc biệt của Bảo tàng Anh ở London. Tác phẩm mang tên Elgin Marbles, có thể đã bị tước đi một số màu vì nguyên tắc thẩm mỹ khi đến London vào đầu thế kỷ 19. IV. Kết luận: Cái đẹp mẫu mực mà Phidias đạt được là sự hài hòa giữa thể chất và tinh thần của con người, mang tính chất nhân văn cao. Con người được ca ngợi và trở thành thước đo mọi giá trị thẩm mỹ. Điều ấy được thể hiện rõ nhất trên cái điêu khắc về sự ra đời của Athèna trên mái hồi phía Đông và cuộc chiến đấu giữa Athèna và Poseidon trên mái hồi phía Tây. Đền Parthenon xứng đáng là kiệt tác mẫu mực nhất về cái đẹp của kiến trúc Hy Lạp cổ điển, nó là chuẩn mực về kiến trúc và điêu khắc cho nghệ thuật phương Tây suốt hàng chục thế kỷ sau. Trên thế giới có lẽ không có một di tích cổ kính nào được chú ý và nghiên cứu nhiều bằng ngôi đền thờ Parthenon tại khu vực chính của ngọn đồi Acropolis tại thủ đô Athens của nước Hy lạp.Tuy không cổ xưa bằng Kim tự Tháp Ai cập nhưng ảnh hưởng văn hóa và lịch sử của Parthenon thì lớn hơn nhiều. Kiến trúc của Parthenon hết sức quen thuộc với người dân Mỹ vì được dùng làm mẫu cho rất nhiều công trình kiến trúc ở Mỹ và các nước Tây Âu ví dụ như các cơ sở kiến trúc như Tối cao pháp viện, Tòa Bạch Ốc, Ngân khố, các đài kỷ niệm Lincoln, Jefferson ở Washington đều rập theo khuôn mẫu của Parthenon được in hình đằng sau các tờ giấy bạc 5 , 10,20 USD và cả đồng 1 penny tuy rằng con số các cột đá thì khác nhau. Sở dĩ Parthenon được dùng làm khuôn mẫu cho các kiến trúc sư Tây Phương là vì đài này được xây dựng vào lúc văn minh Hy lạp lên tới cực điểm và sau này đã sinh ra các nền văn minh của Tây Âu như La Mã, Anh, Đức, Pháp cho đến tận ngày hôm nay sang tận bên Mỹ. Văn minh cổ Hy lạp và La Mã được coi là nguồn gốc của văn minh Tây Phương cũng như văn minh Trung Nguyên là nguồn gốc của phương Đông bên cạnh văn minh Ấn Hà Một số lớn các công trình kiến trúc trên khắp nước Mỹ hiện nay cũng dùng các cột đá của Parthenon làm mẫu mực tuy rằng kích thước có khác nhau và làm bằng những vật liệu khác trong khi Parthenon thì hoàn toàn dùng đá cẩm thạch lấy ra từ những ngọn núi ở bên cạnh thuộc bán đảo Attic. . I. Lịch sử về Điện Parthenon: Điện Parthenon nằm ngay trung tâm của ngọn đồi và là biểu tượng vinh quang của nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Ngày nay, đền Parthenon đang được các. Ellgin” nổi tiếng, di dời khỏi Điện Parthenon năm 1801 chở về nước Anh. 2. Khai thác, vận chuyển đá: Ngoài các gối tựa mái gỗ, toàn bộ kiến trúc thượng tầng của Điện Parthenon- kể cả ngói lợp mái. Nhà nước. Quy mô và tầm vóc của Điện Parthenon cũng cố thêm sự thịnh vượng, năng lực và vinh quang của người dân thành Athens. III. Cấu trúc Điện Parthenon: Điện Parthénon trên mặt bằng được

Ngày đăng: 09/07/2014, 19:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Điện Parthenon từng là một kiệt tác về sắc màu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan