NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ ĐOÀN TNCS HCM

5 8K 70
NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ ĐOÀN TNCS HCM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH Phần 1 NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị-xã hội của thanh niên Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. 1. Huy hiệu Đoàn: - Ý nghĩa: Biểu thị sức mạnh, ý chí của thanh niên Việt Nam, tính xung kích của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Cờ Đoàn: - Nền đỏ - Hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần 3 (2/3) chiều dài. - Ở chính giữa có huy hiệu Đoàn. - Đường kính huy hiệu bằng hai phần 5 (2/5) chiều dài cờ. 3. Bài ca chính thức của Đoàn (Đoàn ca): - “Thanh niên làm theo lời Bác”. - Nhạc và lời của Hoàng Hòa. - Đoàn ca được sử dụng trong các dịp lễ, hội của Đoàn: Đại hội và trong sinh hoạt Đoàn. 4. Ngày thành lập Đoàn: 26-03-1931. I. MỤC ĐÍCH LÝ TƯỞNG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. II. TÍNH CHẤT ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH Điều lệ Đoàn khẳng định: “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị- xã hội của thanh niên Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện”. Điều này phản ánh đầy đủ Đoàn là một tổ chức thanh niên Cộng sản mang tính tiên tiến của giai cấp công nhân và tính quần chúng rộng rãi của thanh niên Việt Nam thông qua việc mở rộng các hoạt động có tính chất xã hội, mỗi đoàn viên và tổ chức cơ sở Đoàn thể hiện tính tiên tiến, vai trò nòng cốt của mình trong phong trào thanh niên và các hội của thanh niên. III. CHỨC NĂNG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH Đoàn có 3 chức năng: - Đoàn là Đội dự bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, Nhà nước và các ngành. Đoàn luôn luôn xác định nhiệm vụ của mình là đội quân xung kích cách mạng tích cực tham gia xây dựng Đảng và là người kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của Bác Hồ. - Đoàn là Trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, tạo môi trường đưa thanh niên vào các hoạt động giúp học tập rèn luyện và phát triển nhân cách, năng lực của người lao động mới phù hợp với yêu cầu cảu xã hội hiện nay. - Đoàn là Người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ. Chức năng này khẳng định rõ tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức của thanh niên, vì thanh niên. IV. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH Đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong hệ thống này Đảng là người lãnh đạo, Đoàn là một trong các tổ chức thành viên. - Đối với Đảng: Đoàn là hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, là đội dự bị tin cậy của Đảng, nguồn cung cấp cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng. - Đối với nhà nước: Đoàn là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi. - Đối với các tổ chức xã hội của thanh niên và phong trào thanh niên: Đoàn giữ vai trò làm nòng cốt chính trị trong việc xây dựng tổ chức tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam và các thành viên khác của Hội. - Đối với Đội TNTP Hồ Chí Minh: Đoàn giữ vai trò là người phụ trách Đội và có trách nhiệm xây dựng tổ chức Đội, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thiếu nhi, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động của Đội. V. NGUYÊN TẮC CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, được thể hiện như sau: Cơ quan lãnh đạo cao cấp của Đoàn đều do bầu cử lập ra, thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là Đại hội đại biểu hoặc Đại hội đoàn viên ở cấp ấy. Giữa hai kỳ Đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban chấp hành do Đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra. Giữa hai kỳ họp Ban chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban thường vụ do Ban chấp hành cùng cấp bầu ra. Ban chấp hành Đoàn các cấp có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với Đại hội hoặc hội nghị đại biểu cùng cấp, với Ban chấp hành Đoàn cấp trên, với các cấp ủy Đảng cùng cấp và thông báo cho Ban chấp hành Đoàn cấp dưới. Nghị quyết của Đoàn phải được chấp hành nghiêm chỉnh, cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức. Trước khi quyết định các công việc và biểu quyết của Đoàn, các thành viên đều được cung cấp thông tin và phát biểu ý kiến của mình, ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu các báo cáo lên Đoàn cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc song phải nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết hiện hành. Phần II HƯỚNG DẪN NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC ĐOÀN VIÊN A. ĐIỀU KIỆN THỦ TỤC KẾT NẠP ĐOÀN VIÊN I. ĐIỀU KIỆN KẾT NẠP ĐOÀN VIÊN Thanh niên Việt Nam tuổi từ 15 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được học và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn, có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp Đoàn. II. THỦ TỤC KẾT NẠP ĐOÀN VIÊN 1- Thanh niên vào Đoàn tự nguyện viết đơn, báo cáo lý lịch của mình với Đoàn 2- Được nghiên cứu Điều lệ Đoàn và được trang bị những hiểu biết cơ bản về Đoàn trước khi kết nạp 3- Được một đoàn viên như cùng công tác ít nhất là 3 tháng giới thiệu. - Đối với đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì do tập thể chi đội giới thiệu. - Đối với hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam thì do tập thể chi hội giới thiệu. 4- Được hội nghị chi đoàn xét đồng ý kết hợp với sự biểu quyết tán thành của quá nửa (1/2) so với tổng số đoàn viên có mặt tại hội nghị và được Đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định chuẩn y. III. QUY TRÌNH CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐOÀN VIÊN Bước 1: Thường xuyên tuyên truyền giới thiệu về Đoàn cho thanh niên thông qua các loại hình tổ chức và các phương thức hoạt động của Đoàn, Hội, Đội. Bước2: Xây dựng kế hoạch kết nạp đoàn viên - Lập danh sách thanh niên và đội viên lớn tuổi. - Phân loại thanh niên theo các tiêu chuẩn kết nạp đoàn viên để lựa chọn và bồi dưỡng đối tượng kết nạp. - Phân công đoàn viên giúp đỡ thanh niên, dự kiến thời gian bồi dưỡng và tổ chức kết nạp. Bước 3: Tổ chức bồi dưỡng, giúp đỡ đối tượng thanh niên vào Đoàn. a- Bồi dưỡng giao nhiệm vụ thông qua các hoạt động thực tiễn như: Các hoạt động kinh tế, các phong trào thi đua, các cuộc thi, hội thi tay nghề, thi thanh lịch, thi tìm hiểu, thi cán bộ Đoàn giỏi…Các hoạt động nhân đạo, từ thiện, tham quan dã ngoại, hội trại văn hóa thể thao…để bồi dưỡng thanh niên lựa chọn những thanh niên nhiệt tình gương mẫu để xét kết nạp. b- Mở lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đoàn cho thanh niên. (Ở những cơ sở không có điều kiện mở lớp tập trung thì có thể phát tài liệu để thanh niên tự nghiên cứu sau đó kiểm tra củng cố kiến thức bằng phưng pháp viết bản thu hoạch). Bước 4: Hướng dẫn đối tượng hoàn thiện thủ tục và nguyên tắc trước khi kết nạp. - Hướng dẫn thanh niên viết đơn và tự giới thiệu về bản thân với chi đoàn (Theo mẫu sổ đoàn viên) - Hội nghị chi đoàn xét, quyết định và báo cáo lên Ban chấp hành Đoàn cơ sở. Hồ sơ gồm có: + Sổ đoàn viên. + Giấy giới thiệu thanh niên vào Đoàn. + Đề nghị kết nạp đoàn viên của Ban chấp hành chi đoàn(Có phần trích biên bản họp chi đoàn) - Ban chấp hành Đoàn cơ sở ra quyết định chuẩn y kết nạp. - Chi đoàn tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới. - Hoàn chỉnh hồ sơ để quản lý đoàn viên, tiếp tục bồi dưỡng tạo điều kiện để đoàn viên mới rèn luyện, tiến bộ trưởng thành. B. TỔ CHỨC LỄ KẾT NẠP ĐOÀN VIÊN I. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TRANG TRÍ Khi có quyết định chuẩn y kêt nạp của Đoàn cấp trên, chậm nhất là 15 ngày sau, Ban chấp hành chi đoàn phải tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới. Lễ kết nạp đoàn viên được tổ chức trang nghiêm, gây ấn tượng sâu sắc cho đoàn viên mới. 1- Địa điểm: Có thể tổ chức ở phòng họp, phòng truyền thống hoặc những nơi có di tích lịch sử văn hóa, trong một cuộc sinh hoạt, hoạt động tập thể của chi đoàn. 2- Thời gian Cần chọn thời điểm thích hợp, thuận lợi và có ý nghĩa gắn với các ngày lễ lớn hay các hoạt động chi đoàn. Buổi lễ kết nạp phải đảm bảo đúng thủ tục, ngắn gọn nhưng không qua loa đại khái, đặc biệt không kéo dài gây nhàm chán. Trong buổi lễ, ngoài các thủ tục nội dung quy định có thể thêm một số nội dung khác nhưng phải kết thúc đúng lúc, đúng chỗ. 3- Trang trí Không cầu kỳ, rập khuôn máy móc. Nhất thiết phải có cờ Tổ quốc, cờ Đoàn hay huy hiệu Đoàn, và ảnh hay tượng Bác Hồ, có dòng chữ: “Lễ kết nạp đoàn viên mới”. Nên có hoa để tạo không khí trang nhã vui tươi, đẹp mắt. Cách trang trí tùy vào không gian và điều kiện cụ thể về địa điểm, nhưng phải đảm bảo cờ Đoàn hoặc huy hiệu Đoàn không đặt cao hơn cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Bác không đặt cao hơn cờ Tổ quốc và cờ Đoàn. Nếu kết nạp ngoài trời thì dùng hình thức cờ có cán, có người đứng cầm cờ giống như Nghi thức Đội. II. CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG + Chào cờ, hát Quốc ca và bài ca chính thức của Đoàn, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. + Bí thư chi đoàn hoặc đại diện Ban chấp hành chi đoàn báo cáo quá trình phấn đấu, đọc nghị quyết chuẩn y kết nạp của Đoàn cấp trên, trao quyết định, gắn huy hiệu và trao thẻ đoàn viên mới(Trường hợp kết nạp nhiều người phải tiến hành giới thiệu và công bố quyết định kết nạp từng người một). +Đoàn viên mới đọc lời hứa: “Được vinh dự trở thành đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh, trước cờ Tổ quốc, cờ Đoàn, trước chân dung của Bác Hồ vĩ đại, trước toàn thể các đồng chí tôi xin hứa: 1. Luôn phấn đấu vì mục đích lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. 2. Nghiêm chỉnh thực hiện Điều lệ Đoàn, tích cực rèn luyện để xứng đáng với danh hiệu đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh. 3. Giúp đỡ mọi người luôn luôn xứng đáng là người bạn tin cậy của thanh niên Việt Nam” (Trường hợp kết nạp nhiều người thì cử đại diện đọc lời hứa) + Đại diện người giới thiệu thanh niên vào Đoàn phát biểu, hứa tiếp tục giúp đỡ đoàn viên. + Đại diện thanh niên hoặc chi hội, chi đội phát biểu cảm tưởng. + Đại biểu Đoàn cấp trên hoặc cấp ủy phát biểu giao nhiệm vụ. + Chào cờ bế mạc. . NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH Phần 1 NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị-xã. viết đơn, báo cáo lý lịch của mình với Đoàn 2- Được nghiên cứu Điều lệ Đoàn và được trang bị những hiểu biết cơ bản về Đoàn trước khi kết nạp 3- Được một đoàn viên như cùng công tác ít nhất là. trong các dịp lễ, hội của Đoàn: Đại hội và trong sinh hoạt Đoàn. 4. Ngày thành lập Đoàn: 26-03-1931. I. MỤC ĐÍCH LÝ TƯỞNG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến,

Ngày đăng: 09/07/2014, 18:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ ĐOÀN

  • TNCS HỒ CHÍ MINH

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan