Vì sao chàng không muốn nghe bạn nói? ppsx

5 316 0
Vì sao chàng không muốn nghe bạn nói? ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vì sao chàng không muốn nghe bạn nói? Khi một (hoặc cả hai bạn) không lắng nghe nhau, sẽ là vấn đề của hôn nhân. Nếu tiếp tục giao tiếp kém thế này, hạnh phúc của bạn có thể bị rạn vỡ. Một số nguyên nhân đối phương không hứng thú với câu chuyện của bạn, từ About: Phương pháp truyền đạt của bạn chưa tốt - Nói dài dòng. “Nói dai” đồng nghĩa với nhàm chán. Hãy nhấn mạnh đến trọng tâm. - “Độc chiếm” các cuộc hội thoại với anh ấy. Cần cho chồng của bạn một cơ hội để nói chuyện. - Nếu bạn có tiền sử xúc phạm, đe dọa, bác bỏ hay thiếu tôn trọng quan điểm và cảm xúc của chồng bạn, anh ấy sẽ tự phòng thủ bằng cách không lắng nghe bạn. Nên tránh những điều này. - Nghĩ một đằng, nói một nẻo khiến chồng bạn mất niềm tin. Đừng ngạc nhiên vì anh ấy không coi trọng lời của bạn. - Nếu lời lẽ bạn tuôn ra luôn là giảng dạy, thuyết giáo, tra hỏi thì đối phương thấy mệt mỏi bởi lời răn dạy hay những câu hỏi dồn dập từ bạn. Đừng cố trở thành giáo sư trong cuộc hôn nhân của bạn. - Bạn có thể sử dụng quá nhiều từ bình luận như “không bao giờ”, “luôn luôn” và “suốt ngày” trong câu chuyện của mình. Kiểu nói “chụp mũ” thế chỉ đẩy chồng bạn cách xa bạn. Vì thế, hãy loại bỏ những từ vựng không cần thiết. “Nói dai” đồng nghĩa với nhàm chán - Chồng bạn không thích lắng nghe lúc bạn mệt mỏi, bận tâm đến những việc khác, xem tivi hoặc làm việc trên máy vi tính. Hãy tập trung vào cuộc đàm thoại với chồng bạn, đừng vừa nói vừa xao nhãng. - Bất kể một cuộc trao đổi về các vấn đề cũ kỹ trước đó đều trở nên nhàm chán. Do đó, tránh khơi lại chuyện cũ hoặc chủ đề đã nói rồi. - Đối phương sẽ mệt mỏi khi lời bạn nói luôn là phàn nàn, rên rỉ hoặc kể chuyện tiêu cực. Vì vậy, thử tích cực hơn. - Có thể do bạn không biết lắng nghe anh ấy. Thử kiểm tra kỹ năng nghe của riêng bạn. Lý do từ anh ấy - Chồng bạn có thể không quan tâm đến chủ đề bạn đang nói. Hãy hỏi xem chồng bạn muốn nói về cái gì. - Không đồng ý với những gì bạn nói nhưng lại không cởi mở khi đưa ra quan điểm của mình. - Đối phương phải nghe quá nhiều và đang bị quá tải thông tin. - Nếu bạn tự đưa giải pháp hay câu trả lời thì chồng bạn ngầm hiểu rằng, bạn đã làm tốt mọi chuyện, vậy thì anh ấy không cần tham gia. Có thể do bạn không biết lắng nghe anh ấy - Anh ấy lơ đãng cũng có thể đang tập trung tìm câu trả lời. - Cho rằng điều bạn nói không quan trọng. - Nghĩ rằng, phớt lờ sẽ tránh được tranh cãi. - Không muốn nghe bạn nói. - Anh ấy có khi chỉ dùng 50% bộ não để lắng nghe. Các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết, đàn ông chỉ lắng nghe bằng một nửa bộ não của họ trong khi phụ nữ lắng nghe với cả hai bên não. - Không thoải mái khi phải phản đối bạn. Hãy cho phép đôi bên có bất đồng vì như thế, anh ấy dễ dàng tranh luận hơn. - Khả năng chú ý của anh ấy quá ngắn. Theo một số nghiên cứu, thời gian cho một lần tập trung ở người lớn trung bình là 7 giây. Bạn thử tạm nghỉ rồi tiếp tục nói sẽ thu hút được chú ý của đối phương. Khi ấy, chồng bạn có thời gian đặt câu hỏi để làm rõ những gì bạn nói. - Bị gây phiền nhiễu bởi những chuyện khác khi bạn nói chuyện. - Nghe bạn nói nhưng lại không làm theo yêu cầu của bạn. Khi đó, bạn nghĩ ngay anh ấy không muốn lắng nghe nhưng thực ra ý của anh ấy là: “Không thích làm thế”. . Vì sao chàng không muốn nghe bạn nói? Khi một (hoặc cả hai bạn) không lắng nghe nhau, sẽ là vấn đề của hôn nhân. Nếu tiếp tục giao tiếp kém thế này, hạnh phúc của bạn có thể bị. những chuyện khác khi bạn nói chuyện. - Nghe bạn nói nhưng lại không làm theo yêu cầu của bạn. Khi đó, bạn nghĩ ngay anh ấy không muốn lắng nghe nhưng thực ra ý của anh ấy là: Không thích làm thế” Lý do từ anh ấy - Chồng bạn có thể không quan tâm đến chủ đề bạn đang nói. Hãy hỏi xem chồng bạn muốn nói về cái gì. - Không đồng ý với những gì bạn nói nhưng lại không cởi mở khi đưa ra quan

Ngày đăng: 09/07/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan