Đơn thân nuôi con - nhìn từ góc độ pháp luật ppsx

7 280 0
Đơn thân nuôi con - nhìn từ góc độ pháp luật ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đơn thân nuôi con - nhìn từ góc độ pháp luật Đã có không ít trường hợp hạnh phúc của người đang có gia đình bị đổ vỡ do người vợ phát hiện chồng mình có con ngoài giá thú Qua thực tế làm công tác tư vấn về hôn nhân và gia đình, tôi nhận thấy có khá nhiều phụ nữ, đa phần trong số họ là “quá lứa lỡ thì” hoặc kém nhan sắc…, có nhu cầu muốn có đứa con để hủ hỉ, đỡ tủi phận mình và nhất là về già có người chăm sóc, nuôi dưỡng. “Chọn mặt, gửi vàng” Ảnh: www.inmagine.com Khi nhà tư vấn khuyên “hay các chị có thể xin con nuôi”, họ lại không muốn, mà muốn đứa con đó phải mang chính dòng máu của mình. Và họ e ấp: “Tôi dự định “xin” người đàn ông nọ cho tôi một đứa con, ông ấy đã có gia đình. Tôi thỏa thuận với ông ấy là chỉ quan hệ để có đứa con thôi, không dan díu về tình cảm và tôi sẽ giữ bí mật mãi mãi không cho vợ ông ấy biết”. Lại cũng có trường hợp họ không muốn lén lút, mà muốn “xin” con công khai, đa số họ chọn những người đàn ông khỏe mạnh, đẹp trai, có học thức, giỏi giang, có nhân thân tốt, nổi tiếng… Đó có thể là các quan hệ giữa “thần tượng” với các fan, giữa sếp với nhân viên và giữa những người thân thích với nhau. Họ sẵn sàng làm “tờ cam kết”… mọi thứ, để không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc, uy tín, danh dự, địa vị xã hội… của người đàn ông ấy. Và rồi tất cả đều băn khoăn, liệu có được không? Có vi phạm pháp luật không? Có an toàn không? Cần thận trọng và cân nhắc kỹ Thật ra, mong ước để có một đứa con do chính mình sinh dưỡng là một mong ước chính đáng. Thế nhưng việc quan hệ chỉ để có con, nhất là với người đàn ông đã có vợ là vấn đề phức tạp mà các bên cần thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng. Về mặt pháp lý, nếu người phụ nữ quan hệ sinh lý với người đàn ông chỉ để có con, sau đó chấm dứt mọi chuyện, coi như đường ai nấy đi thì hành vi đó chưa coi là phạm luật. Để bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định: “Cấm người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”. Và Bộ Luật Hình sự hiện hành cũng có quy định về tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng (điều 147). Theo đó chỉ có hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng mới vi phạm điều cấm của Luật Hôn nhân và Gia đình và phạm vào tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Trên thực tế, không có ranh giới và cũng rất khó phân biệt việc chỉ quan hệ để có con với hành vi chung sống như vợ chồng. Ảnh: www.inmagine.com Trong xã hội cũng đã có không ít trường hợp hạnh phúc của người đang có gia đình bị đổ vỡ do người kia phát hiện chồng mình có con ngoài giá thú hoặc do ghen tuông… Hoặc sau khi có con, người phụ nữ “bẻ chìa” đòi người cha phải đứng tên trong khai sinh, hay kiện đòi cấp dưỡng, thừa kế…, dù rằng giữa họ có văn bản thỏa thuận, cam kết, nhưng đâu phải lúc nào văn bản đó cũng bảo đảm tính pháp lý, mặt khác sau này khi đứa trẻ lớn lên, lúc đó bản thân cháu cũng có quyền tự mình xin xác định cha, đòi quyền lợi… Đó là chưa nói đến yếu tố tâm, sinh lý và tình cảm giữa một người nam và một người nữ, khi đã có với nhau một đứa con chung. Cho nên đây là vấn đề mà luật pháp không khuyến khích. Dưới góc độ đạo đức xã hội, người phụ nữ vì một lý do nào đó mà muốn có con ngoài giá thú cần được xã hội giúp đỡ, cần được sự cảm thông, chia sẻ… hơn là sự dè bỉu hay búa rìu dư luận. LG. Huỳnh Minh Vũ (Trung tâm tư vấn HNGĐ) BÀ MAI THỊ BÍCH VÂN, Trư ởng ban Nữ công, LĐLĐ- TPHCM: Cần có cái nhìn cảm thông, sẻ chia! Trong cuộc sống hiện nay, vợ chồng vừa đi làm v ừa nuôi dạy một đứa trẻ đã rất khó khăn, huống chi ngư ời mẹ một mình nuôi con. Phụ nữ phải thay người đàn ông làm t ừ việc lớn nhất đến việc nhỏ nhất trong gia đình, s ự khó khăn, vất vả càng nhân lên gấp nhiều lần. Xã h ội cần quan tâm, tạo cơ hội cho những phụ nữ một mình nuôi con có việc làm, thu nh ập ổn định để họ có thể nuôi dạy con cái nên người. Mọi người cũng nên có cái nhìn c ảm thông, sẻ chia với các bà mẹ này vì họ đã gánh ch ịu rất nhiều mất mát, thiệt thòi hơn những người phụ nữ khác. Ri êng các tổ chức, đoàn thể nên có các h ọc bổng để khuyến khích, động viên những người phụ nữ này nuôi dạy con trở th ành những công dân có ích cho xã hội. ANH NGUYỄN THÀNH TÂM (Huyện Củ Chi- TPHCM): Chúng tôi biết ơn mẹ mình Anh em tôi là những đứa trẻ không cha d ù cha chúng tôi vẫn còn. Ông ấy đã có gia đình m ới, những đứa con mới và chưa hề trở về thăm chúng tôi lần n ào. Ngày cha ra đi, tôi – con trai lớn – tròn 3 tu ổi, em trai tôi mới 1 tháng tuổi, không nhớ rõ m ặt cha ra sao. Mẹ con tôi về sống nhờ nhà bà ngoại. Bà cũng nghèo khó lại cưu mang thêm ba mẹ con tôi nên càng lâm vào cảnh túng quẫn. Mẹ tôi l àm mọi việc để nuôi con, từ cắt lúa thuê, cấy mư ớn, trồng rau muống, rau lang gánh ra chợ bán. Ai kêu gì mẹ cũng l àm miễn sao có tiền nuôi con. Chúng tôi đư ợc ăn học tử tế từ những đồng tiền chắt chiu của mẹ. Tuy không đỗ đạt, gi àu sang nhưng gi ờ đây anh em tôi cũng có công việc ổn định và mẹ cũng sắp lên chức bà nội. Tuy không nói ra, nh ưng trong thâm tâm chúng tôi lúc nào cũng mang ơn s ự hy sinh trời bể của mẹ. HOÀI VY (Quận 3 – TPHCM) Thực tế cuộc sống không ủng hộ họ Điều mọi người đều nhận thấy là sự dũng cảm ở ngư ời phụ nữ quyết định có con một mình, nếu như không mu ốn nói họ liều lĩnh. Quyết tâm thực hiện ý định của m ình, điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ chấp nhận muôn v àn khó khăn về vật chất và dĩ nhiên là c ả những trở ngại về tinh thần. Trong trường hợp này, ngư ời phụ nữ cô độc bởi họ không tìm được sự nhất trí của những ngư ời thân trong gia đình. Ngay cả “đối tác” cũng sẽ quay lưng v ới họ, có thể theo như đúng thỏa thuận ban đầu giữa hai bên ho ặc cũng có thể do hoàn cảnh. Và tất nhiên, đ ứa trẻ ra đời sẽ thiếu thốn tình thương và chúng sẽ lớn lên như thế n ào trong ánh mắt còn thiếu thiện cảm của ngư ời đời? Thiết nghĩ, cho dù xã hội đã mặc nhiên công nh ận phụ nữ sinh con ngoài hôn nhân nếu như h ọ tự nguyện, thực tế cuộc sống vẫn chẳng ủng hộ thực trạng này. Hơn nữa, “ngư ời cha giấu mặt” chắc hẳn sẽ chẳng thể yên tâm khi bỏ b ê giọt máu của mình. Và hạnh phúc gia đình c ủa anh ta có lẽ sẽ lung lay cũng từ “sự giúp đỡ” của anh ta để m ột phụ nữ khác có con. . Đơn thân nuôi con - nhìn từ góc độ pháp luật Đã có không ít trường hợp hạnh phúc của người đang có gia đình bị đổ vỡ do người vợ phát hiện chồng mình có con ngoài giá. khi đã có với nhau một đứa con chung. Cho nên đây là vấn đề mà luật pháp không khuyến khích. Dưới góc độ đạo đức xã hội, người phụ nữ vì một lý do nào đó mà muốn có con ngoài giá thú cần được. công, LĐL - TPHCM: Cần có cái nhìn cảm thông, sẻ chia! Trong cuộc sống hiện nay, vợ chồng vừa đi làm v ừa nuôi dạy một đứa trẻ đã rất khó khăn, huống chi ngư ời mẹ một mình nuôi con. Phụ nữ

Ngày đăng: 09/07/2014, 13:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan