"Bố mẹ hãnh diện về tôi" pptx

5 253 0
"Bố mẹ hãnh diện về tôi" pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

"Bố mẹ hãnh diện về tôi" Trở về VN nhiều lần nhưng đây có lẽ là lần đặc biệt nhất khi Ann được trực tiếp giúp đỡ bà con. Là bác sĩ tình nguyện duy nhất chuyên ngành X-quang tàu bệnh viện USS Peleliu cập bến Đà Nẵng giữa tháng 7-2007, Ann nhiệt tình chẩn trị và giúp đỡ các thành viên trong đoàn khám chữa bệnh miễn phí cho người dân TP Đà Nẵng. "Tôi muốn giúp đỡ người nghèo nước mình nhiều hơn nữa. Tôi muốn trở về để giúp dài lâu" – Ann nói tiếng Việt với giọng Bắc khá chuẩn. Mong muốn dài lâu của Ann như thế nào? "Tôi muốn hợp tác với người VN, chẳng hạn như Đại học Y dược, các bệnh viện… để đưa bác sĩ giỏi từ Mỹ, những người tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng như Duke và Harvard, về giảng dạy tại VN, hoặc mời bác sĩ VN sang Mỹ học" – Ann chia sẻ. Ann cũng muốn vận động sự tài trợ từ các công ty, cá nhân ở Mỹ để mua thuốc men, dụng cụ cho các bệnh viện ở VN, và Ann khẳng định đó phải là thuốc mới, thiết bị mới chứ không phải hàng second- hand. Muốn làm được điều đó, Ann hi vọng tổ chức phi chính phủ (NGO) có tên Project Hope – nơi cô đang làm việc – sẽ nhanh chóng có mặt ở VN. "Các NGO khác không có chương trình này, ngoài ra Project Hope có rất nhiều nhà tài trợ là các công ty lớn nhỏ trên toàn nước Mỹ như GlaxoSmithKline, Baxter, Roche,… Năm ngoái họ tài trợ 131 triệu USD. Nhờ đó mà Project Hope có thể hoạt động ở 35 nước trên thế giới". Ann cho biết hiện nay Project Hope đang tiếp xúc với Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan của VN để xin giấy phép hoạt động. "Càng sớm bao nhiêu, tôi càng giúp được người nghèo ở các làng, vùng núi, biển… sớm bấy nhiêu. Tôi muốn xây dựng nhà thương, đào tạo bác sĩ… và cung cấp các thiết bị y tế mà VN cần" – Ann nói. Cô cho biết mình khá ngạc nhiên khi thấy Bệnh viện Đà Nẵng khá lớn và tốt nhưng "bệnh viện có 850 giường nhưng thường có tới trên 2.000 bệnh nhân, mấy bệnh nhân phải cùng nằm chung" – Ann kể. Sinh ra ở Mỹ, Ann khiến nhiều người ngạc nhiên về vốn tiếng Việt phong phú của cô. Khi được hỏi phản ứng của bố mẹ cô khi biết cô về VN khám bệnh miễn phí, Ann cố nhớ bằng được từ "hãnh diện" chứ không phải "tự hào" như người viết gợi ý, và hiếm khi cô phải dùng tiếng Anh thay thế khi nói chuyện. Ann tự gọi giọng của mình là giọng "Bắc kỳ” và giải thích: "Khi tôi còn nhỏ, bố mẹ đi làm đâu có thời gian trông nom mình. Chỉ có bà nội chăm sóc và dạy tiếng Việt. Khi đi học, bà nội cũng xin cô giáo cho vào lớp ngồi cạnh mình gần sáu tháng mới thôi". Thật ra, giọng Bắc của cô chính từ là mẹ – một bác sĩ nha khoa, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, còn bố là người gốc Hà Đông. Thượng nghị sĩ bang California Lou Correa từng nói: "Cộng đồng người Mỹ gốc Việt rất khác thường. Xa cách như thế nhưng không ngừng hướng tâm trí mình về quê hương. Họ tập hợp lại để giúp việc này việc kia. Rất ít cộng đồng di cư có khuynh hướng tìm lại nguồn gốc như vậy" – Ann chính là một phần của cộng đồng ấy và hình ảnh một cô gái – tiến sĩ xinh đẹp luôn mang trong mình biểu tượng quốc kỳ hai nước Việt – Mỹ hẳn sẽ còn làm lay động nhiều trái tim và kết nối được nhiều tấm lòng. . "Bố mẹ hãnh diện về tôi" Trở về VN nhiều lần nhưng đây có lẽ là lần đặc biệt nhất khi Ann được trực tiếp. nhiều người ngạc nhiên về vốn tiếng Việt phong phú của cô. Khi được hỏi phản ứng của bố mẹ cô khi biết cô về VN khám bệnh miễn phí, Ann cố nhớ bằng được từ " ;hãnh diện& quot; chứ không phải. đưa bác sĩ giỏi từ Mỹ, những người tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng như Duke và Harvard, về giảng dạy tại VN, hoặc mời bác sĩ VN sang Mỹ học" – Ann chia sẻ. Ann cũng muốn vận động

Ngày đăng: 09/07/2014, 13:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan