DANH CHO HS, GV ON THI VAO 10

13 228 0
DANH CHO HS, GV ON THI VAO 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1001 câu hỏi đáp về lịch sử Việt Nam 1. Ba vua trong câu ca dao "Một nhà sinh đặng ba vua/Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài" là những vua nào? Trả lời: Đó là Đồng Khánh (vua còn); Kiến Phúc (vua mất) và Hàm Nghi (vua thua chạy dài) Câu ca dao này nói về gia đình Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai - Hoàng tử thứ 26 của vua Thiệu Trị. Ông có 3 người con làm vua: - Vua Kiến Phúc: tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, con thứ ba của Kiên Thái Vương và bà Bùi Thị Thanh. Vua Tự Đức vì lúc bé bị bệnh đậu mùa, không có con nên đã nhận Ưng Đăng làm con nuôi. Sau này, Ưng Đăng lên ngôi, là vị vua thứ 7 của triều Nguyễn. - Vua Hàm Nghi: tên huý là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, còn có tên là Nguyễn Phúc Minh, con thứ 5 của Kiên Thái Vương và bà Phan Thị Nhàn. Là vua thứ 8 triều Nguyễn. - Vua Đồng Khánh: tên huý là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ, con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, đồng thời là con nuôi của vua Tự Đức. Là vị vua thứ 9 của triều Nguyễn. Trong 3 vua này thì vua Kiến Phúc chỉ làm vua được 8 tháng. Vua mất lúc mới 16 tuổi, chưa nạp phi, không có con cái. Vua Hàm Nghi chống lại quân Pháp, ban hịch Cần Vương, tổ chức kháng chiến nhưng thất bại. Vua phải chạy lên vùng núi Quảng Bình, Hà Tĩnh. Sau bị Pháp bắt đầy đi Algérie năm 1888. Vua Đồng Khánh lên ngôi năm 1885. Vua rất được lòng người Pháp nhưng chỉ ở ngôi được hơn 3 năm, mất ngày 28 tháng 1 năm 1889. Khi đó ông 25 tuổi. Câu ca dao này ra đời khi vua Đồng Khánh vừa lên ngôi. Vua Kiến phúc đã mất. Vua Hàm Nghi đang cùng quân Cần Vương chạy lên vùng núi. Do đó mới gọi là "vua còn, vua mất, vua thua chạy dài". 2. Vì sao nhà Nguyễn kiêng tên Hoa? Trả lời: Vì mẹ vua Thiệu Trị tên là Hồ Thị Hoa Từ đầu triều Nguyễn, tất cả các danh từ có từ “hoa” đều phải đổi. Vì thế mà chợ Đông Hoa thành chợ Đông Ba, tỉnh Thanh Hoa thành tỉnh Thanh Hoá, cầu Hoa bắc qua rạch Thị Nghè đổi thành cầu Bông, điệu hát “hoa tình” thành “huê tình”, “hoa lợi” thành “huê lợi”, “hoa viên” thành “huê viên”,… Vì sao có chuyện kiêng cữ và chuyển đổi ấy? Chuyện kể rằng: Năm 1806, Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm đến tuổi lập phủ thiếp. Vua Gia Long và Hoàng hậu Thuận Thiên đã chọn bà Hồ Thị Hoa (con gái của công thần Hồ Văn Bôi) cưới cho Hoàng tử Đảm. Hồ Thị Hoa có đủ các đức tính thục, thận, hiền, trinh; sống hết đạo hiếu kính. Bà được Hoàng đế và Hoàng hậu dành cho nhiều tình cảm yêu thương. Đến tháng 5/1807, bà sinh con trai đầu lòng, đặt tên là Miên Tông. Bà mất sau khi sinh con 13 ngày. Khi ấy, bà mới 17 tuổi. Mẹ mất, Miên Tông được gửi cho bà nội là Hoàng hậu Thuận Thiên nuôi cho đến trưởng thành. Thương xót cô con dân bất hạnh, vua Gia Long xuống dụ cấm triều đình và bá tánh từ nay không được nhắc đến từ “hoa” nữa. Những từ có chữ “hoa” thì phải chuyển đổi thành ba, huê, bông, hoá,… để khỏi phạm huý. Năm 1820, Hoàng tử Đảm lên nối ngôi, lấy niên hiệu Minh Mạng. Năm 1841, người con mất mẹ lúc 13 ngày tuổi Miên Tông lên ngôi, niên hiệu là Thiệu Trị. Vua Thiệu Trị đã làm nhiều việc để làm tròn đạo hiếu đối với người mẹ bạc mệnh. Đặc biệt nhất là triều đại của ông và con cháu của ông sau này đã triệt để kiêng kỵ tên “Hoa”, tên huý của mẹ ông. Việc kiêng kỵ ấy còn ảnh hưởng cho đến ngày nay. (Theo Nguyễn Đắc Xuân – Chuyện các bà trong cung Nguyễn). 3.Tiền giấy được phát hành ở nước ta dưới triều đại nào? Trả lời: Triều Trần Nhiều người vẫn nhầm lẫn nghĩ rằng tiền giấy được phát hành đầu tiên ở nước ta vào triều Hồ. Có thể, Hồ Quý Ly là người đóng vai trò quyết định trong việc ban hành tiền giấy, nhưng tiền giấy được phát hành lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1396 (dưới thời vua Trần Thuận Tông). Về việc này, nhiều sử gia có những đánh giá rất khác nhau. Có người cho rằng Hồ Quý Ly cần thu đồng để đúc vũ khí. Cũng có người đánh giá cao cải cách tiền giấy của Hồ Quý Ly bởi cùng với tiền giấy, Hồ Quý Ly còn có những cải cách khác rất tiến bộ và có đóng góp rất lớn cho sự phát triển của toàn xã hội bấy giờ. Năm 1400, Hồ Quý Ly mới cướp ngôi nhà Trần lập ra nhà Hồ (1400 - 1407). 4. Tổng thống nước nào muốn đặt tên con là Hồ Chí Minh? Trả lời: Tổng thống Ghi Nê Sêcuturê Sêcuturê, Tổng thống Ghi Nê sang thăm Việt Nam theo lời mời với tư cách là khách của Hồ Chủ Tịch. Trong buổi mít tinh tiễn đưa tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, Sêcuturê hết lời ca ngợi và khâm phục Hồ Chủ Tịch. Ông phát biểu đại ý: Vợ tôi sắp sinh, nếu sinh con trai, tôi sẽ đặt tên con là Hồ Chí Minh. Sêcuturê quả thật rất chân thành và rất cảm phục Hồ Chí Minh nhưng ông ta chưa hiểu câu "nhập gia vấn huý" của phong tục nước ta. Liền đó Hồ Chủ Tịch trả lời lại rất khôn khéo, tài tình: "Bác không có vợ nên không có con, vậy Bác đề nghị các cháu thanh niên, nếu sắp tới, cháu nào có con trai thì đặt tên cháu là Sêcuturê!" Mọi người dự lễ đều vui cười thoải mái, phục tài đối đáp của Bác, vừa được lòng khách nước ngoài, vừa phù hợp với phong tục nước ta trong hoàn cảnh đó. (Theo 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam) 5. Chồng bà Trưng Trắc tên là Thi hay Thi Sách? Trả lời: Chồng bà Trưng Trắc tên Thi. Sách Thủy kinh chú viết "…Châu Diên lạc tướng tử danh Thi sách Mê Linh lạc tướng nữ tử danh Trưng Trắc vi thê" (nghĩa là: Con trai của lạc tướng Châu Diên tên là Thi hỏi [sách] con gái lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ). Từ "sách" trong câu trên vốn có nghĩa là "hỏi". Do nhầm lẫn, người đời sau đã ghép từ "sách" đó với từ Thi thành tên Thi Sách. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề này tại đây. 6. Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên vào thời gian nào? Trả lời: Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp (23/11/1940). Tác giả sáng tạo ra lá cờ nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh này là đồng chí Nguyễn Hữu Tiến (sinh ngày 5/3/1901 tại Hà Nam, hy sinh ngày 28/8/1941). Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông: "Hỡi những ai máu đỏ da vàng Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc Nền cờ thắm máu đào vì nước Sao vàng tươi, da của giống nòi Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi Hỡi sỹ nông công thương binh Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh". Lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng của hồn nước, lòng dân, của tình đoàn kết đời đời bền vững của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Nền đỏ tượng trưng cho màu nhiệt huyết cách mạng, màu chiến đấu và chiến thắng; màu vàng của ngôi sao tượng trưng cho sự sáng ngời của linh hồn dân tộc Việt Nam; năm cánh sao là sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp đồng bào chiến đấu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Lá cờ đỏ sao vàng, biểu tượng chung nhất của dân tộc Việt Nam, đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi người dân Việt. (Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam) 7. Tại sao người miền Nam lại gọi con trưởng là "anh hai"? Trong phương ngữ Nam bộ, người con trưởng trong gia đình được gọi là "anh hai / chị hai" mà không gọi là "anh cả / chị cả" như theo cách nói của người miền Bắc. Tại sao lại như vậy? Hiện nay có một số cách giải thích khác nhau về vấn đề này: Cách thứ nhất: Từ giữa thế kỷ thứ XVII, cư dân người Việt từ miền Bắc và miền Trung (đặc biệt là vùng Ngũ Quảng) được lệnh của chúa Nguyễn vào Nam khai hoang lập nghiệp. Những người con trưởng thường phải ở lại quê hương để thờ cúng ông bà tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, chăm nom nhà cửa, vườn tược, Những người ra đi thường là con thứ hoặc con út. Họ luôn nhớ về quê hương, xứ sở, nhớ về gia đình lớn vẫn còn đang sinh sống ở vùng ngoài Chính vì vậy, họ không xưng mình là Cả (vì thực tế anh Cả còn ở ngoài kia) mà xưng là Hai, rồi kế tiếp là Ba, Lâu dần, thành thói quen, họ sinh con đẻ cái và gọi đứa con lớn trong gia đình là bé Hai, thằng Hai chứ không gọi là thằng Cả, con Cả như ở ngoài Bắc. Cách thứ hai: Ở Việt Nam, làng xã là một đơn vị rất quan trọng. Ý thức quốc gia không mạnh bằng làng xã: "phép vua thua lệ làng". Khi bị Pháp chiếm làm thuộc địa, cơ quan cai trị ở mỗi xã miền Nam được gọi là Hội Đồng Tề, trong đó người đứng đầu được gọi là Hương Cả. Nếu gọi người con lớn nhất là “cả”, thí dụ: “Thằng cả đâu, vô đây biểu coi” thì vô tình đã gọi trùng với tên Hương Cả. Điều này có thể bị suy diễn là hỗn láo, mỉa mai và bị kết tội phạm húy. Vì vậy, người miền Nam tránh tiếng “cả” mà gọi người con lớn nhất là “anh hai” hoặc “chị hai”. (Trích bài “Tị húy trong sinh hoạt của người Việt Nam” - Phạm Văn Bân). Cách thứ ba: Cách giải thích này có liên quan đến “tứ bất lập” dưới thời chúa Nguyễn Ánh. Sau khi lên ngôi năm 1802, Nguyễn Ánh ban ra nhiều chính sách mà trong đó có “tứ bất lập” (bốn điều không) : không đặt ngôi hoàng hậu và đông cung thái tử, không tể tướng, không trạng nguyên và không phong vương cho người ngoài họ. Trong những điều không ấy, sở dĩ Nguyễn Ánh không phong hoàng hậu và đông cung là vì ông muốn dành trọn vẹn hai vị trí đó cho hai người mà ông yêu thương nhất, người vợ cả Tống Thị Lan và con trai cả Nguyễn Phúc Cảnh. Ngược dòng lịch sử, ta biết bà Tống Thị Lan là người vợ đã một lòng một dạ, cùng chia sẻ và đồng cam cộng khổ cùng Nguyễn Ánh khi ông thất thế, lúc còn phải trốn chạy nhà Tây Sơn. Còn Nguyễn Phúc Cảnh, khi mới 4 tuổi đã phải theo Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện giúp cha. Nguyễn Phúc Cảnh lúc đó không khác gì vật “thí thân”, ra đi mà chẳng biết có ngày trở về hay không. Về sau, hoàng tử Cảnh cũng đoản mệnh, mất vì bệnh đậu mùa. Nguyễn Ánh là người trọng tình, trọng nghĩa, ông muốn dành vị trí cao nhất cho hai người mà ông hết mực yêu thương này. Vì thế về sau, với ông không có gì là “thứ nhất” cả, dù có toàn vẹn thế nào thì cũng chỉ là “thứ hai” mà thôi, và ông muốn thực hiện điều ấy bằng những chính sách của mình. Phải chăng cách nói “anh hai / chị hai” bắt nguồn từ đây? (Nguồn: Internet) 8. Có ai biết "Ngũ Quảng" không? Hỏi: Có ai biết "Ngũ Quảng" không? Kể tên từng "Quảng " từ trong ra ngoài Trả lời: Ngũ Quảng gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức (Huế), Quảng Nam, Quảng Ngãi. "Ngũ Quảng" chỉ đất miền Trung Quảng Bình là Quảng ngoài cùng tính vô. Quảng Bình đất rộng, người thưa Cái tên tỉnh, từ xa xưa có rồi: Khi mà đất nước phân đôi Đằng trong chúa Nguyễn, đằng ngoài vua Lê Quảng Bình có Động Phong Nha và đất "Hai huyện" bao la lúa vàng Tiếp vào: Quảng Trị hiên ngang Cồn tiên, Dốc Miếu, rồi sang Đông Hà Dòng sông Bến Hải ruột rà Một thời chia cắt xót xa một thời Vĩ tuyến mười bảy ngăn đôi Nhưng không ngăn được tình người, nước non. Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn Di tích lịch sử mãi còn ghi công Biết bao xương máu anh hùng Đã để lại đã nằm cùng chốn đây Vào nữa là "Quảng Đức" này Cái tên đã đổi từ ngày Gia Long Sau thành tên tỉnh Thừa Thiên Một vùng đất đã ghi tên sử dài Cố đô nước Việt một thời Vàng son chìm nổi một thời Cố đô Về đây nhớ món bún bò món cơm hến Huế ngọt lừ bờ môi Kể ra được ba "Quảng" rồi Chỉ con 2 "Quảng" nữa thôi là về Đi vào đèo dốc quanh co Hải Vân mây núi lượn lờ biển xanh Bên kia đèo. Đó, Quảng Nam Một dải đất bao trang vàng sử xanh Nổi tiếng phố cổ Hội An Mỹ Sơn thánh địa. Chiêm Thành xưa kia Tháp Chiên Đài, tháp Bằng An Ngũ Hành Sơn đứng quan san bốn bề. Bây giờ Quảng Ngãi ta về Là nơi Núi Ấn - Sông Trà nhắc tên Là nơi Văn hoá Sa Huỳnh Đất lịch sử 3 ngàn năm nay rồi. Ngũ Quảng ơi! ngũ Quảng ơi! Nôm na chút có mấy lời viết ra! (sưu tầm) 10. Người lao động bắt đầu được nghỉ lễ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương từ năm nào? Trả lời: Năm 2007 Chiều 28-3-2007, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã cơ bản nhất trí với tờ trình của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 73 Bộ luật Lao động về việc cho phép người lao động nghỉ ngày Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 Âm lịch). Luật có hiệu lực từ năm 2007. Ngày 26-4-2007, người lao động cả nước bắt đầu được nghỉ lễ ngày Giỗ Tỗ Hùng Vương. 11. Chúa Chổm là ai? Hỏi: Ca dao có câu: Vua Ngô ba sáu tấn vàng, Chết xuống âm phủ chẳng mang được gì, Chúa Chổm uống rượu tì tì, Chết xuống âm phủ kém gì vua Ngô. Vậy chúa Chổm là ai, có thật ngoài đời không? Trả lời: Câu ca dao này nói đến nhân vật chúa Chổm, đó là tên gọi dân gian dành “tặng” cho vị vua thời Lê Trung hưng Lê Trang Tông. Vua có tên tục là Lê Ninh, còn có tên khác là Lê Huyến. Lê Ninh là con vua Lê Chiêu Tông với bà Phạm Hoàng hậu Phạm Thị Ngọc Quỳnh. Lê Trang Tông sinh năm Ất Hợi (1515), mất ngày 29.1 năm Mậu Thân (1548), thọ 33 tuổi, làm vua từ năm Quý Tỵ (1533) đến năm 1548. Ở ngôi 15 năm. Là vua khởi đầu nhà Lê Trung hưng với niên hiệu duy nhất: Nguyên Hòa. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập nên nhà Mạc, nhà Lê bị đứt đoạn một thời gian. Đến năm 1533 vua Lê Trang Tông lên ngôi mới nối lại được. Điều đặc biệt ở chỗ Lê Trang Tông - vị vua thứ 12 của nhà Hậu Lê lên ngôi không phải ở nước mình. Sau khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, Lê Ninh mới 11 tuổi được viên quan Lê Quán ẵm chạy loạn sang đất Ai Lao rồi được bề tôi cũ của nhà Lê là An Thành hầu Nguyễn Kim phò tá lập lên làm vua. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Qúy Tỵ, Nguyễn Hòa năm thứ một (1533). Mùa xuân tháng giêng, vua lên ngôi ở Ai Lao (tức nước Lào ngày nay – tác giả), đặt niên hiệu là Nguyên Hòa, tôn đại tướng quân Nguyễn Kim làm Thượng phụ Thái sư Hưng quốc công trưởng nội ngoại sự, lấy hoạn quan là Đinh Công làm Thiếu úy Hưng quốc công, ngoài ra người nào cũng được phong thưởng, để cùng lòng giúp đỡ. Lại giao kết với vua Ai Lao là Sạ Đẩu để nhờ quân và lương, mưu việc tiến lấy lại nước”. Vì sao Lê Trang Tông được dân gian ưu ái cho mỹ danh nghèo nàn Chúa Chổm? Chuyện này bắt nguồn từ giai thoại dân gian: Hồi nhỏ vua Lê Trang Tông có tên tục là Chổm, mẹ là cô bán rượu xinh đẹp người làng Kim Lũ ven sông Tô Lịch. Bố cô trước là một viên quan nhỏ của nhà Lê trước cảnh vua Lê Chiêu Tông chưa có con nối nghiệp, muốn con gái mình đổi đời liền bày cho cô đem rượu ra bán bên cạnh nhà tù giam vua Lê Chiêu Tông, chuốc rượu cho lính canh say mèm rồi được dịp lẻn vào tình tự với vua. Sau cô bán rượu có thai, vua Chiêu Tông liền giao cho cô chiếc ấn ngọc và bảo cô trốn đi, nếu đẻ con trai thì gặp dịp khôi phục lại nhà Lê. Chiêu Tông sau đó chết trong tay nhà Mạc. Cô gái bán rượu sinh ra được bé trai, đặt tên là Chổm. Nhà nghèo chàng Chổm phải đi làm thuê nuôi mẹ. Nhiều lần Chổm bán củi la cà ăn uống nơi các hàng quán ở cửa ô Thăng Long, lạ nỗi Chổm ăn mở hàng ở hàng nào thì hôm đó quán ấy bán đắt như tôm tươi. Một đồn mười, mười đồn trăm, các chủ quán nghĩ Chổm tốt vía nên thi nhau mời Chổm ăn mở hàng và sẵn lòng cho ăn chịu. Được thể, Chổm tiêu pha, ăn uống bạt mạng, nợ nần khắp nơi, người nào đòi thì Chổm bảo “Chờ lúc làm nên tôi sẽ trả”. Nhưng ai biết lúc nào Chổm làm nên. Bẵng đi thời gian sau Chổm (Lê Trang Tông) được làm vua, từ Ai Lao trở lại Thăng Long, khi kiệu vua đến cửa ô, các chủ hàng nhận ra đó là anh Chổm nợ vung nợ vãi ngày xưa nên thi nhau chào đón đòi nợ. Nợ nhiều, Chổm vẫn quen cái tính vung tay quá trán nên ai đòi cũng trả. Vua sai quân lính lấy tiền trả, nhưng chủ nợ thật nợ dỏm lẫn lộn nhiều quá mà vua thì không nhớ mình đã nợ ai, quan quân cứ thế vung tay trả tiền mãi không thôi, mệt quá đành vung tiền ném cho đám chủ nợ nhặt. Nhưng chủ nợ càng ngày càng đông như nêm cối. Đến cửa Đại Hưng một viên tướng bèn hạ lệnh “cấm chỉ” không ai được phép đòi nợ vua nữa. Tên ngã Tư Cấm Chỉ (ở cạnh Hàng Bông thuộc phố Tống Duy Tân, Hà Nội nay) cũng từ đó mà ra đời. Còn thành ngữ “Nợ như chúa Chổm” thì ăn liền với vua Lê Trang Tông. (Nguồn: Trần Đình Ba - Cử nhân khoa học chuyên ngành Lịch sử). 12. Tính đến nay, Quân đội nhân dân Việt Nam có bao nhiêu người được phong quân hàm Đại tướng? Trả lời: Tính đến tháng 7/2007, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có 12 vị được phong quân hàm Đại tướng. Cấp bậc quân hàm Đại tướng quân đội và công an do Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia ký quyết định phong cấp. Có 2 quân nhân được đặc cách phong quân hàm Đại tướng không qua các cấp trung gian là Võ Nguyên Giáp (1948) và Nguyễn Chí Thanh (1959). Các bạn có thể tham khảo Danh sách các Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam tại đây. 13. Tiến sĩ và tiến sĩ khoa học khác nhau như thế nào? Trong quy chế đào tạo sau đại học ở Liên Xô trước đây không có học vị thạc sĩ mà chỉ có học vị phó tiến sĩ và tiến sĩ. Ở Pháp cũng tương tự như Liên Xô nhưng tên gọi có khác: tiến sĩ đệ tam cấp và tiến sĩ quốc gia. Sau khi Liên Xô tan rã, ở Cộng hòa Liên bang Nga, người ta không còn phân biệt hai loại trên mà gọi chung là tiến sĩ. Ở Pháp cũng thế. Ở Việt Nam, trước năm 1990, ta theo quy chế của Liên Xô. Sau đó, nếu duy trì quy chế cũ, ta không giống nước nào. Do đó, Chính phủ ký quyết định chuyển tên gọi phó tiến sĩ thành tiến sĩ mà không phải là thạc sĩ vì thời gian đào tạo thạc sĩ chỉ 2 năm, còn phó tiến sĩ là 4 năm. Cũng theo quy chế của Liên Xô trước đây, một luận án phó tiến sĩ có giá trị tương đương với một luận án tiến sĩ thì Hội đồng chấm có thể đề nghị lên cấp trên cho nghiên cứu sinh hoàn chỉnh luận án để đưa ra hội đồng cấp trên cho phép đưa ra bảo vệ tiến sĩ. Còn bình thường, sau khi có bằng phó tiến sĩ, nghiên cứu sinh mới được bảo vệ tiến sĩ. Đổi tên gọi phó tiến sĩ thành tiến sĩ nhưng không để những tiến sĩ cũ bị cào bằng, người ta thêm từ khoa học phía sau để phân biệt. Vậy tiến sĩ khoa học được đánh giá cao hơn tiến sĩ. Lê Trung Hoa (SGGP Online) 14. Hiệu lệnh xung phong của đợt tổng công kích cuối cùng đêm 6/5/1954 tại Điện Biên Phủ là gì? Trả lời: Tiếng nổ của một tấn bộc phá trên đồi A1. Đêm ngày 5/5/1954, ta đưa vào lòng đồi A1 một tấn bộc phá, được chia thành những gói 20 kg. Sáng ngày 6/5/1954, tiểu đoàn 255 phòng ngự suốt 34 ngày đêm trên đồi A1 được lệnh rút qua đồi Cháy làm lực lượng dự bị. Đêm 6/5/1954, ta cho nổ khối bộc phá làm hiệu lệnh xung phong bắt đầu đợt tổng công kích cuối cùng tiêu diệt địch tại Điện Biên Phủ. 15. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Tuyên ngôn độc lập vào thời gian nào? Ở đâu? Trả lời: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập vào cuối tháng 8/1945 tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội. Sáng ngày 26/8/1945, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng. Trong cuộc họp này, Thường vụ quyết định một số chủ trương đối nội và đối ngoại trong tình hình mới, về việc sớm công bố danh sách thành viên Chính phủ lâm thời. Theo đề nghị của Hồ Chủ tịch, Thường vụ nhất trí mở rộng hơn nữa thành phần Chính phủ lâm thời, chuẩn bị Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể dân chủ cộng hòa. Ngày 30/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý kiến cho bản Tuyên ngôn độc lập do Người soạn thảo. Ngày 31/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ sung một số điểm vào dự thảo Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trong cuộc mít tinh trước hàng chục vạn đồng bào Thủ đô, tại vườn hoa Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 16. Bạn hãy cho biết ý nghĩa của quốc hiệu văn Lang! Trả lời: Hiện tại, ít nhất có ba cách giải thích khác nhau về ý nghĩa của quốc hiệu Văn Lang. Cách giải thích thuyết phục nhất: Văn Lang là cộng đồng người lập nghiệp bên lưu vực những con sông. Khoảng thế kỉ VII TCN, các vua Hùng đã dựng nên nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ nước ta. Đó là nhà nước Văn Lang. Quốc hiệu Văn Lang có ý nghĩa như thế nào? Đó là câu hỏi mà mỗi người con đất Việt muốn tìm hiểu khi nhìn lại cội nguồn dân tộc. Hiện tại, ít nhất có ba cách giải thích khác nhau về ý nghĩa của quốc hiệu Văn Lang: Cách thứ nhất cho rằng: Vì tổ tiên ta có tục xăm mình nên khi lập quốc mới nhân đó mà đặt quốc hiệu là Văn Lang. Cơ sở thực tiễn của cách giải thích này nằm ngay trong tính phổ biến của tục xăm mình từng tồn tại trước và cả sau thời Hùng Vương hàng ngàn năm. Sách Đới Kí của Trung Quốc gọi nước ta thời Hùng Vương là "Điêu Đề” cũng không ngoài ý nghĩa này (Điêu nghĩa là chạm, xăm; đề là cái trán. Điêu Đề là xăm hình vào trán. Thực ra lúc bấy giờ, dân ta không chỉ xăm hình vào trán). Cách thứ hai cho rằng: Vì tổ tiên ta có tục nhuộm răng và ăn trầu nên mới có tên nước là Văn lang. Những người chủ trương theo cách này giải thích: hai chữ "tân lang" (nghĩa là cây cau) nói trại ra thành Văn Lang. Cơ sở thực tiễn của cách giải thích thứ hai này chính là tính phổ biến và sự trường tồn của tục nhuộm răng và ăn trầu. Tuy nhiên, "tân lang" là từ gốc Hán mà từ gốc Hán chỉ mới xuất hiện ở nước ta bắt đầu từ thời Bắc thuộc, tức là sau sự khai sinh của Văn Lang rất nhiều thế kỉ. Vì vậy, cách giải thích này xem ra khó có thể thuyết phục được nhiều người. Cách thứ ba cho rằng: Văn Lang có nghĩa là cộng đồng người lập nghiệp bên lưu vực những con sông. Chỗ dựa chủ yếu của những người chủ trương giải thích theo cách này là kết quả nghiên cứu của ngành Ngữ âm học lịch sử. Theo đó thì: 1. Văn là người, nhóm người, tộc người, cộng đồng người,… 2. Lang là sông, đồng nghĩa với giang, với xuyên (trong âm Hán - Việt), với khoảng (trong tiếng Lào) và với kông (trong tiếng Khmer). Ghép lại, Văn Lang có nghĩa là cộng đồng người lập nghiệp bên lưu vực những con sông. Lập luận của những người chủ trương giải thích theo cách thứ ba được củng cố thêm bởi kết quả của hàng loạt những cuộc khai quật khảo cổ dọc theo lưu vực sông Hồng và sông Mã. Bởi lẽ này, cách giải thích thứ ba được nhiều người tán thành nhất. (Theo Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam - Tập 1) 18. Ai là nữ Tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam? Trả lời: Nguyễn Thị Duệ (hay Nguyễn Thị Du; ngoài ra, có người gọi bà tên Nguyễn Thị Ngọc Toàn, hiệu Diệu Huyền) là nữ Tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam. Hiện chỉ biết bà sống vào cuối thế kỉ 16, đầu thế kỉ 17, chưa rõ năm sinh và mất. Nguyễn Thị Duệ, quê xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Vốn là người thông minh, có nhan sắc nên mới hơn 10 tuổi, bà đã được nhiều nhà quyền quí đến xin hỏi cưới, nhưng bà không thuận. Năm 1592, Trịnh Tùng đem quân đánh chiếm kinh đô Thăng Long, nhà Mạc chạy lên Cao Bằng. Nguyễn Thị Duệ cùng gia đình đi theo. Là một người hiếu học, song luật lệ bấy giờ không cho phép con gái được học hành thi cử, Nguyễn Thị Duệ phải giả trai để dự việc đèn sách. Khoa thi tiến sĩ năm Giáp Ngọ (1594) bà mang tên giả là Nguyễn Du đi thi và đỗ đầu khi tuổi vừa 20. Đến khi mở yến tiệc chiêu đãi các tân khoa, vua Mạc Kính Cung thấy vị tiến sĩ trẻ dáng vẻ mảnh mai, mặt mày thanh tú nên dọ hỏi. Khi đã rõ chuyện, Nguyễn Thị Duệ không bị khép tội mà còn được vua khen ngợi Sau đó, vua vời bà vào cung để dạy các phi tần, rồi được tuyển làm phi: Tinh Phi (Sao Sa) và người ta quen gọi là “Bà Chúa Sao”. Năm 1625, quân Lê - Trịnh tiến lên Cao Bằng diệt nhà Mạc. Nguyễn Thị Duệ vào rừng ẩn náu, bị quân lính bắt được. Mến tài, vua Lê và chúa Trịnh vẫn cho bà trông coi việc dạy học trong vương phủ Năm 70 tuổi, Nguyễn Thị Duệ xin về nghỉ nơi quê nhà. Nguyễn Thị Duệ sống hơn 80 tuổi mới qua đời. Khi mất, người dân địa phương lập đền thờ, tôn bà làm phúc thần. 19. Ai là người đầu tiên cắm cờ chiến thắng trên dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4 năm 1975? Trả lời: Bùi Quang Thận Bùi Quang Thận (1948-) là người lính Giải phóng quân miền Nam đã cắm lá cờ chiến thắng đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên nóc dinh Độc Lập vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975. Bùi Quang Thận đi trên chiếc xe tăng 843 tiến vào dinh Độc Lập. Xe của ông bị kẹt tại cổng phụ. Ông mang cờ xuống xe, chạy bộ vào dinh. Cùng với chính trị viên đại đội Vũ Đăng Toàn trên xe tăng 390, hai ông là những người lính Giải phóng quân đầu tiên vào dinh Độc Lập. Khi xông vào dinh, do không nhìn thấy cửa kính trong suốt, ông đã lao đầu vào cửa và ngã bật ra phía sau. Vào trong dinh, Bùi Quang Thận đề nghị Vũ Đăng Toàn ở lại “canh chừng” các thành viên nội các Việt Nam Cộng hòa và chờ cấp chỉ huy đến, còn ông thực hiện cho được nhiệm vụ của mình là cắm cờ trên nóc dinh Độc Lập. Đại tá Chiêm, chỉ huy trưởng lực lượng phòng vệ phủ Tổng thống được lệnh dẫn Bùi Quang Thận cùng hai người đi theo hỗ trợ là Nguyễn Hữu Thái - cựu chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn và nhà báo Huỳnh Văn Tòng. Khi đại tá Chiêm dẫn vào thang máy để lên chỗ cắm cờ, ông đã không chịu vào thang máy do đây là lần đầu tiên được biết đến loại thiết bị này. Ông kể lại: "Lúc đó tôi thấy thang máy giống như cái hòm. Vào đó nó nhốt mình luôn, biết bao giờ mới ra được!". Sau khi nghe đại tá giải thích, ông đã cảnh giác yêu cầu đại tá vào trước để mình vào sau rồi lên cắm cờ. Bùi Quang Thận đã kéo lá cờ xanh đỏ sao vàng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, trên lá cờ ông đã viết và ký tên: "11g30 ngày 30-4. Thận". Sự kiện cắm cờ này được viết trong tác phẩm "Người cắm cờ trên Dinh Độc Lập" của Trần Đăng Khoa, in trong tập "Người thường gặp". 20. Ai là người kéo cờ trong lễ Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945? Trả lời: [COLOR="DarkSlateGray"]Đó là bà Đàm Thị Loan - đội viên đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và bà Lê Thi - nữ sinh Trường Đồng Khánh, Hà Nội.[/COLOR] Bà Đàm Thị Loan sinh năm 1926 tại Áng Giàng, Bình Long, Hoà An, Cao Bằng. Năm 1940, bà tham gia hội Việt Minh của xã, lấy bí danh là Thanh Xuân. Năm 1942, bà đi hoạt động cách mạng và là một trong số 34 đội viên đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có mặt trong lễ tuyên thệ ngày 22/12/1944. Sau này, bà trở thành phu nhân của Đại tướng Hoàng Văn Thái. Bà Lê Thi tên thật là Dương Thị Thoa, là con gái thứ tư của cố giáo sư Dương Quảng Hàm. Sau cách mạng tháng Tám, từ năm 1947 đến 1950, bà được tổ chức điều về hoạt động bí mật trong nội thành Hà Nội, âm thầm vận động bà con ủng hộ kháng chiến chống Pháp. Hòa bình lập lại, bà được cử đi học Trường Lý luận cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) khóa đầu tiên, sau đó ở lại trường và bắt đầu công việc nghiên cứu. Năm 1961, làm Viện trưởng Viện triết học, đến năm 1987, bà cùng đồng nghiệp xây dựng Trung tâm nghiên cứu gia đình và phụ nữ. Bà được Nhà nước phong hàm giáo sư năm 1991. 21. UNESCO công nhận Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh là Danh nhân văn hóa thế giới vào dịp nào? Trả lời: UNESCO công nhận Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh là Danh nhân văn hóa thế giới vào dịp kỉ niệm tròn năm sinh. Cụ thể: - Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820. Năm 1965, nhân kỉ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du, UNESCO đã tôn vinh ông là Danh nhân văn hóa thế giới. - Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442. Năm 1980, nhân kỉ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi, UNESCO đã tôn vinh ông là Danh nhân văn hóa thế giới. - Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh năm 1890, mất năm 1969. Năm 1990, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tổ chức UNESCO tôn vinh là Danh nhân văn hóa thế giới. 22. Tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên ở nước ta là tờ báo nào? [COLOR="DarkRed"]Trả lời: Tờ Gia Định báo Gia Định báo là tờ báo đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ, được ra mắt vào ngày 15 tháng 4 năm 1865 tại Sài Gòn. Đây là phương tiện truyền thông đầu tiên hoàn toàn mới mẻ, làm cho tiếng Việt mới có cơ hội phổ biến trong dân chúng. Gia Định báo phát hành trong phạm vi vùng chiếm đóng của thực dân Pháp lúc đó là 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ. Gia Định báo có khổ 25x32cm và giá 0,97 đồng/tờ. Thời gian đầu, báo ra mỗi tháng 1 kỳ vào ngày 15 hàng tháng. Báo ra mỗi tháng 2 kỳ, rồi mỗi tuần 1 kỳ, tuy nhiên ngày ra báo của Gia Định báo không cố định, khi thì thứ ba, thứ tư, lúc lại thứ bảy. Số trang của Gia Định báo cũng không cố định, khi thì 4 trang, lúc 12 trang. Nội dung chính của Gia Định báo ban đầu gồm 2 phần: công vụ và tạp vụ. Phần công vụ chuyên về các vấn đề chính trị, pháp lý, công quyền, đăng các công văn, nghị định, thông tư, đạo dụ của chính quyền thực dân; còn phần tạp vụ gồm các tin tức địa phương trên các lĩnh vực: kinh tế, tôn giáo, văn hóa - xã hội Bước đầu, Gia Định báo có mục đích chủ yếu là công cụ thông tin của thực dân Pháp ở Đông Dương với tư cách là một tờ công báo chuyên đăng các công văn, nghị định, thông tư, đạo dụ của chính quyền thực dân. Sau này, khi Trương Vĩnh Ký chính thức làm giám đốc, tờ báo mới được phát triển mục biên khảo, thơ văn, lịch sử Từ đó, báo không chỉ làm một tờ công báo đơn thuần nữa. Gia Định báo cũng có góp phần cổ động việc học chữ Quốc ngữ và lối học mới, mở đường cho các thể loại văn xuôi Việt Nam in bằng chữ Quốc ngữ, đặt nền móng cho sự hình thành báo chí Việt Nam.[/COLOR] 23. Chùa Diên Hựu là tên gọi khác của ngôi chùa nào? Trả lời: Chùa Một Cột Chùa Một Cột có tên chữ là Diên Hựu (phúc lành dài lâu) được xây dựng vào năm 1049 thời vua Lý Thái Tông. Tương truyền khi ấy vua Lý Thái Tông đã cao tuổi mà chưa có con trai nên nhà vua thường đến các chùa để cầu tự. Một đêm ông chiêm bao thấy Đức Phật Quan Âm hiện lên đài hoa sen ở một hồ nước hình vuông phía tây thành Thăng Long, tay bế đứa con trai trao cho nhà vua. Ít lâu sau hoàng hậu sinh con trai. Nhà vua cho dựng chùa Một Cột có dáng dấp như đã thấy trong giấc mơ để thờ Phật Quan Âm. 24. Ai là Trưởng phái đoàn Chính phủ Việt Nam dự Hội nghị Genève (về Đông Dương) năm 1954? [COLOR="DarkRed"]Trả lời: Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng Đồng chí Phạm Văn Đồng sinh ngày 1/3/1906 tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, mất ngày 29/4/2000. Đồng chí Phạm Văn Đồng là vị Thủ tướng Việt Nam tại vị lâu nhất (1955–1987). Ông giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976 và Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 cho đến khi nghỉ hưu năm 1987. Năm 1954, khi còn giữ chức vụ Phó Thủ tướng, đồng chí Phạm Văn Đồng được cử làm Trưởng phái đoàn Chính phủ Việt Nam dự Hội nghị Genève. [/COLOR] [...]... ngày 7 vào thành Thăng Long sẽ mở tiệc lớn Các ngươi hãy ghi nhớ lấy lời ta xem có đúng thế không?" 37 Trong kháng chiến chống Mĩ, nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã huấn luyện loại ong nào thành vũ khí đánh giặc? Trả lời: Ong vò vẽ Trong kháng chiến chống Mĩ, nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã huấn luyện ong vò vẽ để đánh giặc Người ta dùng một loại nấm dai xông tổ ong cho chúng mê ngủ rồi... vua trong 3 ngày Vua Lê Hoàn (Lê Đại Hành) có 4 Hoàng tử là Long Du, Ngân Tích, Long Việt và Long Đĩnh Lê Hoàn đã chọn người con thứ ba là Long Việt làm Thái tử, nhưng khi Lê Hoàn mất (tháng 3 /100 5), các Hoàng tử đánh nhau trong 7 tháng để tranh giành ngôi vua Tháng 10, Long Việt vừa lên ngôi được 3 ngày thì bị em là Long Đĩnh sai người vào cung giết chết, thọ 23 tuổi Nguyễn Phúc Ưng Chân lên ngôi... hỗ trợ cho nhau Từ Ba Đình, nghĩa quân có thể tỏa đi các nơi, kiểm soát các tuyến giao thông quan trọng trong vùng Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887) là một trong các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần Vương 34 Vị vua nào ở ngôi ngắn nhất trong lịch sử nước ta? Trả lời: Lê Trung Tông (100 5) và Nguyễn Dục Đức (1883) - đều làm vua trong 3 ngày Vua Lê Hoàn (Lê Đại Hành) có 4 Hoàng tử là Long Du,... cần bố trí Hàng ngày, một số người mặc đồ lính Mĩ, ngụy (bên trong có mặc đồ bảo hiểm, mặt lạ, ủng, găng tay, ) dùng cây chọc phá tổ ong để ong bay ra đốt Cứ tập liên tục như thế khoảng 1 tháng Khi đó, bộ đội và dân thường đi qua tổ ong thì không hề gì, nhưng lính Mĩ, lính ngụy đi qua thì hết bầy ong này đến bầy ong khác lao ra đốt Ong vò vẽ trở thành vũ khí đánh giặc độc đáo của ông cha ta 38 Tỉnh... Phước Long Tỉnh Phước Long được giải phóng hoàn toàn vào ngày 6/1/1975 Chiến thắng Phước Long đánh dấu những biến đổi quan trọng trong so sánh lực lượng giữa ta và địch từ sau Hiệp định Pari Chiến thắng Phước Long đã góp phần cho Trung ương Đảng đánh giá đúng tình hình khả năng của Mỹ nguỵ, đề ra chủ trương chiên lược, quyết tâm giành thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ Nó mở đầu cho cuộc... Nhân Tông sinh ngày 25 tháng 1 năm Bính Ngọ (106 6) tại kinh thành Thăng Long, lên ngôi tháng 1 năm Nhâm Tí (107 2), ở ngôi 55 năm, mất ngày 12 tháng 12 năm Đinh Mùi (1127), thọ 61 tuổi Lý Nhân Tông cũng là vị vua đặt nhiều niên hiệu nhất trong lịch sử nước ta Trong thời gian 55 năm ở ngôi, Lý Nhân Tông đã 8 lần đặt niên hiệu 29 Bạn hãy kể tên những người con rể của Hùng Vương thứ 18 (Hùng Duệ Vương)!... tư bản bằng hình ảnh con vật gì? Trả lời: Con đỉa Trong tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp" (1925), Hồ Chí Minh đã miêu tả bản chất "ăn bám" của chủ nghĩa tư bản bằng hình tượng "con đỉa hai vòi" Người viết: [COLOR="navy"]"Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa Nếu muốn giết con vật ấy người ta phải... lời: Năm 105 4 Nước ta mang quốc hiệu Đại Việt từ năm 105 4, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi Quốc hiệu Đại Việt tồn tại không liên tục qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn Từ năm 1804, nước ta không còn mang quốc hiệu Đại Việt nữa 28 Vị vua nào ở ngôi lâu nhất trong lịch sử Việt Nam? Trả lời: Lý Nhân Tông (ở ngôi 55 năm, từ năm 107 2 đến năm 1127) Lý Nhân Tông tên húy là Lý Càn Đức, là con của... một người con rất có hiếu Hàng tháng, ngày lẻ thì vua ngự triều, giải quyết mọi công việc triều chính, còn ngày chẵn thì vua vào vấn an sức khỏe mẹ (Hoàng thái hậu Từ Dũ) Từ việc lớn đến việc nhỏ, từ việc nước đến việc nhà, vua Tự Đức đều hỏi qua ý kiến của mẹ Khi bà Từ Dũ ban câu gì hay, nhà vua đều cho ghi chép lại, gọi là "Từ huấn lục" 36 Trước khi đại phá quân Thanh, vua Quang Trung cho quân ăn... nên những chiến công oanh liệt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc 31 Ai được coi là ông tổ của ngành quân giới nước ta? Trả lời: Cao Thắng Cao Thắng (1864 - 1893) là một trong hai thủ lĩnh tối cao của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (cùng với Phan Đình Phùng) Năm 1887, khi Phan Đình Phùng ra Bắc liên lạc với các lực lượng kháng Pháp, Cao Thắng được giao quyền chỉ huy nghĩa quân Trong một trận đánh thắng, đội quân . phù hợp với phong tục nước ta trong hoàn cảnh đó. (Theo 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam) 5. Chồng bà Trưng Trắc tên là Thi hay Thi Sách? Trả lời: Chồng bà Trưng Trắc tên Thi. Sách Thủy. Hoàng tử là Long Du, Ngân Tích, Long Việt và Long Đĩnh. Lê Hoàn đã chọn người con thứ ba là Long Việt làm Thái tử, nhưng khi Lê Hoàn mất (tháng 3 /100 5), các Hoàng tử đánh nhau trong 7 tháng để. học, song luật lệ bấy giờ không cho phép con gái được học hành thi cử, Nguyễn Thị Duệ phải giả trai để dự việc đèn sách. Khoa thi tiến sĩ năm Giáp Ngọ (1594) bà mang tên giả là Nguyễn Du đi thi

Ngày đăng: 09/07/2014, 12:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan