Giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường qua môn Địa lý

81 616 3
Giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường qua môn Địa lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bé Gi¸o dôc vµ ®µo t¹o ®¹i häc HuÕ Trêng §¹i Häc S Ph¹m PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC VŨ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG QUA MÔN ĐỊA LÍ Huế, tháng 1/2009 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU PHẦN I . NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG I. MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG I. MÔI TRƯỜNG 1. Khái niệm môi trường 2. Cấu trúc hệ thống môi trường 3. Chức năng hệ thống môi trường 4. Suy thoái môi trường 5. Ô nhiễm môi trường II. TÀI NGUYÊN 1. Khái niệm 2, Phân loại 3. Đánh giá tài nguyên III. PHÁT TRIỂN IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN V. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1. Khái niệm phát triển bền vững 2. Các nguyên tắc của phát triển bền vững 3. Các chỉ tiêu phát triển bền vững 4. Sử dụng hợp lí tài nguyên và tính bền vững 5. Tổng hợp những quan niệm khác biệt giữa hai hướng phát triển VI. GIÁO DỤC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 6 2 CHƯƠNG II. NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU VÀ Ở VIỆT NAM I. NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU 1. Biến đổi khí hậu toàn cầu 2. Suy giảm tầng ôdôn 3. Suy giảm đa dạng sinh học 4. Gia tăng dân số II. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM 1. Rừng bị suy giảm 2. Suy thoái và ô nhiễm đất 3. Ô nhiễm nước ngọt 4. Môi trường biển và vùng ven biển đang bị ô nhiễm 5. Đa dạng sinh học suy giảm 6. Môi trường ở các đô thị và khu công nghiệp tập trung đang chịu nhiều áp lực nặng nề 7. Ô nhiễm môi trường nông thôn 8. Các thiên tai (bão, hạn hán, lũ lụt, các thiên tai khác ) 9. Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường PHẦN II. GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ I. Mục tiêu GDBVMT ở trường phổ thông II. Những cách tiếp cận về GDBVMT và các khía cạnh GDBVMT III. Cơ hội giáo dục BVMT trong các môn học ở tiểu học và trung học cơ sở và các nguyên tắc cần quán triệt. IV. Một số phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong bài lên lớp ở trường phổ thông CHƯƠNG II. CÁCH VIẾT MỘT MẪU HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG I. Cách viết một mẫu hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong bài trên 3 Phần thứ nhất NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG I MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG I. MÔI TRƯỜNG 1. Khái niệm môi trường Khái niệm môi trường rất rộng bao gồm cả hệ thống tự nhiên lẫn nhân tạo. 4 UNESCO (1981) đã coi môi trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra ở xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động, đã khai thác những tài nguyên tự nhiên hoặc nhân tạo cho phép thoả mãn những nhu cầu của con người. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG MÔI TRƯỜNG (Sổ tay GDDS VIE 88/P10 - H. 1991) Theo R.C. Sharma, môi trường là tổng hợp của không khí ta thở, nước ta uống, lương thực ta ăn, trái đất ta tồn tại, thành phố, làng mạc, nhà cửa ta ở và các vật thể ta sử dụng và thải bỏ. Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam sửa đổi (2006) định nghĩa : "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật". Bách khoa toàn thư về môi trường (1994) đưa ra một định nghĩa về môi trường ngắn gọn : "Môi trường là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội - nhân văn và các điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động của con người trong thời gian bất kì". Theo định nghĩa này, có thể hiểu chi tiết môi trường gồm : - Các thành tố sinh thái tự nhiên : đất trồng trọt; lãnh thổ; nước; không khí; động, thực vật; các hệ sinh thái; các trường vật lí (nhiệt, điện, từ, phóng xạ). - Các thành tố xã hội - nhân văn : dân số và động lực dân số, tiêu dùng, xả thải; nghèo đói; giới; dân tộc, phong tục, tập quán, văn hoá, lối sống, thói quen vệ sinh; luật, chính sách, hương ước, lệ làng, ; tổ chức cộng đồng, xã hội, - Các điều kiện tác động (chủ yếu và cơ bản là hoạt động phát triển kinh tế) : các chương trình và dự án phát triển kinh tế, hoạt động quân sự, chiến tranh, ; các hoạt động kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, du lịch, xây dựng, đô thị hoá, ; công nghệ, kĩ thuật, quản lí, 5 Môi trường Bộ phận tự nhiên (Hoạt động sinh, hoá, lí) Bộ phận kinh tế - xã hội (Hoạt động kinh tế, chính trị, khoa học của con người) Tuỳ theo hướng tiếp cận của mỗi khoa học, môi trường có thể được phân ra một cách tương đối: môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo, môi trường xã hội. - Môi trường tự nhiên (natural environment) bao gồm các nhân tố vật lý, hoá học và sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người, hoặc ít chịu sự chi phối của con người. - Môi trường nhân tạo (artificial environment) bao gồm các nhân tố vật lý, sinh học, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người. - Môi trường xã hội (social environment) là tổng thể các quan hệ giữa người và người, thuận lợi hay gây trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng của con người. Trong khoa học, theo nghĩa rộng, môi trường được coi bao gồm các nhân tố như không khí, nước, đất, ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, nhân tố xã hội ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống con người và các tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sinh sống và sản xuất của con người. Theo nghĩa hẹp, môi trường chỉ gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội, trực tiếp liên quan đến cuộc sống con người, không xem xét đến tài nguyên trong đó. 2. Chức năng của hệ thống môi trường Hệ thống môi trường có 4 chức năng cơ bản: - Cung cấp nơi cư trú cho sinh vật và là không gian sống của con người; - Cung cấp nguồn sống cho sinh vật và tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người; - Chứa đựng và tự làm sạch chất thải; - Môi trường chứa đựng, cất giữ, lưu trữ các nguồn gen sinh vật. 3. Suy thoái môi trường [9] a) Quan niệm về suy thoái Suy thoái môi trường là sự giảm khả năng đáp ứng 4 chức năng cơ bản nói trên của hệ thống môi trường. Những biểu hiện của suy thoái môi trường gồm : - Mất an toàn nơi cư trú (do sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường và mất ổn định xã hội); - Cạn kiệt tài nguyên (do khai thác quá mức, sử dụng không hợp lí và do biến động điều kiện tự nhiên); - Xả thải quá mức, ô nhiễm. Suy thoái môi trường thường là quá trình chậm, khó định lượng chính xác, khó đảo 6 ngược, nên đòi hỏi phải được can thiệp bằng một chiến lược, bằng các chương trình phát triển bền vững. b) Nguyên nhân suy thoái - Biến động của thiên nhiên theo chiều hướng không thuận lợi cho con người như : lũ lụt, hạn hán, động đất, ; - Khai thác tài nguyên quá khả năng tự phục hồi; - Không xác định được quyền sử dụng/sở hữu tài nguyên; - Thị trường yếu kém; - Chính sách yếu kém; - Mô hình phát triển chỉ nhằm vào tăng trưởng kinh tế tiến tới xây dựng một xã hội tiêu thụ ; - Bùng nổ dân số, nghèo đói (hoặc xa hoa) và bất bình đẳng. 4. Ô nhiễm môi trường [9] a) Khái niệm Ô nhiễm môi trường là sự tích luỹ trong môi trường các yếu tố (vật lí, hoá học, sinh học) vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường, khiến cho môi trường trở nên độc hại đối với con người, vật nuôi, cây trồng. Ô nhiễm môi trường là yếu tố có thể định lượng được. - Yếu tố vật lí : bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, nhiệt, điện, từ trường, phóng xạ; - Yếu tố hoá học : các chất khí, lỏng và rắn; - Yếu tố sinh học : vi trùng, kí sinh trùng, vi rút. Tổ hợp các yếu tố trên có thể làm tăng mức độ ô nhiễm lên rất nhiều. b) Nguyên nhân Các tác nhân gây ô nhiễm xuất phát từ nguồn gây ô nhiễm, lan truyền theo các đường : nước mặt, nước ngầm, không khí, theo các vectơ trung gian truyền bệnh (côn trùng, vật nuôi), người bị nhiễm bệnh, thức ăn (của người hoặc động vật). Nguồn ô nhiễm gồm hai loại : - Nguồn điểm (ví dụ bãi rác, cống xả); - Nguồn diện (ví dụ khu vực nông nghiệp). Mặc dù chất gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên, nhưng phần lớn các nguồn ô nhiễm là từ nguồn nhân tạo, liên quan đến hoạt động sản xuất và hoạt động sống của con người. 7 Gần đây còn xuất hiện khái niệm "ô nhiễm văn hoá", "ô nhiễm xã hội" do hành vi và lối sống của con người, gây hại cho văn hoá, thuần phong mĩ tục và trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, chưa có tiêu chuẩn môi trường nào quy định các mức độ các hành vi này. II. TÀI NGUYÊN 1. Khái niệm Tài nguyên thiên nhiên là một khái niệm chỉ tất cả các nguồn vật liệu, năng lượng, thông tin có trên Trái Đất và có trong vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho lợi ích của bản thân và xã hội. Tài nguyên là một yếu tố làm nâng cao chất lượng cuộc sống. 2. Phân loại Có nhiều cách phân loại tài nguyên khác nhau: - Theo nguồn gốc, tài nguyên được chia thành hai loại : + Tài nguyên thiên nhiên : các dạng vật chất được tạo thành trong suốt quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên và sinh vật. Các dạng vật chất này cung cấp nguyên, nhiên liệu, hỗ trợ và phục vụ cho các nhu cầu phát triển của con người. + Tài nguyên nhân tạo: loại tài nguyên do lao động của con người tạo ra: nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ, đô thị, nông thôn, xa lộ, bến cảng và các của cải vật chất khác, - Theo môi trường thành phần (còn được gọi là Tài nguyên môi trường). Tài nguyên có tên gắn liền với dạng vật chất được sử dụng cụ thể, có : tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, - Theo khả năng phục hồi, tài nguyên được chia thành 3 loại : + Tài nguyên có thể phục hồi: tài nguyên khi khai thác, có thể phục hồi được, ví dụ: sinh vật, độ phì của đất, + Tài nguyên không phục hồi: tài nguyên sẽ mất đi, hoặc bị biến đổi không còn giữ lại tính chất ban đầu sau quá trình sử dụng. Ví dụ các loại khoáng sản, + Tài nguyên vô tận: tài nguyên được cung cấp hầu như liên tục và vô tận từ vũ trụ, ví dụ: năng lượng mặt trời, nước, không khí, 8 THÁC PHÚ CƯỜNG (TÂY NGUYÊN) Tuy nhiên sự phân chia này có ý nghĩa tương đối, vì nếu tác động con người vượt quá một giới hạn nào đó (giới hạn này được quyết định bởi chính khả năng môi trường sinh trưởng của tự nhiên) thì tài nguyên tái tạo được có thể trở thành không tái tạo, ví dụ hệ sinh thái vùng mưa nhiệt đới nếu mất đi thì khó có khả năng phục hồi nguyên dạng. Ngày nay các tài nguyên được coi là vô tận như nước, không khí cũng bị ô nhiễm trầm trọng ở khắp nơi trên Trái Đất. - Theo sự tồn tại, tài nguyên được chia thành : + Tài nguyên hữu hình : tài nguyên hiện diện trong thực tế, con người có thể đo lường, ước tính về trữ lượng cũng như tiềm năng khai thác, sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. + Tài nguyên vô hình : tài nguyên mà con người sử dụng cũng đem lại hiệu quả thực tế cao, nhưng nó tồn tại ở dạng "không trông thấy", có nghĩa là trữ lượng của dạng tài nguyên này chưa có thể xác định được mà chỉ thấy được hiệu quả của loại tài nguyên này mang lại (ví dụ : tài nguyên trí tuệ, tài nguyên văn hoá, tài nguyên sức lao động, ). 3. Đánh giá tài nguyên Tài nguyên được đánh giá theo nhiều cách khác nhau, với những mục đích khác nhau. Giá trị của tài nguyên được đánh giá cao hay thấp, tốt hay không thật tốt phụ thuộc vào trình độ khoa học kĩ thuật của thời đại và trình độ nhận thức của từng đối tượng khác nhau. Cùng một loại tài nguyên, nhưng ở thời đại nguyên thuỷ được xem là không cần, nhưng đến thời đại hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, lại trở nên hết sức cần thiết, ví dụ : dầu mỏ chẳng hạn, III. PHÁT TRIỂN Phát triển (development), hay nói đầy đủ hơn là phát triển kinh tế - xã hội (social - economic development) là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người bằng phát triển sản xuất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá. Các mục tiêu phát triển về vật chất và tinh thần của người dân một quốc gia trong một thời kỳ nào đó thường được cụ thể hoá bằng chỉ tiêu kinh tế như GDP/GDI (Tổng sản phẩm trong nước), GNP/GNI (Tổng sản phẩm quốc dân), sản lượng lương thực, nhà ở, giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học công nghệ, bình đẳng xã hội. Trên thế giới, để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia, người ta sử dụng một số chỉ tiêu khác nhau - GNP, GDP trên đầu người. Căn cứ vào GDP/GNPtrên đầu người để xếp các quốc gia vào nước phát triển, đang phát triển, phát triển kém. 9 - HDI (chỉ số phát triển con người) phản ánh tổng hợp 3 yếu tố chủ yếu là GDP bình quân đầu người, tỉ lệ biết chữ của người lớn và tuổi thọ bình quân. IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN Môi trường là tổng hợp các điều kiện cần thiết cho cuộc sống con người, là địa bàn và đối tượng tác động của phát triển. Phát triển là quá trình sử dụng và cải thiện các điều kiện sống của môi trường, là nguyên nhân tạo nên các biến đổi tích cực và tiêu cực đối với môi trường. Mối quan hệ giữa Môi trường và Phát triển ngày càng gây cấn: - Môi trường vừa là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên, nguồn sống cho con người, đồng thời là nguồn thiên tai, thảm hoạ đối với đời sống và hoạt động sản xuất của con người. - Để phát triển, con người phải lấy nguyên liệu, năng lượng từ môi trường. + Nếu khai thác cạn kiệt tài nguyên không phục hồi, hoặc khai thác vượt quá khả năng phục hồi của tài nguyên thì không còn tài nguyên cho sản xuất nữa, việc phát triển bị ngưng trệ hoặc bị triệt tiêu. + Mặt khác, quá trình phát triển đã thải vào môi trường những phế thải gây tác động xấu đến các thành phần của môi trường, làm giảm sút chất lượng môi trường, khiến cho sự phát triển gặp rất nhiều khó khăn. Có thể nói, phát triển đã gây ra nhiều vấn đề môi trường. Tuy vậy, phát triển là quy luật của sự sống, của tiến hoá trong thiên nhiên. Con người không thể dừng hay kìm hãm sự phát triển của xã hội loài người. Cách tốt nhất là phải tìm ra con đường giải quyết các mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển. V. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1. Khái niệm phát triển bền vững Con đường giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phát triển bền vững. Theo Uỷ ban quốc tế về Môi trường và phát triển (WCED - 1987), "Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau". Để đạt được phát triển bền vững, cần đạt được các mục tiêu : bền vững về môi trường, bền vững về kinh tế và bền vững về xã hội. + Bền vững về môi trường : Phải sử dụng, bảo vệ tài nguyên theo hướng tiết kiệm, nâng cao chất lượng tài nguyên, môi trường, đảm bảo nâng cao sự tái tạo của tài ngyên trong phạm vi khả năng tái tạo của chúng và giảm tiêu thụ những nguồn tài nguyên phi tái tạo. 10 [...]... thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định bảo vệ nhằm: bảo vệ một hay một nhóm loài động thực vật có nguy cơ bị tiêu diệt và nơi sống của chúng nhằm duy trì và phát triển các loài này về lâu dài Để bảo vệ các mục tiêu trong khu bảo tồn, con người có thể tiến hành một số hoạt động cho phép nếu nó không ảnh hưởng đến các mục tiêu bảo vệ Khu Bảo vệ cảnh quan (Protected Landscape or Scascape) : Là khu... Giải pháp - Quản lý đất đai + Việt Nam đã thông qua Luật đất đai (1987), trong đó ban hành những quy định, chế độ quản lý, sử dụng đất, chế độ khen thưởng và xử phạt + Tổ chức chặt chẽ bộ máy quản lý nhà nước để quản lý, bảo vệ đất đai, nắm chắc số lượng và đặc biệt là chất lượng đất + Chính sách quy hoạch vùng dân cư, bảo vệ đất rừng, chống du canh, du cư + Bảo tồn quỹ đất nông nghiệp Nhà nước cần phải... sinh thái tiêu biểu hoặc các hệ động thực vật còn tương đối nguyên vẹn được cấp nhà nước hay cấp thấp hơn ra quyết định bảo vệ nhằm: - Bảo vệ và duy trì các hệ sinh thái, các loại động thực vật trong điều kiện tự nhiên - Phục vụ nghiên cứu khoa học, quản lý môi trường và giáo dục Du lịch sinh thái ở đây bị hạn chế Khu Bảo tồn các loại hay sinh cảnh (Managed Nature Reserrve or Wildlife Sanctuary) :... hoạt động để vượt qua đói nghèo, cải thiện sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em, mở rộng quyền giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển chiến lược quốc gia vì sự phát triển bền vững, được coi trọng THUỶ ĐIỆN Y-A-LI 17 CHƯƠNG II NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU VÀ Ở VIỆT NAM I NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU 1 Biến đổi khí hậu toàn cầu a Hiệu ứng nhà kính - Khái niệm : Hiệu ứng nhà kính là hiện... xử phạt những nhà máy công ty vi phạm việc thải ra quá mức cho phép các khí độc; các nhà máy nhiệt điện, các cơ sở công nghiệp sử dụng nhiên liệu, than, dầu, cần phải có các thiết bị lọc để làm sạch khí thải trước khi đưa vào khí quyển + Cần có chính sách giáo dục thích hợp làm cho mỗi người đều hiểu được nghĩa vụ bảo vệ môi trường sống trong lành của mình, giảm tối đa việc thải ra môi trường những... kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái Rừng sản xuất được chia thành các loại: rừng sản xuất gỗ lớn, rừng sản xuất gỗ nhỏ, rừng sản xuất tre nứa và rừng sản xuất đặc sản + Rừng phòng hộ: được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái Rừng phòng hộ đầu nguồn phân bố dọc theo 39 con sông, trong đó có các lưu... cho đến khi đất hết mặn thì chuyển sang trồng các giống lúa mới - Nâng cao nhận thức về bảo vệ đất + Tăng cường công tác phổ biến kiến thức khoa học thổ nhưỡng, khoa học nông nghiệp cho mọi người: + Giáo dục ý thức và tinh thần tự giác, trách nhiệm bảo vệ môi trường nói chung và đặc biệt là bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên đất 3 Ô nhiễm nước ngọt a Tài nguyên nước Việt Nam là nước... theo Nguyễn Đình Hoè, Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo dục, 2006) VI GIÁO DỤC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Về bản chất, mục đích của phát triển bền vững nhằm vào việc đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt hơn cho các thế hệ cả hôm nay lẫn mai sau Phát triển bền vững là sự phát triển bao hàm các khía cạnh môi trường, xã hội và kinh tế Sự phát triển được xem là bền vững nếu đảm bảo được sự cân bằng... dục và tăng cường nhận thức là công cụ quan trọng để hướng tới sự phát triển bền vững Giáo dục vì sự phát triển bền vững là giáo dục nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và cải thiện khả năng của con người đáp ứng với những vấn đề môi trường và phát triển (UNESCO, 1998) Mục tiêu chung của giáo dục phát triển bền vững là đưa con người vào vị trí đóng vai trò tích cực trong việc tạo ra một hiệu quả bền vững... đẳng trong nội bộ thế hệ Con người trong cùng một thế hệ hiện nay có quyền được hưởng lợi một cách bình đẳng trong khai thác các nguồn tài nguyên, bình đẳng chung hưởng một môi trường trong lành và sạch sẽ Nguyên tắc này được sử dụng để xử lí mối quan hệ giữa các nhóm người trong cùng một quốc gia và giữa các quốc gia Nguyên tắc này ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong đối thoại quốc tế Tuy nhiên, trong . VŨ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG QUA MÔN ĐỊA LÍ Huế, tháng 1/2009 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU PHẦN I . NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG I. MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG I. MÔI. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG I. Cách viết một mẫu hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong bài trên 3 Phần thứ nhất NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG. nề 7. Ô nhiễm môi trường nông thôn 8. Các thiên tai (bão, hạn hán, lũ lụt, các thiên tai khác ) 9. Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường PHẦN II. GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG CHƯƠNG

Ngày đăng: 09/07/2014, 12:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bé Gi¸o dôc vµ ®µo t¹o

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan