CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA CẢI TIẾN (SRI) potx

8 551 3
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA CẢI TIẾN (SRI) potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA CẢI TIẾN (SRI) ỨNG DỤNG TRONG VỤ MÙA 2008 1. Kỹ thuật làm mạ, tuổi mạ khi cấy - Gieo mạ trên nền đất cứng hoặc trong khay. Để cấy 1 ha, cần khoảng 15 - 20kg hạt giống lúa gieo trên 300 - 400m 2 đất. Để cấy 1 sào (360m 2 ) cần 0,5 - 0,7kg hạt giống gieo trên 8 - 12m 2 đất. - Ngâm hạt giống sạch vào nước trong thời gian 24 giờ. Dùng bùn trộn đều với 7 - 10kg phân chuồng hoai mục, san đều trên mặt đất tạo thành luống với độ dày khoảng 2 - 3cm. Gieo hạt giống đã nảy mầm thật đều tay. Sau khi gieo 24 giờ, dùng nước bùn pha loãng tưới đều lên mặt luống; sau đó luống mạ cần được duy trì đủ ẩm bằng cách dùng bình tưới nước đè lên mặt luống, không được ngập luống mạ. - Sau 8 ngày (vụ Mùa) cây mạ được 2,5 lá, dùng xẻng xúc nhẹ (hoặc cắt luống mạ thành từng miếng) đem đi cấy trong ngày. 2. Kỹ thuật làm đất ruộng cấy. - Đất ruộng cấy phải được làm kỹ, nhuyễn, cày và bừa cấy 2 lần, san phẳng mặt ruộng trước khi cấy. - Trước khi bừa cấy lần cuối tiến hành bón lót phân chuồng, phân lân, không quá 20% phân đạm, trộn đều và vùi lại vào tầng đất canh tác, đồng thời san phẳng mặt ruộng trước khi cấy. Mức nước trong ruộng khi cấy khoảng 2 - 3cm. 3. Kỹ thuật cấy, mật độ, khoảng cách - Cấy 1 - 2 dảnh/khóm, dùng tay bẻ từng dảnh mạ, cấy nông tay theo khoảng cách đã xác định. - Mật độ tuỳ thuộc đặc tính của giống, chân đất. Các giống đẻ khoẻ, hoặc đất giàu dinh dưỡng (như ở các huyện đồng bằng: Vĩnh Tường, Yên Lạc, Mê Linh) mật độ cấy từ 30 - 35 khóm/m 2 ; các giống đẻ kém hoặc đất nghèo dinh dưỡng (thuộc các huyện vùng trung du, miền núi) mật độ cấy từ 40 - 45 khóm/m 2 . - Khoảng cách khóm này đến khóm kia theo lưới ô vuông (mắt sàng). Ghi chú: nếu nông dân không có điều kiện cấy theo mật độ như trên thì giữ nguyên mật độ cấy theo tập quán nhưng chỉ cấy 1- 2 dảnh/khóm. 4. Kỹ thuật sử dụng phân bón - Bón đủ lượng, đủ loại, cân đối phân đạm, phân lân, phân kali. Lượng phân bón: Dựa vào kinh nghiệm sử dụng phân bón của nông dân tiên tiến có cùng điều kiện sản xuất và quy trình chỉ đạo sản xuất trên cây lúa của địa phương. Nhìn chung lượng phân tính cho 1 sào khoảng: phân chuồng 300-350kg, phân lân 20-25kg, đạm 6-7kg, kali 5-6kg. Ở những ruộng đất chua và thường bị bệnh vàng lá sinh lý nặng bón 20-30kg vôi bột/sào. - Bón đúng cách và đúng thời điểm (theo bảng phụ lục thời gian, phương pháp bón phân). + Bón lót sâu phân chuồng, phân lân và 20% phân đạm trước khi bừa cấy. + Bón thúc lần 1 khi lúa bắt đầu đẻ nhánh và bón lần cuối cùng khi lúa ở giai đoạn tượng khối sơ khởi (TKSK) sử dụng bảng so màu lá lúa một lần ở giai đoạn tượng khối sơ khởi để quyết định lượng đạm cần bón bổ sung lần cuối. THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP BÓN PHÂN Loại phân Lượng phân Phương pháp bón Thời gian bón Loại đất Ghi chú - Phân chuồng - Phân lân - Phân đạm 100% 100% 20% Bón lót sâu Truớc khi c ấy Các loại đất - Kali 50% 50% Thúc đẻ 1 7 ngày Các loại đất - Sau khi cấy 5 - 7 ngày (vụ - Phân đạm Thúc đẻ 1 sau c ấy 7 ngày sau c ấy Thịt, phù sa mùa) mỗi ô nhổ 10 dảnh cái, nếu có một dảnh xuất hiện mầm mới thì bón thúc đẻ 1 (bắt đầu đẻ). - Phân đạm 30% 20% Thúc đẻ 1 Thúc đẻ 2 7 NSC 10 ngày sau thúc 1 - Cát pha - Cát pha - Như trên - Đẻ rộ - Kali - 50% Theo Lcc Bón đón đòng Tượng khối sơ khởi (TKSK) Các loại đất TKSK: Là lúc 10% dảnh cái có thắt eo đầu Phân đạm lá. 40 - 45 ngày sau cấy (khi có 10% dảnh cái có thắt eo đầu lá) bắt đầu so màu lá lúa bằng bảng so màu lá lúa (Lcc); nếu chỉ số màu trung bình từ 3 - 3,5 (lúa thuần) và 3,5 - 4 (lúa lai) thì tiến hành bón đạm; lượng đạm bón 30% số đạm còn lại, hoặc ít hơn, hoặc tăng thêm, tuỳ thuộc vào cây trồng hoặc thời tiết, 5. Kỹ thuật quản lý nước - Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng: Sau khi bón thúc lần 1 khoảng 6 - 7 ngày, rút cạn nước trong ruộng trong thời gian 7 - 10 ngày, sau đó cho nuớc vào ruộng với mức 3- 4cm khoảng 7 - 10 ngày. Cứ như vậy trong giai đoạn sinh truởng dinh dưỡng sẽ rút nước làm khô ruộng khoảng 2 lần (tuỳ theo thời tiết). - Giai đoạn sinh trưởng sinh thực: Từ 40 - 45 ngày sau cấy (giai đoạn TKSK) cho nước vào ruộng, giữ mức 4 - 5cm đến khi trước gặt 15 - 20 ngày rút cạn nước phơi khô ruộng đến khi gặt. Ghi chú: ở những nơi không có điều kiện quản lý nước như trên, thực hiện theo tập quán của địa phương. 6. Kỹ thuật quản lý sâu bệnh và cỏ dại. * Phòng trừ sâu bệnh - Chỉ phun thuốc trừ sâu khi có mật độ đến ngưỡng phòng trừ, có khả năng gây tổn hại đến năng suất lúa. + Sâu cuốn lá nhỏ: giai đoạn đẻ nhánh: >50 con/m 2 . Giai đoạn đòng - trổ: > 20 con/m 2 . + Sâu đục thân: > 0,3 ổ trứng/m 2 . + Rầy nâu, rầy lưng trắng: > 3000 con/m 2 . - Đối với bệnh hại: + Bệnh đạo ôn, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn phòng bệnh là chính; khi điều kiện thời tiết thích hợp cho bệnh phát triển nhất thiết phải dùng các loại thuốc có hiệu lực cao để phòng trừ khi lúa chớm bệnh. + Bệnh khô vằn nếu trên 10% số dảnh bị bệnh ở giai đoạn đòng thì tiến hành phun thuốc. - Các loại sâu, bệnh khác phun thuốc theo ngưỡng đã được quy định. - Phòng trừ cỏ dại: Có thể làm bằng tay, cào cỏ hoặc sử dụng thuốc trừ cỏ thích hợp theo điều kiện sản xuất của từng địa phương./. . CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA CẢI TIẾN (SRI) ỨNG DỤNG TRONG VỤ MÙA 2008 1. Kỹ thuật làm mạ, tuổi mạ khi cấy - Gieo mạ. đều và vùi lại vào tầng đất canh tác, đồng thời san phẳng mặt ruộng trước khi cấy. Mức nước trong ruộng khi cấy khoảng 2 - 3cm. 3. Kỹ thuật cấy, mật độ, khoảng cách - Cấy 1 - 2 dảnh/khóm,. từ 3 - 3,5 (lúa thuần) và 3,5 - 4 (lúa lai) thì tiến hành bón đạm; lượng đạm bón 30% số đạm còn lại, hoặc ít hơn, hoặc tăng thêm, tuỳ thuộc vào cây trồng hoặc thời tiết, 5. Kỹ thuật quản lý

Ngày đăng: 09/07/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan