ĐỀ thi Sinh Học Trường THPT Thị Xã Cao Bằng

2 367 0
ĐỀ thi Sinh Học Trường THPT Thị Xã Cao Bằng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sở GD-ĐT CAO BẰNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2009-2010 Trường THPT THỊ XÃ MÔN SINH HỌC LỚP 11 Thời gian: 45 phút(không kể thời gian giao đề) *********************************** Phần 1: Trắc nghiệm khách quan(3 điểm): (Phần chung cho cả 2 chương trình) Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau (mỗi câu đúng 0.25 điểm) Câu 1. Có thể phân chia sinh sản của thực vật thành các hình thức: A. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính; B. Sinh sản vô tính và sinh sản sinh dưỡng; C. Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính; D. Sinh sản hữu tính và sinh sản bằng bào tử. Câu 2. Sinh sản bằng bào tử có ở nghành thực vật nào? A. rêu, hạt trần; B. quyết, hạt kín; C.rêu, quyết; D. quyết, hạt trần Câu 3. Bào tử có đặc điểm: A. Mang bộ NST lưỡng bội và hình thành cây đơn bội; B. Mang bộ NST đơn bội và hình thành cây lưỡng bội; C. Mang bộ NST đơn bội và hình thành cây đơn bội; D. Mang bộ NST lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội. Câu 4. Thụ tinh kép xảy ra ở nhóm thực vật nào? A. Thực vật hạt kín; B.Dương xỉ; C.Rêu; D.Tảo. Câu 5. Hạt hình thành từ bộ phận nào sau đây? A. Noãn cầu; B. Túi phôi; C. Noãn sau thụ tinh; D.Bầu nhuỵ. Câu 6. Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín? A. tiết kiểm vật liệu di truyền(sử dụng cà 2 tinh tử); B. hình thành nội nhũ cung cấp dinh dưỡng cho phôi phát triển; C. hình thành nội nhũ chứa các tế bào tam bội; D. Cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kỳ đầu của cá thể mới. Câu 7. Thụ phấn là: A. quá trình chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhuỵ của hoa cùng loài B. nhân tế bào sinh dưỡng hoạt động tạo thành ống phấn C. nhân sinh dưỡng và nhân sinh sản di chuyển theo ống phấn tiếp xúc với noãn D. hai sinh tử kết hợp với nhân cực và trứng Câu 8. Sinh sản vô tính ở động vật có các hình thức: A. Phân đôi, nẩy chồi, phân mảnh, tái sinh; B. Phân đôi, nẩy chồi, phân mảnh, trinh sinh; C. Phân đôi, tái sinh, bào tử, sinh dưỡng; D. Phân đôi, tiếp hợp, phân mảnh, tái sinh Câu 9. Sinh sản vô tính thường gặp ở: A. Động vật đơn bào; B. Động vật đa bào; C. Động vật bậc thấp; D. Động vật bậc cao. Câu 10. Nhân bản vô tính là quá trình: A. Chuyển nhân của tế bào xôma và tế bào trứng đã lấy mất nhân kích thích phát triển thành phôi; B. Chuyển nhân của tế bào xôma vào tế bào trứng kích thích phát triển thành phôi. C. chuyển tinh trùng vào tế bào trứng kích thích phát triển thành phôi D. Chuyển tinh trùng vào tế bào trứng kích thích phát triển thành phôi. Câu 11. Trinh sinh là hình thức sinh sản A. Không cần sự tham gia của giao tử đực B. Xảy ra ở động vật bậc thấp C. Chỉ sinh ra những cá thể mang giới tính cái D. Sinh ra con cái không có khả năng sinh sản Câu 12. Thụ tinh chéo tiền hoá hơn tự thụ tinh, vì: A. Ở thụ tinh chéo, cá thể con nhận được vật chất di truyền từ hai nguồn bố mẹ khác nhau, tự thụ tinh chỉ nhận được vật chất di truyền từ một nguồn B. Tự thụ tinh diễn ra đơn giản, thụ tinh chéo diễn ra phức tạp C. Tự thụ tinh không có sự phân hoá giới tính, thụ tinh chéo có sự phân hoá giới tính(đực và cái) khác nhau D. Tự thụ tinh diễn ra trong môi trường nước, thụ tinh chéo diễn ra trong cơ quan sinh sản của con cái. PHẦN II: TỰ LUẬN (7 ĐIỂM): (học sinh học chương trình nào làm phần đề dành cho chương trình đó) A/ Phần dành cho chương trình cơ bản: Câu 13: (2 điểm): Con người có thể điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người bằng những biện pháp nào? Câu 14: (2 điểm): Sự khác nhau về đặc điểm, ý nghĩa giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật? Câu 15: ( 3 điểm): Ở động vật có những hình thức thụ tinh nào? đại diện, đặc điểm, ưu nhược điểm của từng hình thức thụ tinh. B/ PHẦN DÀNH CHO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO: Câu13: (2 điểm): Đặc điểm của phương pháp ghép mô tách rời vào cơ thể, điều kiện để ghép thành công mô tách rời vào cơ thể nhận. Câu 14: (2 điểm): Nêu tác động của hoocmôn đối với cơ chế điều hoà sinh trứng ở người. Câu 15: (3 điểm): 2 gen trong 1 đoạn phân tử ADN, gen thứ nhất mã hoá đựơc 1 phân tử protêin hoàn chỉnh gồm 198 axit amin, phân tử ARN sinh ra từ gen này có số lượng từng loại nuclêôtit rA: rU: rG: rX lần lượt phân chia theo tỉ lệ 1:2:3:4. Gen thứ 2 dài 2550 A có hiệu số giữa A với 1 loại nuclêôtit khác bằng 20% tổng số nuclêôtit của gen, phân tử ARN sinh ra từ gen này có 225 rU và 175 rG. a/ Hãy tính số lượng từng loại nuclêôtit của đoạn ADN đó b/ Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi phân tử ARN sinh ra từ các gen trên. . Sở GD-ĐT CAO BẰNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2009-2010 Trường THPT THỊ XÃ MÔN SINH HỌC LỚP 11 Thời gian: 45 phút(không kể thời gian giao đề) *********************************** Phần. phân chia sinh sản của thực vật thành các hình thức: A. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính; B. Sinh sản vô tính và sinh sản sinh dưỡng; C. Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính; D. Sinh sản. nẩy chồi, phân mảnh, tái sinh; B. Phân đôi, nẩy chồi, phân mảnh, trinh sinh; C. Phân đôi, tái sinh, bào tử, sinh dưỡng; D. Phân đôi, tiếp hợp, phân mảnh, tái sinh Câu 9. Sinh sản vô tính thường

Ngày đăng: 09/07/2014, 10:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan