toán xác định kim loại có đáp án

4 9.5K 43
toán xác định kim loại có đáp án

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Created by Đỗ Thế Anh – THPT Ngô Gia Tự TOÁN XÁC ĐỊNH KIM LOẠI VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG A. PHƯƠNG PHÁP Có 3 dạng bài: Dạng 1: Tìm kim loại chưa biết hóa trị: Phải tìm được biểu thức M theo hóa trị n. Sau đó lập bảng cho n biến thiên để tìm M. n 1 2 3 M Dạng 2: Tìm kim loại đã biết hóa trị và dữ kiên cho trong bài đủ để lập hệ phương trình tìm ra cụ thể khối lượng mol nguyên tử của kim loại. Dạng 3: Tìm kim loại đã biết hóa trị khi dữ kiện cho trong bài không đủ để tìm ra M cụ thể của kim loại. Khi đó phải lập hệ phương trình liên hệ giữa khối lượng mol M và số mol. Từ đó tìm ra giới hạn của M và kết luận. VD: 0 < số mol < số mol hỗn hợp  giới han của M  kết luận. B. BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1: Khi hòa tan hết 14 gam kim loại M hóa trị II trong H 2 SO 4 loãng thì tạo thành 5.6 lít khí H 2 (đktc) và dung dịch A. a. Tìm kim loại M. (Fe) b. Khi cô cạn dung dịch A thì muối sunfat kết tinh cùng với nước để tạo thành 69.5g muối ngậm nước. Tìm công thức muối ngậm nước. (FeSO 4 .7H 2 O) Câu 2: Cho 25.9g hỗn hợp gồm bột S và một kim loại M hóa trị Ii vào bình kín không có không khí, đốt nóng bình đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A. Biết A tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 6.72 lít khí B (đktc). Tỉ khối của B so với H 2 là 35/3. a. Xác định thành phần % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp B.(%H 2 =33.33%; %H 2 S=66.67%) b. Xác định tên kim loại M. (Zn) Câu 3: hỗn hợp X gồm kim loại kiềm M và Al. Hòa tan 2.54g hỗn hợp X trong H 2 SO 4 vừa đủ thu được 2.464l khí (đktc) và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với lượng vừa đủ Ba(OH) 2 cho tới hết ion 2 4 SO − thu được 27.19 gam kết tủa. a. Xác định thành phần % khối lượng hỗn hợp X. (%Al=63.78%; %M=36.22%) b. Xác định kim loại M. (Na) Câu 4: Hòa tan 3.3g hỗn hợp X gồm Fe và kim loại R có hóa trị không đổi trong dung dịch HCl dư, được 2.688 lít khí H 2 . Néu hòa tan 3.3 g X trên bằng dung dịch HNO 3 dư được 0.896 lít hỗn hợp khí Y gồm N 2 O và NO có tỉ khối so với H 2 là 20.25. Tìm kimloại M và % khối lượng của X. (Al; %Al=49.09%). Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 2.16 g kim loại M trong 500 ml dung dịch HNO 3 6M thu được dung dịch A (không chứa muối NH 4 NO 3 ) và 604.8 ml hỗn hợp khí N 2 và N 2 O (đktc). Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí này so với H 2 là 18.445. Xác định kim loại M. (Al) Câu 6: Một hỗn hợp A gồm M 2 CO 3 , MHCO 3 , MCl (M là kim loại kiềm). Cho 43.71g A tác dụng hết với V ml (dư) dung dịch HCl 10.52% (d=1.05g/ml) thu được dung dịch B và 17.6 gam khí C. Chia B làm 2 phần bằng nhau. Phần (1) phản ứng vừa đủ với 125 ml dung dịch KOH 0.8M. Cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Phần (2) tác dụng hoàn toàn với AgNO 3 dư thu được 68.88g kết tủa trắng. a. Tìm M và tính % khối lượng các chất trong A. (Na; Na 2 CO 3 =72.75%; NaHCO 3 =19.22%) b. Tính V và m. (V = 297.4ml; m = 29.68g) Câu 7: Để khử hoàn toàn 8 gam oxit của một kim loại cần dùng 3.36 lít H 2 . Hòa tan hết lượng kim loại thu được vào dung dịch HCl thấy thoát ra 2.24 lít H 2 . xác định công thức của oxit, biết các khí đo ở đktc. (Fe 2 O 3 ) Câu 8: Hòa tan 2.84 g hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại A và B kế tiếp nhau trong nhóm IIA bằng 120 ml dung dịch HCl 0.5M thu được 0.896 lít khí CO 2 (đo ở 54.6 o C và 0.9atm) và dung dịch X. a. Tìm A, B và tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch X. (Mg, Ca; m muối = 3.17g) b. Tính % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. (%CaCO 3 =70.42%) c. Nếu cho toàn bộ khí CO 2 thu được hấp thụ bởi 200 ml dung dịch Ba(OH) 2 thì nồng độ của Ba(OH) 2 là bao nhiêu để thu được 3.94g kết tủa. (C M = 0.125M) Câu 9: hỗn hợp X gồm FeS 2 và MS có số mol như nhau, M là kim loại có hóa trị không đổi. Cho 6.51 g X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HNO 3 đun nóng, thu được dung dịch A và 3.216 lít hỗn hợp khí B (đktc) có khối lượng 26.34g gồm NO 2 và NO. Thêm một lượng dư dung dịch BaCl 2 loãng vào A thấy tạo thành m gam kết tủa trắng. Created by Đỗ Thế Anh – THPT Ngô Gia Tự Viết các phương trình hóa học dưới dạng ion thu gọn. Tìm M và tính m. (Zn, m = 20.97) Câu 10: Chia 8.84 g hỗn hợp MCl và BaCl 2 thành 2 phần bằng nhau. Hòa tan phần (1) vào nước rồi cho phản ứng với AgNO 3 dư thu được 8.61g kết tủa. Đem điện phân nóng chảy phần (2) đến hoàn toàn thu được V ml khí X ở 27.3 o C và 0.88 atm. Biết số mol MCl chiếm 80% số mol trong hỗn hợp ban đầu. Xác định kim loại M, tính V và % khối lượng hỗn hợp ban đầu. (Na; V = 0.84l; %NaCl= 52.945%) Câu 11: Một miếng kim loại kiềm để trong không khí bị chuyển hóa một phần thành oxit, hiđroxit và muối cacbonat. Hòa tan 25.5 gam hỗn hợp này trong 250 ml dung dịch HCl 2.32M thu được hỗn hợp khí A. Thêm tiếp 10 ml dung dịch Ba(OH) 2 1M để trung hòa axit dư, cô cạn dung dịch đã trung hòa thu được b gam muối. Khí A nặng 2.6g có khối lượng riên 0.65g/l ở 27.3 o C và 1.54atm. a. Xác định kim loại kiềm và giá trị của b. (K; b = 43.8g) b. Xác định khối lượng miếng kim loại kiềm khi chưa bị chuyển hóa. (m = 21.84g) Câu 12: Hòa tan hoàn toàn một lượng oxit Fe x O y bằng dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng thu được 4.48 lít khí SO 2 ở đktc, phần dung dịch thu được chứa 240g một loại muối sắt duy nhất. Xác định công thức của oxit sắt. (Fe 3 O 4 ) Câu 13: Khử m gam một oxit sắt bằng khí H 2 dư, nung nóng, thu được chất rắn D và 0.12 mol nước. Cho D tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng, thu được dung dịch E chỉ chứa một loại muối sắt duy nhất và 0.12 mpol khí SO 2 . Tìm công thức oxit sắt và tính m. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. (Fe 2 O 3 ỏ FeO) Câu 14: Cho 16g hợp kim của Ba và một kim loại kiềm tác dụng hết với nước được dung dịch A và 3.36l H 2 (đktc). a. Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 0.5M để trung hòa 1/10 dung dịch A. (V HCl = 60ml) b. Cô cạn 1/10 dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam chất rắn. (m = 2.11g) c. lấy 1/10 dung dịch A, thêm vào đó 99 ml dung dịch Na 2 SO 4 0.1M, thấy trong dung dịch vẫn còn Ba 2+ . Nhưng nếu thêm tiếp vào 2 ml nữa thì dư ion 2 4 SO − . Xác định kim loại kiềm.(Na) C. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Cho 5.4g một kim loại X tác dụng với khí clo dư, thu được 26.7g muối. X là: A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Cr. Câu 2: Hòa tan 4 gam một kim loại M vào 96.2 gam nước được dung dịch bazơ có nồng độ 7.4%. M là: A. Na. B. Ca. C. K. D. Ba. Câu 3: Cho 29g hỗn hợp gồm một kim loại kiềm thổ và oxit của nó với số mol bằng nhau tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 41.6g muối khan. Kim loại kiềm thổ đó là: A. Ba. B. Mg. C. Ca. D. Sr. Câu 4: Hòa tan một khối lượng kim loại M hóa trị II vào dung dịch HCl 14.6% vừa đủđược dung dịch muối có nồng độ 18.19%. M là: A. Mg. B. Ca. C. Zn. D. Ba. Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 3.7g hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn vào nước thu được 3.36l H 2 (đktc). 2 kim loại đó là:A. Li, Na. B. Na, K. C. K, Rb. D. Rb, Cs. Câu 6: Cho 16.2g kim loại M có hóa trị n tác dụng với 0.15 mol O 2 . Chất rắn thu được sau phản ứng đem hòa tan vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 13.44 lít H 2 (đktc). Kim loại M là: A. Fe. B. Al. C. Ca. D. Mg. Câu 7: Cho 6.45g hỗn hợp hai kim loại A và B (đều có hóa trị II) tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng dư, sau khi phản ứng xong thu được 1.12 lít khí ở đktc và 3.2g chất rắn. Lượng chất rắn này vừa đủ tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO 3 0.5M. 2 kim loại A, B lần lượt là: A. Mg, Cu. B. Cu, Zn. C. Ca, Cu. D. Cu, Ba. Câu 8: Cho 2.23 gam hỗn hợp 2 kim loại A, B tác dụng với dung dịch HCl dư, giải phóng 0.56 lít H 2 (đktc). Phần chất rắn còn lại có khối lượng 1.08g cho tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc nóng thu được 0.224 lít khí duy nhất (đktc). Hai kim loại A, B lần lượt là: A. Na, Cu. B. Mg, Cu. C. Na, Ag. D. Ca, Ag. Câu 9: Để khử hoàn toàn 23.2 gam oxit của một kim loại, cần dùng 8.96 lít H 2 ở đktc. Kim loại đó là: A. Pb. B. Cu. C. Fe. D. Zn. Câu 10: Cho 9.6g bột kim loại M vào 500 ml dung dịch HCl 1M, khi phản ứng kết thúc thu được 5.376 lít H 2 (đktc). Kim loại M là: A. Mg. B. Ca. C. Fe. D. Ba. Câu 11: Điện phân nóng chảy muối clorua của kim loại M, ở catot thu được 6 gam kim loại và ở anot thu được 3.36l khí (đktc). Muối clorua đó là: A. NaCl. B. KCl. C. BaCl 2 . D. CaCl 2 . Created by Đỗ Thế Anh – THPT Ngô Gia Tự Câu 12: hỗn hợp A chứa sắt và kim loại M có hóa trị không đổi có tỉ lệ mol là n M :n Fe = 1:3. Cho 19.2 gam hỗn hợp A tan hết vào dung dịch HCl thu được 8.96 lít H 2 . Cho 19.2 gam hỗn hợp A tác dụng hết với khí clo thì cần dùng 12.32 l khí clo. Các thể tích khí đo ở đktc. Kim loại M và % là: A. Mg. B. Zn. C. Cr. D. Ni. Câu 13: Một oxit kim loại có tỉ lệ % khối lượng của O trong phân tử là 20%. Công thức oxit kim loại đó là: A. CuO. B. FeO. C. MgO. D. CrO. Câu 14: Cho oxit A x O y của kim loại A có hóa trị không đổi. Cho 9.6g A x O y nguyên chất tan trong HNO 3 dư thu được 22.56g muối. công thức của oxit là: A. MgO. B. CaO. C. FeO. D. CuO. Câu 15: Cho một tấm sắt nặng 10g vào 100 ml dung dịch muối clorua của một kim loại, phản ứng xong khối lượng tấm kim loại là 10.1g. Lại bỏ một tấm Cd (10g) vào 100 ml dung dịch muối clorua kim loại trên, phản ứng xong, khối lượng tấm kim loại là 9.4g. công thức phân tử muối clorua đó là: A. NiCl 2 . B. PbCl 2 . C. HgCl 2 . D. CuCl 2 . Câu 16: 23.8g kim loại X tan hết trong dung dịch HCl tạo ra ion X 2+ . Dung dịch tạo thành có thể tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch FeCl 3 2M để tạo ra ion X 4+ . Kim loại X là: A. Mn. B. Pb. C. Sn. D. Cr. Câu 16: Hai thanh kim loại R hóa trị II có khối lượng a gam. Thanh thứ nhất nhúng vào 100 ml dung dịch AgNO 3 , thanh thứ 2 nhúng vào 1.5 lít dung dịch Cu(NO 3 ) 2 . Sau một thời gian lấy 2 thanh kim loại ra thì thấy thanh thứ nhất khối lượng tăng, thanh thứ 2 khối lượng giảm nhưng tổng khối lượng 2 thanh vẫn là 2a gam, đồng thời nồng độ muối của R trong dung dịch sau phản ứng với Cu(NO 3 ) 2 gấp 10 lần trong dung dịch sau phản ứng với AgNO 3 . Kim loại R là: A. Mg. B. Fe. C. Ni. D. Zn. Câu 17: Cho 5.22g một muối cacbonat kim loại tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 , phản ứng giả phóng ra hỗn hợp khí gồm 0.336l NO và x lít khí CO 2 (đktc). Muối cacbonat đó là: A. FeCO 3 . B. MgCO 3 . C. CrCO 3 . D. CuCO 3 . Câu 18: Khử hoàn toàn 8 gam oxit của một kim loại dùng hết 3.36l H 2 (đktc). Kim loại thu được tác dụng với dung dịch HCl dư thoát ra 2.24 l H 2 (đktc). Công thức của oxit là: A. FeO. B. Fe 3 O 4 . C. Fe 2 O 3 . D. Cr 2 O 3 . Câu 19: hỗn hợp A gồm Fe và một kim loại R hóa trị không đổi. Trộn đều và chia 22.59g A thành 3 phần bằng nhau. Hòa tan hết phần 1 bằng dung dịch HCl thu được 3.696l khí H 2 . Phần 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 loãng, thu được 3.36l NO là sản phẩm khử duy nhất. Biết các thể tích đo ở đktc. Kim loại R là: A. Al. B. Cu. C. Mg. D. Zn. Câu 20: Cho cùng một lượng kim loại M tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 và với dung dịch HCl thì thể tích khí No duy nhất thoát ra bằng thể tích H 2 ở cùng điều kiện. Khi cho 1g M tác dụng lần lượt hết với mỗi dung dịch axit trên đều thu được 0.4 lít khí (đktc). Kim loại M là: A. Fe. B. Al. C. Cr. D. Mg. Câu 21: Cho 1.52g hỗn hợp A gồm Fe và một kim loại X ở nhóm IIA tác dụng với HCl dư thu được 672 ml H 2 (đktc). Mặt khác 0.95g X tác dụng với dung dịch chứa 0.05 mol HCl thì sau phản ứng thấy axit còn dư. Vậy X là: A. Ca. B. Mg. C. Ba. D. Be. Câu 22: Cho 4.48l khí CO (đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxít sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với H 2 bằng 20. công thức của oxit sắt và % thể tích của CO 2 trong hỗn hợp sau phản ứng là: A. FeO; 75%. B. Fe 2 O 3 ; 75%. C. Fe 2 O 3 ; 65%. D. Fe 3 O 4 ; 75%. Câu 23: Hòa tan 7.14g hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của một kim loại kiềm vào nước rồi cho một lượng vừa đủ dung dịch HCl vào thu được 0.672 l khí (đktc). Kim loại kiềm đó là: A. Na. B. Li. C. K. D. Cs. Câu 24: Hòa tan 28.4g hỗn hợp 2 muối cacbonat của của 2 kim loại thuộc nhóm IIA bằng dung dịch HCl thu được 6.72 lít khí (đktc) và dung dịch A. Nếu 2 kim loại thuộc 2 chu kỳ liên tiếp thì 2 kim loại đó là: A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Sr và Ba. D. Ca và Sr. Câu 25: Hòa tan 1.7g hỗn hợp Zn và một kim loại R ở nhóm IIA trong dung dịch HCl thu được 0.672 lít khí (đktc). Mặt khác, để hòa tan 1.9g R thì dùng không hết 200 ml dung dịch HCl 0.5M. Kim loại R là: A. Be. B. Mg. C. Ca. D. Sr. Câu 26: Cho 5.05g hỗn hợp gồm K và một kim loại kiềm tác dụng hết với nước. Sau phản ứng cần dùng hết 250 ml dung dịch H 2 SO 4 0.3M để trung hòa hoàn toàn dung dịch thu được. Biết rằng tỉ lệ nguyên tử khối của kim loại kiềm chưa biết và K lớn hơn 1/4. Kim loại kiềm đó là: Created by Đỗ Thế Anh – THPT Ngô Gia Tự A. Na. B. K. C. Rb. D. Cs. Câu 27: Ch0 2.1g hỗn hợp X gồm kim loại kiềm R và Al hòa tan hết trong nước thấy sinh ra 0.672l khí (ở 54.6 o C và 2atm) và dung dịch A. dung dịch A phản ứng vừa đủ với lượng tối thiểu CO 2 là 0.448 lít (đktc). Kim loại R là: A. Na. B. K. C. Rb. D. Cs. Câu 28: Hòa tan hoàn toàn 19.2 g kim loại M trong dung dịch HNO 3 dư thu được 8.96 l (đktc) hỗn hợp khí NO 2 và NO có tỉ lệ thể tích 3:1. Kim loại M là: A. Fe. B. Cu. C. Al. D. Zn. Câu 29 : Điện phân dung dịch X chứa 0.4 mol M(NO 3 ) 2 và 1 mol NaNO 3 với điện cực trơ thu được 11.52 g kimloại M tại catot và 2.016 lít khí tại anot. Kim loại M là : A. Mg. B. Zn. C. Ni. D. Cu. . Created by Đỗ Thế Anh – THPT Ngô Gia Tự TOÁN XÁC ĐỊNH KIM LOẠI VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG A. PHƯƠNG PHÁP Có 3 dạng bài: Dạng 1: Tìm kim loại chưa biết hóa trị: Phải tìm được biểu thức M. 27.19 gam kết tủa. a. Xác định thành phần % khối lượng hỗn hợp X. (%Al=63.78%; %M=36.22%) b. Xác định kim loại M. (Na) Câu 4: Hòa tan 3.3g hỗn hợp X gồm Fe và kim loại R có hóa trị không đổi trong. gam muối. Khí A nặng 2.6g có khối lượng riên 0.65g/l ở 27.3 o C và 1.54atm. a. Xác định kim loại kiềm và giá trị của b. (K; b = 43.8g) b. Xác định khối lượng miếng kim loại kiềm khi chưa bị chuyển

Ngày đăng: 09/07/2014, 09:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan