Thẩm định dự án đầu tư công ty xi măng

43 484 3
Thẩm định dự án đầu tư công ty xi măng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN THAY THẾ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT - NHÀ MÁY XI MĂNG THĂNG LONG Nhóm thẩm định số 6 Giảng viên: ThS. Nguyễn Tiến Thành Thẩm định tài chính dự án Tình huống số 3 1 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6 1. Nguyễn Thanh Tùng (Nhóm trưởng) 2. Đinh Anh Tuấn 3. Nguyễn Phương Liên 4. Thái Thị Lê 5. Hoàng Thị Quỳnh 6. Phạm Thị Yến Thẩm định tài chính dự án Tình huống số 3 2 MỤC LỤC PHẦN I. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI, KINH TẾ TRONG NƯỚC VÀ TRIỂN VỌNG NGÀNH 3 1. TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI 3 2. TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM 8 3. PHÂN TÍCH NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SẢN XUẤT XI MĂNG 13 4. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY XI MĂNG THĂNG LONG 17 5. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN 22 PHẦN II. THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN 25 I. Những thông tin chung về dự án 25 II. Kế hoạch trả nợ và khấu hao của dự án 26 III. Kế hoạch sản xuất kinh doanh 27 IV. Lợi nhuận 28 V. Dòng tiền từ dự án 29 VI. Phân tích độ nhạy của số liệu 32 VII. Cơ hội và rủi ro khi thực hiện dự án 34 PHỤ LỤC 1. 37 PHỤ LỤC 2. 40 PHỤ LỤC 3. 41 Thẩm định tài chính dự án Tình huống số 3 3 PHẦN I. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI, KINH TẾ TRONG NƯỚC VÀ TRIỂN VỌNG NGÀNH 1. TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI Kinh tế thế giới được dự báo sẽ hồi phục trong năm 2014. Tuy nhiên, ngoài những rủi ro hiện hữu thì cũng đã xuất hiện những rủi ro mới tác động đến kinh tế các nước. Trong phần này, chúng tôi sẽ điểm qua tình hình kinh tế thế giới trong năm 2013, những dự báo cho năm 2014 cũng như trong ngắn hạn giai đoạn 2015-2020. 1 1.1. Tăng trưởng trong khó khăn, triển vọng khả quan Liên tục trong các tháng cuối năm 2013, các tổ chức quốc tế đã điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới cho năm 2013 và năm 2014. Liên hiệp quốc (UN) trong tháng 12/2013 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2013 từ 2,3% xuống còn 2,1% năm 2013 và từ 3,1% xuống còn 3,0% năm 2014. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong tháng 10/2013 đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu từ 3,1% xuống 2,9% năm 2013, và từ 3,8% xuống 3,6% năm 2014; UNCTAD trong tháng 09/2013 đưa ra mức dự báo tăng trưởng năm 2013 là 2,2%. 1 Các tài liệu tham khảo trong bài đánh giá này: 1. Báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2013 (Viện Chiến lược và chính sách Tài chính); 2. Báo cáo Đánh giá công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2013, triển khai nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước năm 2014 (Bộ Tài chính); 3. Báo cáo Tình hình kinh tế xã hội năm 2013 (Tổng Cục Thống kê); 4. Nghị quyết số 54/2013/QH13 về điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; 5. Nghị quyết số 53/2013/QH13 về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2014 . 2.10% 2.90% 2.20% 3% 3.60% 3.20% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% UN IMF WB Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới 2013-2014 2013 2014 Thẩm định tài chính dự án Tình huống số 3 4 Triển vọng trong ngắn hạn, kinh tế thế giới sẽ đối mặt với nguy cơ thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu từ việc thu hẹp gói nới lỏng định lượng năm 2014. Trong trung hạn, nguy cơ nợ công vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại tại các nước phát triển. Tăng trưởng các nước phát triển tại Khu vực đồng Euro (Eurozone) và Nhật Bản có xu hướng phục hồi trong nửa cuối năm 2013, trong khi kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục tăng trưởng chậm. Tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2013 chậm hơn so với 2012 do lực cản đến từ việc củng cố tài khóa nhưng được dự báo sẽ phục hồi mạnh trong năm 2014. Các tổ chức quốc tế hạ dự báo tăng trưởng của Mỹ, cụ thể: UN (tháng 12/2013) điều chỉnh giảm dự báo GDP của Mỹ từ 1,9% xuống 1,6% trong năm 2013 và từ 2,6% xuống 2,5% trong năm 2014 (so với dự báo tháng 5/2013); IMF (tháng 10/2013) hạ dự báo GDP của Mỹ từ 1,7% xuống 1,6% năm 2013 và từ 2,7% xuống 2,6% năm 2014. Trên thực tế, tăng trưởng GDP của Mỹ đã giảm đáng kể trong quý III/2013 do niềm tin tiêu dùng giảm, sau hai quý đầu có nhiều cải thiện. Tăng trưởng kinh tế của Eurozone không ổn định trong năm 2013, tuy nhiên dự báo có dấu hiệu hồi phục trong năm 2014. GDP quý I/2013 đạt -0,2% (quý so với quý), sau đó, đã tăng đạt 0,3% trong quý II/2013, tuy nhiên GDP quý III/2013 đã giảm và chỉ đạt 0,1%. Do nhu cầu toàn cầu tăng lên và các điều kiện cho vay trong lĩnh vực tư nhân dần được cải thiện trong quý III/2013 nên IMF đã điều chỉnh tăng dự báo GDP của khu vực này lên mức -0,4% trong năm 2013 và 1,0% trong năm 2014. Tăng trưởng của Nhật Bản đã giảm trong 3 quý đầu năm 2013, tuy nhiên các hoạt động kinh tế trong quý IV/2013 và quý I/2014 được dự báo sẽ cải thiện. Trong năm 2014, tốc độ tăng trưởng sẽ giảm do Chính phủ Nhật sẽ giảm quy mô các gói kích thích giảm cùng với tăng thuế tiêu dùng. Theo IMF (tháng 10/2013) và UNCTAD (tháng 9/2013), tăng trưởng của Nhật sẽ đạt 2,0% trong năm 2013 nhưng năm 2014 chỉ đạt 1,2%. Kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu hồi phục trong năm 2013, tuy nhiên, có thể chậm lại trong năm 2014. Nguyên nhân chính là do chương trình mở rộng tín dụng có thể không bền vững trong dài hạn. IMF đã hạ dự báo GDP của Trung Quốc xuống 7,6% trong năm 2013 và 7,3% trong năm 2014 (giảm tương ứng 0,2% và 0,4% so với dự báo tháng 7/2013). Tương tự, UN cũng đã hạ dự báo GDP của Trung Quốc xuống 7,7% và 7,5% trong năm 2013 và 2014 (giảm tương ứng 0,1% và 0,2% so với dự báo tháng 5/2013). Kinh tế ASEAN - 5 có xu hướng tăng trưởng chậm trong năm 2013. Trong đó, kinh tế Philippines tăng trưởng mạnh, GDP đạt 7,7% trong quý I/2013, nhưng sau đó, đã giảm chỉ còn 7,5% trong quý II/2013 và xuống 7,0% trong quý III/2013 (theo năm). Tăng trưởng tại Philippines có được chủ yếu là do chi tiêu tiêu dùng và chi tiêu công tăng mạnh cùng với đầu tư tăng. Cùng chung xu hướng giảm, tại Indonesia, GDP cũng đã giảm từ mức 6,0% trong quý I/2013 (năm so với năm) xuống còn 5,8% trong quý II/2013 và chỉ đạt 5,6% trong quý III/2013. Thẩm định tài chính dự án Tình huống số 3 5 Tại Thái Lan, GDP đã giảm từ mức 5,4% trong quý I/2013 xuống còn 2,9% trong quý II/2013 do nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu sụt giảm và tiếp tục giảm xuống còn 2,7% trong quý III/2013 do sự sụt giảm từ tiêu dùng của các hộ gia đình và đầu tư giảm. Bảng 1.1. Tăng trưởng kinh tế thế giới giai đoạn 2011-2014 (đơn vị tính: %). 2 1.2. Lạm phát giảm tại nhiều quốc gia và khu vực Giá hàng hóa trên thị trường thế giới trong năm 2013 nhìn chung diễn biến theo xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước do tăng trưởng chậm lại của các nước mới nổi. Giá cả hàng hóa giảm đã làm giảm áp lực lạm phát tại nhiều khu vực và các nước. Theo IMF, áp lực lạm phát giảm tại nhiều quốc gia do hai nguyên nhân: (i) chênh lệch sản lượng chưa được thu hẹp dù đã có sự phục hồi kinh tế tại các nền kinh tế lớn; (ii) giá cả hàng hóa đã hạ nhiệt trong bối cảnh nguồn cung được cải thiện và nhu cầu tăng 2 Số liệu cập nhật tháng 10/2013 từ Tổng quan Kinh tế thế giới 2013 – Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF và Tổng quan Phát triển Châu Á 2013 – Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB. Thẩm định tài chính dự án Tình huống số 3 6 trưởng thấp hơn từ các nền kinh tế chủ chốt trong khu vực các nước mới nổi và đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc. Bảng 1.2. Lạm phát tại các nước và khu vực trên thế giới giai đoạn 2011-2014 (đơn vị tính: % tăng CPI). 3 1.3. Đồng USD tăng giá so với hầu hết các đồng tiền Chỉ số giá đồng USD tăng so với hầu hết các đồng tiền khác trên thị trường tiền tệ. Tính trung bình trong tháng 12 năm 2013 (tính đến 22/12/2013), đồng USD tăng giá so với các đồng tiền: Đô la Úc (2,5%) và ở mức 0,88; Yên Nhật (1,97%) và ở mức 104,42; Won 3 Số liệu cập nhật tháng 10/2013 từ Tổng quan Kinh tế thế giới 2013 – Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF và Tổng quan Phát triển Châu Á 2013 – Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB. Thẩm định tài chính dự án Tình huống số 3 7 Hàn Quốc (0,34%) và ở mức 1061,35; trong khi chỉ giảm giá so với đồng Bảng Anh (1,14%) và ở mức 1,36; đồng Nhân dân tệ (0,03%) và ở mức 6,07. 1.4. Xu hướng dịch chuyển dòng vốn Theo ước tính của OECD, dòng vốn FDI toàn cầu có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2013 sau một năm suy giảm. FDI toàn cầu trong quý I/2013 đạt 355 tỷ USD (tăng 12% so với quý IV/2012) do vốn đầu tư tăng mạnh từ các quốc gia thuộc nhóm G-20 không phải thành viên OECD, đặc biệt là Liên bang Nga (vốn đầu tư ra nước ngoài tăng gấp 7 lần so với quý IV/2012, đạt 56 tỷ USD). Theo IMF, dòng vốn đầu tư gián tiếp vào các nước mới nổi và đang phát triển có khả năng giảm trong giai đoạn 2013 - 2014. Ngược lại, dòng vốn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc kể từ năm 2009 đến nay vẫn tiếp tục tăng do tiết kiệm tăng mạnh trong giai đoạn 2000 - 2006 từ xuất khẩu và đầu tư đã thúc đẩy khối tư nhân của Trung Quốc tìm kiếm đầu tư gián tiếp ra nước ngoài vào các tài sản an toàn hơn, điển hình là các quỹ tương hỗ và quỹ hưu trí. 1.5. Thương mại toàn cầu có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại Thương mại toàn cầu có thể hồi phục vào năm 2014, tuy nhiên, vẫn thấp hơn mức trung bình 5,4% của cả giai đoạn 1982 - 2012. Theo đó, WTO (tháng 09/2013) dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2013 tăng 2,5% và năm 2014 tăng 4,5% (giảm tương ứng 0,8% và 0,5% so với dự báo tháng 04/2013) do các cú sốc về kinh tế vĩ mô và xuất hiện nhiều hình thức bảo hộ thương mại mới. 1.6. Những thách thức đối với kinh tế thế giới Kinh tế thế giới được dự báo sẽ hồi phục trong năm 2014, tuy nhiên ngoài những rủi ro hiện hữu thì cũng đã xuất hiện những rủi ro mới tác động đến kinh tế các nước và khu vực thông qua hai kênh truyền dẫn chủ yếu là thương mại quốc tế và tài chính quốc tế. Điều này đặt ra những thách thức trong ngắn hạn và dài hạn đòi hỏi các quốc gia cần có những phản ứng chính sách phù hợp để đối phó: Một là, nếu các thỏa thuận về mức trần nợ công của Mỹ không đạt được trong năm 2014, nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục lâm vào cuộc khủng hoảng mới. Trong ngắn hạn, nếu tiếp tục những bất đồng dẫn đến việc đóng cửa Chính phủ lâu hơn sẽ tạo ra tác động xấu tới nền kinh tế và ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu. Hai là, rủi ro về khả năng thu hẹp dần các chương trình kích thích tiền tệ của Mỹ trong thời gian tới. Theo đó, khu vực Đông Á- Thái Bình Dương cần phải sẵn sàng đối phó với sự gia tăng lãi suất từ các nền kinh tế phát triển. Dự kiến, với tốc độ nới lỏng định lượng của gói QE3 như hiện tại thì đến năm 2015, Mỹ sẽ đạt được mục tiêu đưa tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 6,5%, khi đó nhiều khả năng Mỹ sẽ thu hẹp gói nới lỏng định lượng dẫn đến việc tăng lãi suất. Dòng vốn khi đó sẽ đảo chiều ra khỏi các quốc Thẩm định tài chính dự án Tình huống số 3 8 gia mới nổi và đang phát triển để quay trở lại các nước phát triển hưởng lãi suất cao hơn. Ba là, vấn đề nợ công châu Âu chưa thể được giải quyết trong trung và dài hạn gây khó khăn cho tăng trưởng toàn cầu. Dư địa chính sách tài khóa không nhiều nên có khả năng gây khó khăn trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng của khu vực và thách thức đối với tăng trưởng kinh tế thế giới. Mục tiêu củng cố tài khóa cũng đồng nghĩa với việc các nước phát triển sẽ có những động thái cải cách thuế gây ảnh hưởng trực tiếp đến các quốc gia khác qua kênh trao đổi thương mại hàng hóa với thị trường các nước khác. Ngoài ra, nguy cơ từ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc trong các năm sắp tới có thể tác động tiêu cực đến các nước xuất khẩu sang thị trường này. Bốn là, tỷ lệ thất nghiệp liên tục ở mức cao, đặc biệt ở các nước phát triển, vẫn là thách thức chính sách trong trung và dài hạn bởi thất nghiệp cao tạo gánh nặng cho xã hội khi mà chính phủ phải chi một khoản không nhỏ cho các vấn đề an sinh - xã hội và ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. 2. TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2013 dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng có thể nói đã có những điểm sáng quý giá. Tất nhiên là vẫn còn đó những câu chuyện đầu tư công, nợ công, nợ xấu, tham nhũng, chưa giải quyết được trọn vẹn. Đáng chú ý nhất trong năm 2013 là chỉ số lạm phát thấp nhất trong 10 năm trở lại đây, đạt 6,04% và thấp hơn mức kế hoạch 8% thông qua hồi đầu năm. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước tăng trưởng 5,42%. Mức tăng này tuy thấp hơn mục tiêu 5,5% đề ra nhưng lại cao hơn mức tăng 5,25% của 2012. Tăng trưởng tín dụng 2013 ước tăng 8,83%, tuy thấp hơn kế hoạch là 12% nhưng vẫn cao hơn 2012. Điểm qua vài chỉ tiêu và số liệu thống kê sau: 2.1. GDP – Tăng trưởng kinh tế Năm 2013 kết thúc với với tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước tính tăng 5,42% so với năm 2012. Mức tăng trưởng này tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra Thẩm định tài chính dự án Tình huống số 3 9 nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi. Biểu đồ 1.2. Biến động GDP Việt Nam trong năm 2013 và giai đoạn 2008-2013 4 2.2. CPI – Lạm phát Về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2013, đây là năm có CPI tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây khi cả năm chỉ tăng 6,04% so năm 2012. Trong năm 2013, tháng có CPI tăng cao nhất là tháng 2/2013, tăng 1,37% so tháng trước, tháng có mức tăng thấp nhất là tháng 3, âm 0,19% so tháng 2. Biểu đồ 1.3. Biến động CPI của Việt Nam trong 2 năm 2012/13 và giai đoạn 2004/13 5 2.3. Xuất nhập khẩu Về xuất nhập khẩu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 đạt 131,3 tỷ 4 Theo Tổng cục Thống kê 5 Theo Tổng cục Thống kê / BIZlive [...]... công ty chính trong lĩnh vực xi măng: nhóm trực thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, các đơn vị liên doanh với nước ngoài và các nhà máy xi măng được công ty và tập đoàn tư nhân đầu tư xây dựng Hiện tại trình độ công nghệ ngành sản xuất xi măng rất lạc hậu do thừa kế từ Nga, Pháp,Trung Quốc vào những năm 50 của thế kỷ trước Hiện nay các dự án dây chuyền,nhà máy xi măng lớn sẽ thay thế công. .. phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp -Thị phần xi măng Hiện nay trên thị trường việt Nam, các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và các doanh nghiệp liên doanh liên kết hơn 2/3 thị phần 4 GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN CỦA CÔNG TY XI MĂNG THĂNG LONG 4.1 Giới thiệu tổng quan về công ty Công ty Cổ phần Xi măng Thăng Long là nhà sản xuất Xi măng hàng đầu tại Việt Nam bao gồm: Nhà máy xi măng tại... Thẩm định tài chính dự án -Tại sao công ty cần thực hiện dự án này?  Dự án phù hợp với quy hoạch tổng thể của Nhà nước, nhu cầu của thị trường và nguồn lực của công ty Xét trên cả nước, mặc dù tình trạng cung vượt cầu xi măng, phải xuất khẩu dù gần như không có hiệu quả kinh tế nhưng theo quy hoạch, sắp tới vẫn có 15 dự án làm nhà máy xi măng tiếp tục được triển khai, mà hầu hết vẫn là các dự án xi. .. 24 Thẩm định tài chính dự án PHẦN II THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN DỰ ÁN: THAY THẾ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT NHÀ MÁY XI MĂNG THĂNG LONG I Những thông tin chung về dự án 1 Kế hoạch đầu tư Nhập khẩu một dây chuyền sản xuất và khai thác xi măng công nghệ mới từ Đức với giá 620 tỷ đồng, chi phí vận chuyển người bán chịu, thuế nhập khẩu người mua chịu là 10%, công ty phải thanh toán trước 35% trị giá mua thiết bị (bao... các dự án khai thác và sản xuất xi măng sử dụng công nghệ cũ tạo ra Không những vậy nó còn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng Việc đổi mới dây chuyền là một vấn đề bức thiết và cấp bách đối với các doanh nghiệp sản xuất xi măng nói chung và Công ty Xi măng Thăng Long nói riêng Tình huống số 3 24 Thẩm định tài chính dự án. .. giá thành xi măng (khoảng 30.000 đồng/tấn) do ngành than và ngành điện điều chỉnh giá bán liên tục trong thời gian gần đây 5 Giới thiệu về dự án Với sự hỗ trợ của tập đoàn Semen Indonesia, Công ty đang dự kiến đầu tư một dây chuyền sản xuất xi măng thay thế cho dây chuyền hiện tại với công suất 1 triệu tấn/ năm Thông tin chi tiết được thể hiện tại phần Thẩm định ở phần 2 của bản Báo cáo thẩm định này... khớp với những dự báo ban đầu, việc phân tích độ nhạy của các con số trong dự án là Tình huống số 3 32 Thẩm định tài chính dự án một vấn đề vô cùng quan trọng, cảnh báo những rủi ro cũng như những cơ hội mà dự án phải chấp nhận nếu như dự án được thực hiện Để giúp nhà đầu tư có thể thấy được bao quát tình hình tài chính của dự án trong bối cảnh các yếu tố biến đổi, chúng tôi đã đưa ra giả định 3 yếu tố... giãn tiến độ đầu tư bảy dự án xi măng sang giai đoạn sau năm 2015 Sự điều chỉnh đó đã đưa cung-cầu xi măng về mức hợp lý Năm 2013 xi măng vẫn là mảng sáng, cả nước tiêu thụ được 61,2 triệu tấn sản phẩm XM, bằng 113,9% so với năm 2012 và đạt hơn 90% công suất thiết kế Năm 2014 sẽ có thêm năm dây chuyền đưa vào hoạt động nhưng chủ yếu sản xuất vào Tình huống số 3 23 Thẩm định tài chính dự án quý cuối... năm đầu tiên –nhưng điều đó không có nghĩa là dự án hoạt động kém hiệu quả, mà đơn giản chỉ là hiệu ứng giả được tạo ra bởi khấu hao Từ năm thứ 2 trở đi, lợi nhuận của dự án bắt đầu dương và đạt đỉnh tại thời điểm cuối năm thứ 4 và thứ 5 V Dòng tiền từ dự án Khi đánh giá một dự án, thông số quan trọng nhất thể hiện thực sự những gì mà dự án mang lại chính là dòng tiền cuối cùng mà dự án mang lại cho công. .. dự án dưới góc độ chủ sở hữu: 9 Số liệu được tổng hợp từ Trang Tin tức Kinh doanh CafeF- Công ty Cổ phần Truyền thông Việt Nam VCCorp Chi tiết về số liệu và cách tính xem tại Phụ lục 2 của báo cáo thẩm định 10 Theo thông tin cho trước của dự án 11 Chi tiết số liệu và bảng tính xem tại Phụ lục 1 của báo cáo thẩm định Tình huống số 3 30 Thẩm định tài chính dự án Năm I 0 1 2 3 4 5 Dòng tiền ra 1 Đầu tư

Ngày đăng: 09/07/2014, 08:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan