Gai tuyết, gai làm bánh (Kinh), trữ ma, bẩu pán (Tày), co pán (Thái) ppsx

5 322 0
Gai tuyết, gai làm bánh (Kinh), trữ ma, bẩu pán (Tày), co pán (Thái) ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Gai tuyết, gai làm bánh (Kinh), trữ ma, bẩu pán (Tày), co pán (Thái), chiều đủ (Dao) Công dụng: Gai là loài cây LSNG đa tác dụng: sợi gai là một trong những loại sợi được con người sử dụng sớm nhất. Ở Trung Quốc sợi gai được dùng từ trước Công Nguyên. Hiện nay sợi gai vẫn được nhiều địa phương dùng làm thừng, dây gai, lưới đánh cá dây câu và các loại lưới. Lưới và dây câu bằng sợi gai rất bền trong nước mặn. Gai cũng được dùng làm chiếu, cánh buồm. Sợi gai chế biến được sử dụng trong nhiều việc như: dệt màn, vải thô, vải lọc. Các phần còn lại của thân gai, sau khi đã tách sợi có thể dùng làm giấy chất lượng cao như giấy sổ tay, giấy thuốc lá Lá và phần thân non của gai dùng làm thức ăn gia súc. Ở Việt Nam lá gai dùng chế biến loại bánh: bánh gai cổ truyền. Giá trị dinh dưỡng của các phần trên đất của cây gai khá cao: trong 100g chứa 11 -28g protein; 9-29g chất xơ; 15-17g chất tro; 3,7-4,5 chất calci; 0,13-0,31g photpho. Trong 100g lá khô chứa khoảng 25g protein. Gai còn được coi là cây thuốc cổ truyền của nhiều nước châu Á. Theo Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004), rễ gai có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng an thai, cầm máu, lợi tiểu. Lá gai cũng có vị ngọt, tính hàn có tác dụng làm mát máu. Rễ gai giã nát với rễ vông vang đắp làm cho mụn nhọt chóng mưng mủ. Lá gai dùng riêng hoặc giã đắp với cây cứt lợn có tác dụng cầm máu, làm lành vết thương. Lá gai phối hợp với lá vông, lạc tiên, rau má, nấu thành cao, cho thêm đường uống làm thuốc an thần gây ngủ. Sợi từ vỏ gai mềm và được được xếp vào nhóm không có chất gỗ. Tế bào sợi dài (10-)40- 250(-600)µm và rộng (10-)25-60(-100)µm. Lát cắt ngang của sợi bị dẹp và không đều, vách tế bào sợi dày, trong suốt, 2 đầu nhọn đến tròn. Sợi bao gồm: 69-91% cellulose; 5-13% hemicellulose;1% lignin; 2% pectin và 2-4% chất tro. Sợi tách từ thân gai có nhiều chất nhầy, vì vậy cần có các phương pháp đặc biệt để tách chất nhầy khỏi sợi. Chất nhầy chủ yếu gồm hemicellulose và chất pectin, tan nhiều trong nước, nhưng ít tan trong dung dịch kiềm. Sợi tách hết chất nhầy (gôm) có thể chứa 96-98% cellulose. Hình thái: Cây thảo nhiều năm, đứng thẳng, thường mọc thành bụi, cao 1-2m, hóa gỗ ở gốc, thân rễ kéo dài và có rễ dạng củ. Thân thường không phân cành, đường kính 8-16mm, lúc non màu xanh và có lông mềm, sau mầu nâu nhạt và hóa gỗ. Lá đơn mọc cách, với 3 gân gốc rõ; lá kèm, hình đường- ngọn giáo, gốc dính lại, dài tới 1,5cm; cuống lá dài 6-12cm, có lông; phiến lá hình trứng rộng, hình tam giác đến gần hình tròn, kích thước 7-20x4- 18cm, gốc hình nêm đến gần hình tim, đầu thường có mũi nhọn, mép có răng thưa đến răng nhọn, mặt trên màu lục sẫm và nhẵn; mặt dưới nhẵn, có lông ép sát màu lục, hay trắng. Cụm hoa hình chùy hay hình chùm ở nách, dài 3-8cm, mỗi nhánh mang các đám hoa chụm lại hay tách xa nhau; chủ yếu là các hoa đực với các cành hoa đực ở gốc; các cụm hoa đực thường nhỏ với 3-10 hoa; cụm hoa cái lớn hơn, thường mang 10-30 hoa. Hoa đực có cuống ngắn, bao hoa 3-5 thùy; nhị bằng số thùy. Hoa cái không cuống, bao hoa hình ống, 2-4 thùy, màu xanh nhạt đến màu hồng; bầu chứa 1 noãn, vòi mảnh và có lông một phía; núm hình sợi. Quả bế gần hình cầu, đến hình trứng, đường kính khoảng 1mm, bao bọc bởi bao hoa tồn tại, có lông, màu vàng nâu. Hạt gần hình cầu đến hình trứng, đường kính nhỏ hơn 1mm, màu nâu đen. Phân bố: - Gai có thể có nguồn gốc từ phía tây và trung phần của Trung Quốc. Đã trở thành cây trồng từ rất lâu đời ở Trung Quốc rồi lan sang các nước châu Á. Gai phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, dưới dạng cây trồng hoặc cây bán hoang dã. Các tỉnh có gai phân bố là: Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hà Tây, Hà Nội - Trên thế giới gai phân bố ở Ấn Độ, Malaysia, Lào, Campuchia, Philippin, Trung Quốc và Nhật Bản. Được nhập vào châu Âu để trồng từ thể kỷ XVIII. Đặc điểm sinh học: Hiện gai đã có mặt ở nhiều nước, từ vùng xích đạo (lndonesia, Philippin) đến vĩ tuyến 380 bắc (Nhật Bản và Hàn Quốc), ở vùng có nhiệt độ từ 20-28 0 C. Cây không chịu được sương muối vì thân ngầm sẽ bị chết. Cây ưa ẩm, đòi hỏi lượng mưa 100-140mm; khi non hơi chịu bóng; sinh trưởng và phát triển nhanh trong mùa mưa ẩm, đến mùa đông có hiện tượng rụng lá hơi tàn lụi. Cây ra hoa hàng năm; điều kiện ngày ngắn kích thích cây ra hoa nhanh. Chưa thấy gai tái sinh bằng hạt, nhưng khả năng tái sinh vô tính bằng chồi rất khỏe. Cũng tái sinh bằng các thân và cành cắt ra đem giâm xuống đất. Để tạo sợi tốt, cây đòi hỏi loại đất sét pha cát, thoát nước tốt, có độ pH 5,5-6,5. Cây rất mẫn cảm với việc thiếu nước, nhưng cũng không chịu được ngập nước lâu. Sau khi trồng 5-20 ngày, thân rễ bắt đầu sinh trưởng. Sau khi trồng 3-10 tháng là có thể thu hoạch. Nhưng những tháng đầu cây cho sợi chất lượng rất kém. Mùa hoa quả tháng 11-1. . Gai tuyết, gai làm bánh (Kinh), trữ ma, bẩu pán (Tày), co pán (Thái), chiều đủ (Dao) Công dụng: Gai là loài cây LSNG đa tác dụng: sợi gai là một trong những loại sợi được con người. Lá và phần thân non của gai dùng làm thức ăn gia súc. Ở Việt Nam lá gai dùng chế biến loại bánh: bánh gai cổ truyền. Giá trị dinh dưỡng của các phần trên đất của cây gai khá cao: trong 100g. tác dụng làm mát máu. Rễ gai giã nát với rễ vông vang đắp làm cho mụn nhọt chóng mưng mủ. Lá gai dùng riêng hoặc giã đắp với cây cứt lợn có tác dụng cầm máu, làm lành vết thương. Lá gai phối

Ngày đăng: 09/07/2014, 05:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan