SKKN_Tin hoc Vp doi moi kiem tra danh gia

19 666 0
SKKN_Tin hoc Vp doi moi kiem tra danh gia

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I.CƠ SỞ LÝ LUẬN: Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã được đề cập và bàn rất sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua. Các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới của lý luận dạy học hiện đại để đưa nền dạy học của nước ta ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động của học sinh dưới sự tổ chức hướng đẫn của giáo viên: học sinh tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ, nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức, kỹ năng đã thu nhiệm được. Một trong những biểu hiện quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới kiểm tra, dánh giá. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học tạo điều kiện tăng cường kiẻm tra, đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau, với độ phân hoá cao và có thể coi kiểm tra, đánh giá như một biện pháp kích thích hứng thú học tập cho tất cả các đối tượng học sinh, giúp cá nhân học sinh có thể tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục những sai sót, hạn chế (nếu có) trong quá trình tìm hiểu, lĩnh hội và vận dụng kiến thức, kỹ năng bộ môn. Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình dạy học, góp phần tạo thành công cho đổi mới giáo dục ở trung học phổ thông. Từ việc coi kiểm tra, đánh giá chỉ với mục tiêu kết luận kết quả học tập của học sinh tại thời điểm cuối của chương trình giáo dục, tới việc định hướng đánh giá nằm trong cả quá trình giúp cho giáo viên điều chỉnh cách dạy để học sinh đạt kết quả học tập ngày càng cao đang là một chuyển đổi tích cực của giáo dục phổ thông. Đổi mới công tác đánh giá, cần nắm vững mối quan hệ giữa kiểm tra, lượng giá và đánh giá khắc phục thói quen khá phổ biến là trong khi chấm bài kiểm tra giáo viên chỉ chú trọng việc cho điểm, ít cho những lời phê chỉ rõ ưu, khuyết điểm 1 của học sinh khi làm bài, không mấy quan tâm đến việc ra những quyết định sau kiểm tra nhằm điều chỉnh hoạt động dạy và học, bổ sung những lỗ hổng trong kiến thức của học sinh, giúp đỡ riêng đối với học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, chú trọng hướng dẫn học sinh phát triển kỹ năng và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Tin học không có nghĩa là thay thế những hình thức đánh giá đang dùng bằng các hình thức đánh giá hoàn toàn mới lạ mà là sử dụng linh hoạt nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau.Thí dụ, căn cứ theo thời điểm đánh giá có thể sử dụng các hình thức như: đánh giá đầu vào, đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, đánh giá tổng kết. Căn cứ theo tính chất đánh giá có các hình thức kiểm tra, đánh giá: trắc nghiệm, viết, nói, thực hành. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy của bản thân ở môn Tin học, tôi đã vận dụng linh hoạt việc đổi mới kiểm tra, đánh giá dưới nhiều hình thức khác nhau: kiểu bài tự luận, kiểu bài trắc nghiệm, kiểu bài kết hợp tự luận và trắc nghiệm, bài vấn đáp, kiểu mẫu đánh giá định kỳ, đánh giá qua quan sát, trao đổi, thảo luận, đánh giá qua tự học (làm bài tập, đọc thêm, kiếm tìm tư liệu, tích luỹ tư liệu, ) và còn đánh giá qua việc tổ chức các trò chơi (Ví dụ: trò chơi “Đấu trường 100”, ) Trong quá trình thực hiện chương trình trung học phổ thông mới tôi đã có những nghiên cứu trong đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Tin học, điều đó được thể hiện qua hệ thống câu hỏi bài tập rất phong phú, đa dạng và trong những bài kiểm tra kết quả học tập sau khi kết thúc từng phần cho học sinh. Các đề kiểm tra luôn có sự cải tiến cả về nội dung và hình thức. Bên cạnh những câu hỏi quen thuộc theo dạng tự luận còn có câu hỏi trắc nghiệm khách quan được xây dựng theo các dạng: câu hỏi lựa chọn đúng sai, câu hỏi nhiều lựa chọn (từ hai lựa chọn trở lên), câu hỏi điền khuyết, câu hỏi đối chiếu cặp đôi những loại câu 2 hỏi này được dùng để kiểm tra, luyện tập kỹ năng nghe, đọc các thuật ngữ máy tính, thực hành và sử dụng các kiến thức, kỹ năng trên phạm vi báo quát những kiến thức kỹ năng các em đã được học trong chương trình, mỗi câu hỏi có độ khó khác nhau, nhằm vào những mạch kiến thức, kỹ năng khác nhau nên có thể giúp học sinh ghi nhớ các kiến thức cơ bản dần hạn chế những lỗi sai mà học sinh thường mắc phải. Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh không chỉ nhằm cho điểm mà phải được xem là căn cứ xác định mức độ phát triển và tiến bộ hay chưa tiến bộ, đạt được những gì, làm căn cứ điều chỉnh nội dung và cách thức dạy học thích hợp. Công việc này phải được tiến hành thường xuyên trong cả quá trình theo dõi kết quả học tập của học sinh III. MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: Đề tài này hướng tới mục đích nhiệm vụ sau đây: 1. Về kiến thức: • Nắm được những định hướng chung về đổi mới kiểm tra, đánh giá ở môn Tin học - trung học phổ thông • Nội dung và phương pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Tin học • Hiểu được kỹ thuật thiết kế đề kiểm tra, đánh giá môn Tin học 2. Về kỹ năng: • Thiết kế đề kiểm tra, đánh giá môn Tin học theo hướng đổi mới. • Rèn kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, thực hành cuả học sinh. 3. Về thái độ: • Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá môn Tin học. • Đổi mới quan niệm đánh giá kết quả học tập của học sinh, tăng cường rèn luyện kỹ năng. 3 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Làm đề tài này, tôi đã vận dụng nhiều phương pháp. Dưới đây là những phương pháp chủ yếu: 1. Phương pháp thống kê, nêu ví dụ. 2. Phương pháp thực nghiệm. 3. Phương pháp so sánh. 4. Phương pháp phân loại, phân tích. 5. Phương pháp tổng hợp. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ A. GIẢI PHÁP VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TRONG MÔN TIN HỌC. I. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN: 1. Định hướng chung: Cải tiến cách đánh giá là một khâu được coi là rất quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học. Kiểm tra đánh giá không chỉ được thực hiện thông qua hỏi đáp mà bằng nhiều hình thức khác nhau, có kiểm tra thường xuyên, định kỳ. Đổi mới kiểm tra, đánh giá phải chính xác, khách quan, công bằng; phù hợp với đặc trưng môn học; đảm bảo toàn diện về nội dung; đảm bảo phân hoá kết quả; đảm bảo nội dung và thời lượng. Đặc biệt phải đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá: Trắc nghiệm và tự luận. Việc khai thác các phần mềm mô phỏng, các chủ đề trong chương trình, các đề kiểm tra trắc nghiệm, là rất quan trọng. Mục đích chính của đánh giá không phải chỉ để xem xét kết quả học tập của từng học viên cụ thể mà để biết: + Học viên hiểu, biết, làm được gì khi học xong bài. + Bài học đã đạt các mục tiêu đề ra chưa? + Có thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học. 4 2. Những yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá môn Tin học • Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn, phương pháp kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh phù hợp yêu cầu đổi mới của ngành và đáp ứng với yêu cầu xã hội. • Nên sắp xếp thời gian để việc ôn tập, kiểm tra đánh giá được tiến hành thường xuyên trong từng tiết học sau mỗi chủ đề. • Tăng cường sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên theo hướng dẫn chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. • Đổi mới nội dung và phương pháp đánh giá bằng cách đa dạng hoá các hình thức và công cụ đánh giá. • Dựa vào kết quả thực hành nghe, đọc, nói, viết mà đánh giá kết quả dạy và học. • Dựa trên mức độ tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh khi học tập và thực hành. Tính tích cực chủ động của học sinh thể hiện ở việc tìm ra những khía cạnh mới, những câu hỏi từ học sinh, những cách làm khác ngoài những hướng dẫn của giáo viên và giáo trình. II. NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ CỦA MÔN TIN HỌC 1. Kiến thức Có kiến thức cơ bản nhất ở mức phổ thông về tin học, hệ điều hành, soạn thảo văn bản, mạng máy tính và Internet, sử dụng được một số hàm tính toán trên bảng tính điện tử MS. Excel. 2. Kĩ năng: Có khả năng sử dụng máy tính, mạng máy tính phục vụ học tập và bước đầu vận dụng vào cuộc sống. 5 3. Thái độ Rèn cho học sinh phong cách suy nghĩ và làm việc phù hợp với con người của thời đại tin học như sự ham hiểu biết, tìm tòi sáng tạo, chuẩn mực, chính xác trong suy nghĩ. Có ý thức tìm hiểu một số vấn đề về xã hội, kinh tế, đạo đức liên quan đến tin học. III. NHỮNG YÊU CẦU VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ CỦA MÔN HỌC TIN HỌC 1.Yêu cầu về phương pháp Đánh giá năng lực của học sinh một cách toàn diện, chính xác, khách quan . Kết hợp một cách hợp lí, nhuần nhuyễn giữa các hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận. Giáo viên cần đầu tư thời gian và trí tuệ vào việc đổi mới, biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. 2. Hình thức xây dựng bộ công cụ đánh giá : a. Trắc nghiệm khách quan: * Phạm vi kiến thức: - Năng lực hiểu biết và vận dụng. *Yêu cầu: - Đa dạng hoá hình thức. - Kiểm tra kiến thức toàn diện và có tính phân hoá . - Hạn chế câu hỏi kiểm tra ở trình độ nhận biết đơn giản mà chú trọng câu hỏi ở mức độ thông hiểu và vận dụng . * Câu hỏi trắc nghiệm : - Đa dạng các hình thức trắc nghiệm: Đúng - sai; đối chiếu - cặp đôi; điểm khuyết; bổ sung lựa chọn - Giáo viên cần đầu tư cho các phương án để tăng cường độ khó cho các câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn . 6 b. Tự luận : * Phạm vi kiến thức và kỹ năng : - Thoát li vở ghi, diễn đạt theo ý hiểu và trình bày ngắn gọn, đúng, đủ có thể trả lời bằng các ý nhỏ. *Yêu cầu: - Kiểm tra cách diễn đạt ý - Không nên gò bó, cứng nhắc trong một kiểu khuôn mẫu mà đa dạng hoá cách ra đề có tính mở để học sinh khó sao chép. - Khuyến khích tính sáng tạo trong bài làm của học sinh. - Chú ý đến mức độ phù hợp với trình độ học sinh, từng lớp, từng trường * Các dạng đề tự luận : - Là một bài tự luận ngắn(45 phút) nhằm kiểm tra một phương diện kiến thức kỹ năng nào đó. 3. Quy trình của kiểm tra, đánh giá : Xác định nội dung về kiến thức và kỹ năng cần kiểm tra: cuối buổi học, hết từng phần học, định kì, cuối kì. Xác định nội dung của đề kiểm tra gồm hai yêu cầu : + Hỏi học sinh đúng kiến thức đã học, ngắn gọn, đầy đủ. + Xác định đúng hình thức trắc nghiệm: Đúng - sai, đối chiếu - cặp đôi , điền khuyết , bổ sung lựa chọn , 4. Xây dựng câu hỏi và đáp án trả lời : - Ngắn gọn, đầy đủ. - Sáng rõ. - Đơn nghĩa. 5. Các hình thức kiểm tra, đánh giá khác: - Kiểm tra miệng thường xuyên. - Làm bài tập nghiên cứu nhỏ. 7 - Trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm cuối buổi học. - Tham gia vào các trò chơi do giáo viên thiết kế B. THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN TIN HỌC THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI: Do đặc thù của môn học đòi hỏi phải chú trọng nâng cao kỹ năng thực hành nên các tiết kiểm tra cần được làm trên máy tính là chủ yếu. Do đối tượng học không phải là học sinh phổ thông, yêu cầu phần kiến thức lý thuyết có giảm nhẹ, nhưng không vì thế mà nội dung giảng dạy, ôn tập, kiểm tra đán giá quá thiên về chỉ yêu cầu kỹ năng mà cần coi trọng yếu tố văn hóa tin học cần được truyền thụ đúng mức. Thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm dựa trên phần mềm Violet có ưu điểm thiết kế dễ dàng, nhanh chóng; đáp ứng cách thiết kế đa dạng về các hình thức trắc nghiệm; giao diện thân thiện và sinh động với người học. I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT (CÓ THỂ SỬ DỤNG CUỐI MỖI BUỔI HỌC TRONG GIỜ LÝ THUYẾT HOẶC THỰC HÀNH) Sau khi học xong bài "Hệ điều hành Windows": + Giáo viên đã thiết kế trước các câu hỏi trắc nghiệm trên phần mềm Violet, chuẩn bị các phiếu trả lời đáp án phát cho học sinh + Giáo viên vừa chiếu câu hỏi vừa đọc lên màn chiếu các câu hỏi trắc nghiệm đã soạn + Học sinh ghi đáp án đúng vào phiếu + Hết giờ kiểm tra, học sinh chuyển phiếu giữa 2 bàn liền kề và cùng kiểm tra đáp án. + Giáo viên chuẩn kiến thức và giải thích nếu cần. 8 9 10 [...]... =IF(G6>=5,"Đạt","Không Đạt") 13 III GIỚI THIỆU ĐỀ KIỂM TRA THỰC HÀNH TỔNG HỢP MS WORD (thời gian: 45') ĐỀ SỐ 1: Em hãy định dạng trang phù hợp và trình bày văn bản sau và lưu tệp là thi_thuchanh.doc 1 Khái niệm: Là một tập hợp các chương trình có nhiệm vụ quản lý các tài nguyên của hệ thống, tổ chức khai thác chương trình một cách tối ưu 2 Chức năng:  Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống  Phân phối... án-biểu điểm Câu1: A (1,5đ) Câu 2: C (1,5đ) Câu 3: B (1,5đ) Câu 4: C (1,5đ) Câu 5: B (1,5đ) Câu 6 : (1,5đ) Câu 7 : B (1đ) II GIỚI THIỆU BÀI KIỂM TRA VIẾT -KẾT THÚC CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC ỨNG DỤNG (thời gian: 45') 12 ĐỀ THI LÝ THUYẾT TIN HỌC TRÌNH ĐỘ A Thời gian làm bài 45 phút (không kể phát đề) I KIẾN THỨC CHUNG VỀ MÁY TÍNH VÀ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS Câu 1: 2 điểm Hãy vẽ sơ đồ cấu trúc tổng quát của máy... sáng tạo - Một số em học sinh có cách diễn đạt rất tốt 2 Nhược điểm: - Phân bố thời gian giữa hai phần trắc nghiệm và tự luận chưa hợp lý nên có một số bài ở phần tự luận còn dang dở - Các phương án cho câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, học sinh còn làm sai hoặc mất nhiều thời gian D ĐIỀU KIỆN ĐỂ ÁP DỤNG ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TRONG MÔN TIN HỌC I VỀ PHÍA GIÁO VIÊN: - Không ngừng học tập... chính mình Hợp tác với bạn và học bạn - Tự kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh quy trình học tập của bản thân PHẦN III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ I KẾT LUẬN: 1 Những thay đổi về kiểm tra, đánh giá trong môn Tin học nói riêng và trong giáo dục nói chung đã làm chuyển đổi toàn bộ cách dạy và học trong nhà trường Nếu không tiếp cận và thay đổi nhận thức đánh giá, kiểm tra kết quả học tập của học sinh sẽ theo một hướng... NGHỊ - Tổ chức hội thảo các chuyên đề về kiểm tra, đánh giá học sinh và xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho phù hợp với trình độ của học sinh - Ngoài việc giáo viên tự học, tự tìm kiếm các phần mềm dạy học, phần mềm thiết kế bài giảng, thiết kế câu hỏi trắc nghiệm, các giáo viên Tin học nên được tổ chức tập huấn chia sẻ kinh nghiệm lĩnh vực CNTT, giao lưu học hỏi giữa các đơn vị Tháng 4/2010... tính Có nhiều phần mềm có khả năng chỉnh sửa văn bản hoặc hình ảnh đã được đưa vào trong máy   16 C ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH: I KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Trong quá trình thực hiện việc kiểm tra, đánh giá môn Tin học ở học kì I vừa qua, tôi đã thu nhận được kết quả học tập của học sinh lớp 11A2 như sau: Tổng số học sinh 49 Giỏi SL 10 % 22% Khá SL 21 Trung bình % 41% SL 18 % 37% Yếu SL 0 %... trong nhà trường Nếu không tiếp cận và thay đổi nhận thức đánh giá, kiểm tra kết quả học tập của học sinh sẽ theo một hướng khác và không phù hợp với yêu cầu, mục tiêu đặt ra trong đổi mới 2 Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải gắn với chương trình, sách giáo khoa với chuẩn kiến thức được xác định trong từng môn học, từng phân môn cũng như đối với mỗi bài học cụ thể 18 3 Đánh giá... kê những thiết bị phần cứng, và tên phần mềm mà em biết II CHƯƠNG TRÌNH MS-WORD VÀ MS-EXCEL * Phần tự luận: Câu 3: 2 điểm Giả sử bạn đang soạn thảo văn bản trong Word Hãy trình bày cách đặt lề và hướng trang giấy theo yêu cầu sau: Lề trên 2.5cm, lề dưới 2cm, lề phải 2cm, lề trái 3.5cm, hướng giấy đứng Câu 4: 2 điểm Giả sử trong Excel ta có bảng tính sau: A 5 B C Toán 7 Nguyễn Phương Anh 8 E Điểm Họ và... trắc nghiệm, các giáo viên Tin học nên được tổ chức tập huấn chia sẻ kinh nghiệm lĩnh vực CNTT, giao lưu học hỏi giữa các đơn vị Tháng 4/2010 - Nguyễn Thị Nhiễu Em làm cũng chưa đầu tư được nhiều thời gian, phần đầu hơi dài dòng, phần sau thì còn sơ sài Dùng tạm nhé Tất nhiên chưa làm được theo đúng ý của mình 19 . mới kiểm tra, đánh giá ở môn Tin học - trung học phổ thông • Nội dung và phương pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Tin học • Hiểu được kỹ thuật thiết kế đề kiểm tra, đánh giá môn Tin học 2 Câu 7 : B (1đ) II. GIỚI THIỆU BÀI KIỂM TRA VIẾT -KẾT THÚC CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC ỨNG DỤNG (thời gian: 45') 12 ĐỀ THI LÝ THUYẾT TIN HỌC TRÌNH ĐỘ A Thời gian làm bài 45 phút (không kể phát đề) . Có thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học. 4 2. Những yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá môn Tin học • Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn, phương pháp kiểm tra, đánh

Ngày đăng: 09/07/2014, 01:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan