bai_tap_hoa_hoc.doc

7 1.4K 1
bai_tap_hoa_hoc.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài tập ôn thi môn Hóa học

Trường: Bài 1: Lớp : Phản ứng Oxi hóa khử Tên:Câu 1: Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron : a. NH3 + O2 → NO + H2O b. FeS2 + HNO3 → Fe(NO3) + H2SO4 + NO2 + H2OCâu 2: Cho phản ứng M2Ox + HNO3 → M( NO3)3 + NO + H2O a. Cân bằng phương trình phản ứng trên. b. Với giá trị nào cuả x phản ứng trên sẽ là:- Phản ứng oxi hóa khử. - Phản ứng trao đổi. Trường: Bài 2:Lớp: Luyện tập chương 4: Phản ứng hóa họcHọ tên:Câu 1: Phản ứng nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa khử: a, Phản ứng hóa học c, Phản ứng thế trong hóa vô cơ b, Phản ứng phân hủy d, Phản ứng trao đổiCâu 2: Biết phản ứng nhiệt hóa học, phản ứng tổng hợp Amoniăc như sau: 3H2 + N2 → 2NH3 ΔH= - 92,82 KJ/mol. Hãy tính lượng nhiệt thu được khi cho H2 tác dụng với 336 lít không khí chứa 80% N2 (đkc).Câu 3: Để xác định hàm lượng cồn (C2H5OH) trong máu người ta cho huyết thanh tác dụng với dung dịch Kali dicromat theo phương trình: C2H5OH + K2Cr2 O7 + 8H2SO4 →2CO2 + 2Cr2 (SO4)3 + 2K2SO4 + 11H2O. Biết rằng 112 gam huyết thanh của 1 người lái xe tác dụng vừa hết với 140ml dung dịch K2Cr2O7 0,07M. Hỏi người lái xe đó có phạm luật không, biết rằng theo luật thì hàm lượng cồn không vượt quá 0,02% theo khối lượng. Bài 3:CloCâu 1: Dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng vật lí hay hóa học? Giải thích?Câu 2: Sục khí clo qua dung dịch Na2SO3 thấy có hiện tượng gì?Viết phương trình phản ứng minh họa.Câu 3: Viết phản ứng cuả clo với 1 chất để: a, Tạo một loại nước dùng làm chất tẩy. b, Tạo sản phẩm là nguyên liệu của một loại thuốc nổ. c, Tạo một chất có nhiều trong thành phần nước biển. d, Tạo sản phẩm là chất bốc khói trong không khí ẩm. Hãy viết các phương trình hóa học cho mỗi trường hợp và cho biết vai trò của clo trong mỗi phản ứng đó.Bài 4:Luyện tập chương 5: Nhóm Halogen.Câu1: Dung dịch nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh: a/ HCl b/ H2SO4 c/ HNO3d/ HF Câu 2: Sẽ quan sát thấy hiện tượng gì khi ta thêm dần dần nước clo vào dung dịch kaliIodua có chứa săn một ít hồ tinh bột? Dẫn ra phương trình hóa học của phản ứng mà em biết.Câu 3: Hãy cho biết tên của các chất A, B, C, biết rằng chúng tham gia các phản ứng dược ghi bằng các sơ đồ sau. Biết A là chất khí màu vàng lục ở điều kiện thường. A + H2 →B A + H2O ↔ B+C A + H2O + SO4 → B+… C→ B + … Hãy viết phương trình đầy đủ các phản ứng. Trường: Bài 5:Lớp: Các oxit của lưu huỳnhHọ tên:A. Trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn vào câu đúng nhấtCâu 1: Để điều chế SO2 trong PTN, chúng ta tiến hành như sau:a. Cho S cháy trong không khí.b. Đốt cháy hoàn toàn khí H2S trong không khí.c. Cho dung dịch Na2SO3 tác dụng với H2SO4 đậm đặc.d. Cho Na2SO3 tinh thể tác dụng với H2SO4 đậm đặc nóng.Câu 2: SO2 là một trong những khí gây ô nhiễm môi trường do:a. SO2 là chất có mùi hắc, nặng hơn không khí.b. SO2 là khí độc và khi tan trong nước mưa tạo thành axit gây ra sự ăn mòn kim loại và các vật liệu.c. SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.d. SO2 là 1 oxit axit.Câu 3: Để loại bỏ SO2 ra khỏi CO2 có thể dùng cách nào sau đây:a. Cho hỗn hợp đi qua dung dịch nước vôi trong.b. Cho hỗn hợp đi qua dung dịch Br2 dư.c. Cho hỗn hợp đi qua dung dịch Na2CO3 dư.d. Cho hỗn hợp đi qua dung dịch NaOH.Câu 4: Kết luận nào sau đây đúng đối với SO2:a. SO2 chỉ có tính chất của 1 oxit axit.b. SO2 chỉ có tính khử.c. SO2 chỉ có tính oxi hóa.d. SO2 có cả 3 tính chất trên.Câu 5: Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4 thấy màu tím nhạt dần rồi mất màu, nguyên nhân là do:a. SO2 đã oxi hóa KMnO4 thành MnO2.b. SO2 đã khử KMnO4 thành Mn2+.c. KMnO4 đã khử SO2 thành S+6d. H2O đã oxi hóa KMnO4 thành Mn+2.B. Tự luậnCâu 1: a. Phản ứng nào có thể chuyển hóa lưu huỳnh thành lưu huỳnh dioxit và ngược lại lưu huỳnh dioxit thành lưu huỳnh.b. khí lưu huỳnh dioxit là một trong những khí chủ yếu gây mưa axit. Mưa axit phá hủy những công trình được xây dựng bằng đá, thép: - Tính chất nào của khí SO2 đã phá hủy những công trình này?- Hãy dẫn ra phản ứng hóa học để chứng minh. Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn 12,8 gam SO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Muối gì được tạo thành? Khối lượng bao nhiêu gam? Trường: Bài 6:Lớp: Luyện tập chương 6: Nhóm oxiHọ tên:A. Trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn vào câu đúng nhấtCâu 1: Khí H2S là khí rất độc, đế thu khí H2S thoát ra khi làm thí nghiệm người ta đã dùng:a.Dung dịch axit HCl. c.Dung dịch NaOH.b.Dung dịch NaCl. d. Nước cất.Câu 2: Có thể tồn tại đồng thời các chất sau trong cùng một bình chứa: a, Khí H2S và khí SO2. b, Khí O2 và khí Cl2 c, Khí O2 và dung dịch KI d, Khí O3 và dung dịch KI Chọn đáp án đúng: 1/ a, b 2/ a, d 3/ a, c 4/ b, cCâu 3: Cấu hình electron nguyên tử nào là của lưu huỳnh ở trạng thái kích thích để nguyên tử lưu huỳnh tạo ra 6 liên kết cộng hóa trị:a. 1s22s22p63s23p4b. 1s22s 22p63s13p33d2c. 1s22s22p63s23p33d1d. 1s22s22p63s23p5Câu 4: Tính chất nào sau đây không đúng đối với nhóm oxi (nhóm VI A)? Từ nguyên tố oxi đến nguyên tố Telu:a. Độ âm điện của nguyên tử giảm dần.b. Bán kính nguyên tử tăng dần.c. Tính bền của hợp chất hidro tăng dần.d. Tính axit của hợp chất hidroxit giảm dần.Câu 5: Hỗn hợp khí gồm ozôn và oxi có tỷ khối hơi so với hydro bằng 12. Phần trăm theo thể tích hỗn hợp khí lần lượt là: a. 30%, 70% b. 75%, 25%c. 25%, 75% d. 50%, 50%Câu 6 : Dung dịch hidrosunfua có tính chất hóa học đặc trưng là :a. Tính oxi hóa. b. Tính khử.c. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. d. Không có tính oxi hóa, không có tính khử. Câu 7: Từ quặng Pirit sắt, nước, không khí và các điều kiện, thiết bị có đủ, có thể điều chế các chất sau đây: a. FeSO4; Fe (OH)3b. H2SO4; Fe (OH)2c. H2SO4; Fe2 (SO4)3; FeSO4; Fe d. H2SO4; Fe(OH)3Câu 8: Sục khí O3 vào dung dịch KI có nhỏ sẵn vài giọt hồ tinh bột, hiện tượng quan sát được:a. Dung dịch có màu vàng nhạt. b. Dung dịch có màu xanh.c. Dung dịch trong suốt. d. Dung dịch có màu tím.Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 2,04 gam hợp chất A, thu được 1,08 gam nước và 1,344 lít SO2 (đkc). CTPT hợp chất A là:a. H2SO4b. H2S c. H2SO3d. Các câu trên đều saiCâu 10: Hidropeoxit có thể tham gia những phản ứng hóa học: H2O2 + 2KI  I2 + 2KOH H2O2 + Ag2O 2Ag + H2O + O2Tính chất của H2O2 được diễn tả đúng nhất là:a. Hidropeoxit chỉ có tính oxi hóa. b. Hidropeoxit chỉ có tính khử.c. Hidropeoxit không có tính oxi hóa, không có tính khử.d. Hidropeoxit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.B. Tự luận:Nếu đốt Mg trong O2 không khí rồi đưa vào bình đựng khí SO2, nhận thấy có 2 chất bột được sinh ra: bột A màu trắng, bột B màu vàng. Bột B không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng nhưng cháy được trong không khí, sinh ra khí C làm mất màu dung dịch KMnO4. a. Hãy cho biết tên các chất A, B, C. Giải thích.b. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra. . phản ứng. Trường: Bài 5:Lớp: Các oxit của lưu huỳnhHọ tên:A. Trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn vào câu đúng nhấtCâu 1: Để điều chế SO2 trong PTN, chúng ta tiến. gam? Trường: Bài 6:Lớp: Luyện tập chương 6: Nhóm oxiHọ tên:A. Trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn vào câu đúng nhấtCâu 1: Khí H2S là khí rất độc, đế thu khí H2S thoát

Ngày đăng: 14/08/2012, 10:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan