Làm gì khi bỗng dưng... mất ngủ? pps

3 318 0
Làm gì khi bỗng dưng... mất ngủ? pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Làm gì khi bỗng dưng mất ngủ? Vào một số ngày nhất định trong tuần, bạn trằn trọc suốt đêm mà không thể chợp mắt, hiện tượng này có thể kéo dài trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng hay cả năm mà không thể tìm ra nguyên nhân. Bạn đừng quá lo lắng, có thể bạn đang bị chứng “mất ngủ có chu kỳ” và điều này hoàn toàn có thể khắc phục bằng việc tạo dựng và thực hiện một số thói quen tốt dưới đây. 1. “Cài đặt” lại đồng hồ sinh học của bạn Giáo sư Neil Stanley, một chuyên gia về giấc ngủ của bệnh viện ĐH Norfolk And Norwwich (Anh) khuyên rằng: “Cơ thể chúng ta rất “khao khát” các hoạt động được tạo thành thói quen, bạn hãy cố gắng dậy sớm hơn một chút vào ngày mà bạn thường bị mất ngủ và không nhất thiết phải ngủ trưa vào ngày hôm đó”. Bên cạnh đó, bạn nên giữ cho mình một số thói quen nhất định như đi ngủ vào thời điểm cố định (tốt nhất là trước 23h), tắt đèn khi ngủ, dọn dẹp phòng ngủ sạch sẽ, thoáng đãng hay nằm ngủ trong một không gian yên tĩnh hoàn toàn…, những điều tưởng chừng rất nhỏ này lại chính là chìa khóa quyết định chất lượng của bạn đấy! 2. Ăn tối sớm hơn Bữa tối muộn là kẻ thù tồi tệ nhất của giấc ngủ. Hãy cố gắng để ăn bữa tối sớm, sao cho thời gian từ lúc bạn ăn đến lúc đi ngủ là ít nhất 4 tiếng. Không nên ăn bữa tối với một thực đơn quá nhiều đạm khiến giấc ngủ trở nên nặng nề. Không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, việc ăn tối muộn kéo dài còn dẫn tới hàng loạt các nguy cơ mắc bệnh như béo phì, tiểu đường, ung thư ruột… Đặc biệt, việc ăn tối muộn kết hợp với việc sử dụng rượu, chất cồn quá đà còn rất dễ gây “sốc” trong giấc ngủ, có thể dẫn tới đột quỵ. Bạn cũng không nên uống quá nhiều nước vào buổi tối, nếu khát hãy uống vài ngụm nhỏ để xua tan cảm giác đó. Tốt hơn cả là bạn nên uống một cốc sữa nóng, nó sẽ giúp bạn xoa dịu hệ thống thần kinh 3. Tránh xa chất cồn Nhiều người cho rằng, chất cồn sẽ giúp bạn chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn nhờ cảm giác “lâng lâng”, không tỉnh táo, tuy nhiên đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và… nực cười. Giáo sư Irshaad Ebrahim, Giám đốc y tế trung tâm nghiên cứu giấc ngủ London (Anh) nói: “Cồn chỉ tạo ảo giác tức thời, nó không phải một liệu pháp “an thần” lâu dài và tốt cho sức khỏe. Cồn giống như một loại thuốc gây mê, vì thế, sau vài giờ đồng hồ, khi nó được chuyển hóa, bạn sẽ thức dậy và không thể tiếp tục giấc ngủ, đó là điều tai hại”. Hãy hạn chế sử dụng chất cồn càng nhiều càng tốt, tốt nhất là nên tránh xa nó hoàn toàn vào khoảng 2,3 ngày trước thời điểm bạn hay bị mất ngủ, nó sẽ giúp bạn tăng nhiệt độ cơ thể và ổn định nhịp tim để giấc ngủ đến dễ dàng hơn. 4. Tập luyện nhẹ nhàng Muốn ngủ ngon, cơ thể bạn cần phải…mệt, vì thế, thay vì ôm lấy tivi bạn nên có một cuộc đi dạo ngắn, chạy bộ nhẹ nhàng hoặc đạp xe đạp vào cuối buổi chiều. Các bài tập và động tác nhẹ nhàng cũng sẽ cơ thể bạn đào thải nhanh hơn các độc tố gây hại tới giấc ngủ ra khỏi cơ thể bạn. Một vài mẹo nhỏ khác như tắm nước ấm với vài động tác massage cơ thể, tập hít thở, nghe các bản nhạc thư giãn… trước khi đi ngủ cũng rất có lợi cho giấc ngủ của bạn. 5. “Giải độc” cho não Đừng đưa những âu lo, phiền muộn hay lo lắng của bạn về công việc, các mối quan hệ… vào giấc ngủ, khi bộ não bị ức chế, dù bạn có làm tốt tất cả những điều đã đưa ra ở trên bạn cũng không thể có một giấc ngủ sâu. Trước khi đi ngủ ít nhất 2 tiếng, hãy chia sẻ với ai đó tất cả những điều bạn còn đang suy nghĩ, giải quyết tất cả công việc còn vướng bận hay thậm chí là viết ra một danh sách “những điều khiến tôi lo lắng”… để “giải độc” cho bộ não của bạn. Thay vì xem các chương trình trên tivi, bạn nên đọc một cuốn sách yêu thích, với nội dung nhẹ nhàng, cảm giác buồn ngủ sẽ đến nhanh hơn trong cảm giác thư thái đưa bạn vào một giấc ngủ sâu và êm ái. . Làm gì khi bỗng dưng mất ngủ? Vào một số ngày nhất định trong tuần, bạn trằn trọc suốt đêm mà không thể chợp. mất ngủ và không nhất thiết phải ngủ trưa vào ngày hôm đó”. Bên cạnh đó, bạn nên giữ cho mình một số thói quen nhất định như đi ngủ vào thời điểm cố định (tốt nhất là trước 23h), tắt đèn khi. giãn… trước khi đi ngủ cũng rất có lợi cho giấc ngủ của bạn. 5. “Giải độc” cho não Đừng đưa những âu lo, phiền muộn hay lo lắng của bạn về công việc, các mối quan hệ… vào giấc ngủ, khi bộ não

Ngày đăng: 08/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan