Chủng ngừa cho trẻ em docx

5 401 0
Chủng ngừa cho trẻ em docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chủng ngừa cho trẻ em Phần lớn các loại bệnh đều cần được chủng ngừa ngay từ lứa tuổi trẻ em, đặc biệt là ngay trong năm đầu tiên. Tại Việt Nam, có 6 bệnh hiểm nghèo bắt buộc chủng ngừa là: Lao, Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Sốt bại liệt và Sởi. Ngoài ra, từ năm 1998, Bộ Y tế Việt Nam đã đưa thêm chủng ngừa Viêm gan siêu vi B vào chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia. Bên cạnh những chủng ngừa cơ bản trên, còn có một số loại vaccin khác cũng đang được tìm ra và hiện đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới như: vaccin phòng nhiễm Hemophilus influenza, Quai bị, Rubéole, Thủy đậu, Viêm não Nhật Bản B, Thương hàn… 1. Lao: * Chủng ngừa ngay từ lúc mới sinh. * Nhắc lại 1 liều nếu kết quả IDR (phản ứng lao tốt) kiểm tra là âm tính sau 6 tháng tuổi. 2. Viêm gan Siêu vi B: Tùy thuộc vào nguy cơ mắc bệnh của trẻ, có thể phân thành các nhóm sau: * Nhóm nguy cơ cao: một trẻ được coi là có nguy cơ cao đối với việc nhiễm Viêm gan Siêu vi B khi người mẹ có kết quả xét nghiệm HbsAg (+). Đối với nhóm này cần khẩn trương tạo đáp ứng kháng thể: - Lần đầu tiên nên tiêm càng sớm càng tốt trong vòng 24 giờ sau sinh, sau đó tiêm 2 liều tiếp theo lúc 1 tháng tuổi và 2 tháng tuổi. - Nhắc lại 1 liều lúc 12 tháng và 1 liều lúc 8 tuổi. - Kiểm tra HbsAg và Anti – HbsAg cho trẻ sau 6 tháng tuổi. * Nhóm nguy cơ ít: Mẹ có HbsAg (-) - Từ lúc mới sinh, 2 liều tiếp theo lúc 1 tháng tuổi và 6 tháng tuổi. - Nhắc lại 1 liều lúc 5 tuổi. Tại một số phường xã và tuyến y tế cơ sở, chủng ngừa viêm gan siêu vi B được thực hiện như sau: - Từ lúc mới sinh, 2 liều tiếp theo lúc 2 tháng và 4 tháng. - Nhắc lại 1 liều lúc 12 tháng và 8 tuổi. 3. Nhóm các bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà: Các bệnh này được chủng ngừa bằng một loại vaccin chung theo lịch trình như sau: - Từ tháng thứ 2: ba liều liên tiếp cách nhau 1 - 2 tháng. - Nhắc lại liều lúc 16 - 18 tháng. 4. Bại liệt: vaccin được đưa vào cơ thể bằng đường uống hoặc chích. - Từ tháng 2: Ba liều liên tiếp cách nhau 1 - 2 tháng. - Nhắc lại liều lúc 16 - 18 tháng. 5. Sởi: - Lúc 9 tháng: 1 liều đơn thuần. - Có thể nhắc lại 1 liều tổng hợp Sởi - Quai bị - Rubeole lúc 15 tháng. - Nếu lúc 9 tháng trẻ chưa tiêm Sởi thì có thể tiêm mũi tổng hợp lúc 12 tháng tuổi. - Nhắc lại 1 liều kết hợp Sởi - Quai bị - Rubeole lúc 6 - 13 tuổi. Các chủng ngừa khác: Viêm màng não mủ do Hemophilus influenza Type B: - Nếu trẻ từ 2 - 6 tháng tuổi: 3 liều liên tiếp cách nhau 1 - 2 tháng, nhắc lại 1 liều lúc 16 - 18 tháng. - Nếu trẻ sau 6 tháng tuổi: 2 liều liên tiếp cách nhau 1 - 2 tháng, 12 tháng sau liều 2 nhắc lại 1 liều. - Nếu sau 1 tuổi: 1 liều duy nhất, không nhắc lại. Thủy đậu (Trái rạ) - Từ 12 tháng: 1 liều duy nhất (nếu trên 13 tuổi, tiêm 2 liều cách nhau 6 - 10 tuần). Viêm não Nhật Bản B: - Từ 12 tháng: 2 liều liên tiếp cách nhau 1 - 2 tuần, nhắc lại 1 liều 1 năm sau. - Sau đó nhắc lại 1 liều mỗi 3 năm cho đến 15 tuổi. Vaccin ngừa cúm: Mỗi năm, sau tháng chín, Tổ chức Y tế Thế giới sẽ đưa ra 1 loại chúng ngừa cúm dự kiến sẽ có thể gây bệnh trong năm tới. - Trẻ được chủng ngừa từ 6 tháng tuổi. - Nếu trẻ dưới 9 tuổi: nên nhắc lại 1 liều sau 4 tuần Thương hàn: - Một liều duy nhất cho trẻ trên 5 tuổi - Mỗi năm nhắc lại 3 lần. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định hiệu quả của việc chủng ngừa chính là việc tuân thủ đúng lịch trình chủng ngừa. Chỉ chủng ngừa cho trẻ ở tuổi thích hợp với từng loại vaccin. Nếu trẻ được chủng ngừa khi chưa đủ tuổi, cơ thể trẻ sẽ không chống lại bệnh thật tốt. Tương tự, nếu trẻ được chủng ngừa khi lớn hơn tuổi quy định thì nguy cơ mắc bệnh của trẻ sẽ tăng lên. Ngay cả khi trẻ đang bị bệnh như viêm hô hấp trên, viêm mũi dị ứng, tiêu chảy…, nếu tình trạng trẻ tốt, có thể chăm sóc tại nhà mà không cần nhập viện thì vẫn có thể chủng ngừa được. Khi trẻ bị tiêu chảy nhưng đã đến thời điểm phải uống thuốc ngừa bại liệt thì vẫn cho một liều ngừa bại liệt uống nhưng không được tính vào lịch chủng ngừa. Lần sau, trẻ phải được uống thêm 1 liều ngừa bại liệt khác để bổ sung lại. Các trường hợp sau đây không được chủng ngừa: - Không chủng ngừa lao đối với những trẻ biết là đã nhiễm HIV. - Không chủng ngừa Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà cho một trẻ đã có co giật hoặc sốc trong vòng 3 ngày của liều phòng ngừa gần đây nhất. - Không chủng ngừa Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà đối với một trẻ có co giật tái đi tái lại hoặc đang có một bệnh của hệ thần kinh trung ương. Một vấn đề khác cũng cần được quan tâm là những phản ứng của trẻ sau khi chủng ngừa và các biện pháp ứng phó đối với các phản ứng này: - Sốt: có thể chăm sóc tại nhà bằng cách lau mát hoặc dùng thuốc hạ sốt theo sự hướng dẫn của bác sĩ. - Sưng đỏ nhẹ chỗ tiêm: tự hết vài ngày sau, không nên chườm nóng. - Một số trường hợp trẻ bị áp xe chỗ chích, viêm hạch, nổi mẫn đỏ da, ngứa, môi tái, hoặc sốt cao co giật thì nên đưa trẻ đến khám lại ngay. . của việc chủng ngừa chính là việc tuân thủ đúng lịch trình chủng ngừa. Chỉ chủng ngừa cho trẻ ở tuổi thích hợp với từng loại vaccin. Nếu trẻ được chủng ngừa khi chưa đủ tuổi, cơ thể trẻ sẽ không. Chủng ngừa cho trẻ em Phần lớn các loại bệnh đều cần được chủng ngừa ngay từ lứa tuổi trẻ em, đặc biệt là ngay trong năm đầu tiên. Tại Việt Nam, có 6 bệnh hiểm nghèo bắt buộc chủng ngừa. thể chủng ngừa được. Khi trẻ bị tiêu chảy nhưng đã đến thời điểm phải uống thuốc ngừa bại liệt thì vẫn cho một liều ngừa bại liệt uống nhưng không được tính vào lịch chủng ngừa. Lần sau, trẻ

Ngày đăng: 08/07/2014, 17:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan