Bộ phun xăng Điện tử - EFI part 26 ppsx

5 380 2
Bộ phun xăng Điện tử - EFI part 26 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nếu không xác nhận được hư hỏng trong bước7, thực hiện xử lý hư hỏng theo các mục kiểm tra trong bảng triệu chứng. 10. Kiểm tra mạch. Thực hiện chẩn đoán các mạch giữa ECU và các bộ phận theo các mục kiểm tra xác nhận trong bước 8 hay 9. Xác định xem nguyên nhân hư hỏng là ở các cảm biến, bộ chấp hành, dây điện hay giắc nối, ECU… 11. Kiểm tra các bộ phận. Kiểm tra các bộ phận theo hư hỏng. 12. Mô phỏng triệu chứng. Nếu nguyên nhân của hư hỏng là hở hay ngắn mạch tức thời, kéo nhẹ dây điện, giắc nối và các cực, lắc nhẹ chúng để xác định vị trí xảy ra hư hỏng do tiếp xúc kém. 13. Điều chỉnh và sửa chữa. Sau khi xác định nguyên nhân của hư hỏng, thực hiện điều chỉnh hay sửa chữa. 14. Xoá mã chẩn đoán. Xoá mã chẩn đoán. 15. Kiểm tra xác nhận. Sau khi hoàn tất việc điều chỉnh và sửa chữa, kiểm tra để xem liệu hư hỏng có còn không và lái thử xe để chắc chắn rằng toàn bộ hệ thống điều khiển động cơ hoạt động bình thường và mã chẩn đoán phát ra là mã bình thường. Điều tra trước khi chẩn đoán (PDQ). Khi chuẩn đoán điều quan trọng mà kỹ thuật viên phải ghi nhớ là xác định triệu chứng của hư hỏng một cách chính xác và rõ ràng mà không có thành kiến. (Có nghĩa là ví dụ không thể nhận biết được nguyên nhân của hư hỏng cho dù kỹ thuật viên có kinh nghiệm bao nhiêu đi chăng nữa nếu chỉ dựa vào nhận biết của anh ta mà không thực hiện được đúng trình tự chẩn đoán được đưa ra ở đây). Dù một kỹ thuật viên có kinh nghiệm, nếu cố thực hiện việc chuẩn đoán việc chẩn đoán việc chẩn đoán trước khi xác định các triệu chứng. Việc sửa chữa có thể sai hay phán đoán nhầm dẫn đến sửa chữa sai. Cùng với các triệu chứng của hư hỏng biểu lộ khi xe được mang đến trạm, chúng có thể xác nhận được ngay lập tức. Tuy nhiên, khi các triệu chứng không biểu lộ rõ, khi kỹ thuật viên phải cố tái tạo lại chúng một cách thận trọng. Ví dụ như hư hỏng chỉ xảy ra khi xe đang lạnh hay có dùng động tử mặt đường trong quá trình chạy xe, không thể xác nhận được khi xe nóng lên hay xe đang đỗ, do các điều kiễn xảy ra hư hỏng không được tái tạo lại ở tình trạng như vậy. Do đó khi cố gắng để chắc chắn rằng triệu chứng là do đâu điều đặc biệt là phải hỏi khách hàng về hư hỏng và chúng xảy ra dưới điều kiện nào. Các quan trọng khi thực hiện PDQ, có 6 điểm đặc biệt quan trọng chỉ ra ở dưới đây cần phải nhớ đến khi tiến hành bước điều tra trước khi kiểm tra. Thông tin về các hư hỏng xảy ra trong quá khứ (thậm chí chúng có vẻ như không liên quan gì đến hư hỏng hiện thời) và lịch sử sửa chữa xe cũng sẽ có ích trong rất nhiều trường hợp, nên cần thu thập các thông tin càng nhiều càng tốt và mối liên hệ giữa chúng và các triệu chứng phải được xác định chính xác để tham khảo khi chẩn đoán. * Ai phát hiện ra hư hỏng ?Hư hỏng thường xuyên xảy ra với ai *Cái gì ? Kiểu xe Hệ thống xảy ra hư hỏng Tần xuất xả ra hư hỏng *Ở đâu ? Loại đường * Như thế nào? dưới điều kiện nào ? Điều kiện hoạt động của động cơ Điều kiện lái xe Thời tiết * Tại sao khách hàng mang xe đến trạm ? 4.4.4. Phương pháp chẩn đoán với thiết bị kiểm tra Vị trí hình dạng giắc kết nối Bằng cách nối máy chẩn đoán với DLC, việc liên lạc trực tiếp với ECU động cơ có thể thực hiện được qua cực SIL để xác nhận DTC. DTC cũng có thể được xác nhận bằng cách làm cho đèn MIL nháy, sau đó kiểm tra qua dạng nháy. Đèn MIL cũng có thể được gọi lỡ đèn báo kiểm tra động cơ hay đèn cảnh báo hệ thống động cơ. Vị trí giắc nối chẩn đoán của các xe chưa có OBD-II thay đổi nằm dưới bảng đồng hồ hoặc trong khoang máy. Kết nối DLC3 (OBD-II) Vị trí giắc nối chẩn đoán của các xe có OBD-II nằm trong khoang hành khách và dễ dàng kết nối từ vị trí ghế của lái xe hoặc phụ: Kiểm tra phía dưới bảng đồng hồ hoặc bên dưới hay cạnh gạt tàn thuốc. Tuỳ thuộc vào loại giắc chẩn đoán là loại nào (DLC1; DLC2; DLC3 TOYOTA), hãng xe nào mà ta lựa chọn đầu nối cho phù hợp. Chạy chương trình chẩn đoán và kiểm tra mã số hư hỏng của động cơ. Xử lý sự cố xong cần phải xoá mã hư hỏng đó đi. Xóa DTC ECU động cơ ghi lại DTC sử dụng nguồn cung cấp liên tục, nên DTC không bị xóa khi khóa điện tắt OFF. Như vậy để xóa mã DTC, cần phải sử dụng máy chẩn đoán để liên lạc với ECU động cơ với xóa mã DTC hay tháo cầu chì EFI hay cáp ắcquy để cắt nguồn cung cấp liên tục đó. Tuy nhiên, cần phải cẩn thận, do việc cắt nguồn cung cấp liên tục của ECU động cơ cũng xóa những giá trị hiệu chỉnh giới hạn trong bộ nhớ của ECU động cơ. Máy chẩn đoán liên lạc với ECU động cơ, cho phép nó thực hiện những công việc sau ngoài việc phá vỡ xóa mã DTC. Mã Kiểm tra dữ liệu lưu tức thời, mã Kiểm tra những dữ liệu theo dõi bởi ECU động cơ, tiến hành thử kích hoạt với vận hành cưỡng bức các cơ cấu chấp hành Phương pháp trên giúp kiểm tra động cơ một cách cơ bản với dụng cụ kiểm tra là: Dây kiểm tra chẩn đoán, dụng cụ điều chỉnh động cơ (đồng hồ tốc độ động cơ, đèn soi…) 4.4.5. Phương pháp kiểm tra và xoá mã chẩn đoán 4.4.5.1. Kiểm tra đèn báo kiểm tra động cơ: a) Đèn báo kiểm tra động cơ sẽ sáng lên khi bật khoá diện ở vị trí ON và động cơ không chạy. b) Khi động cơ đã hoạt động thì đèn báo động cơ phải tắt . Nếu đèn này vẫn còn sáng thì có nghĩa là hệ thống chẩn đoán đã tìm thấy sự hư hỏng hay sự bất bình thường trong hệ thống. 4.4.5.2. Phát mã chẩn đoán hư hỏng Chế độ thường: Để phát mã chẩn đoán ,thực hiện các bước sau: a) Các điều kiện ban đầu:  Điện ắc quy bằng 11 V hoặc cao hơn.  Hộp số ở vị trí N.  Tất cả các trang bị phụ tắt. b) Bật khoá điện ON c) Dùng SST nối các cực T hay TE1 với E1 của giắc kiểm tra hay TDCL; (SST 09843-18020). d) Đọc mã chẩn đoán hư hỏng bằng số lần nháy của đèn báo kiểm tra động cơ . Các mã chẩn đoán: a) Mã bình thường: Đèn sẽ bật và tắt liên tục hai lần trong 1 giây. b) Báo mã hư hỏng: Như ví dụ trong hình bên trái là kiểu nháy của mã 12 và 31. Đèn sẽ nháy số lần bằng với mã hư hỏng. Nó tắt trong một khoảng thời gian như sau: - giữa chữ số đầu tiên và thứ hai của cùng một mã là 1.5 giây. - Giữa mã thứ nhất và mã tiếp theo là 2,5 giây. - Giữa tất cả các mã là 4,5 giây. Lưu ý: Tất cả các mã hư hỏng sẽ được phát lại chừng nào hai cực T hay TE1 và E1 của giắc kiểm tra còn được nối với nhau. - Nếu trường hợp có hai mã hư hỏng hay hơn, thì việc hiển thị bắt đầu từ mã nhỏ nhất rồi theo thứ tự đến mã lớn nhất. - Khi hộp số tự động ở vị trí D, 2, L hay R hay khi điều hoà không khí đang bật, khi đang đặt chân ga, mã 51 sẽ phát ra nhưng điều này là bình thường. - Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, hãy tháo SST ra khỏi giắc kiểm tra hay TDCL. Chế độ thử: Để phát mã chẩn đoán hư hỏng, thực hiện các bước sau: a) Điều kiện ban đầu: - Điều kiện điện áp ắc quy 11V hay cao hơn. - Bướm ga đóng hoàn toàn. - Hộp số ở vị trí N. - Tất cả các trang bị phụ. b) Tắt khoá điện (OFF): c) Dùng SST nối các cực TE2 và E1 của giắc TDCL. d) Bật khoá điện lên vị trí ON. . hay cao hơn. - Bướm ga đóng hoàn toàn. - Hộp số ở vị trí N. - Tất cả các trang bị phụ. b) Tắt khoá điện (OFF): c) Dùng SST nối các cực TE2 và E1 của giắc TDCL. d) Bật khoá điện lên vị trí. ECU và các bộ phận theo các mục kiểm tra xác nhận trong bước 8 hay 9. Xác định xem nguyên nhân hư hỏng là ở các cảm biến, bộ chấp hành, dây điện hay giắc nối, ECU… 11. Kiểm tra các bộ phận tắt trong một khoảng thời gian như sau: - giữa chữ số đầu tiên và thứ hai của cùng một mã là 1.5 giây. - Giữa mã thứ nhất và mã tiếp theo là 2,5 giây. - Giữa tất cả các mã là 4,5 giây. Lưu

Ngày đăng: 08/07/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan