Bộ phun xăng Điện tử - EFI part 2 pps

6 476 5
Bộ phun xăng Điện tử - EFI part 2 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phần 1: MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, Đảng và Nhà nước ta hết sức chú trọng đến nguồn lực con người, nhất là vai trò của giáo dục và đào tạo. Trong đó giáo dục chuyên nghiệp giữ một vai trò rất quan trọng. Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục chuyên nghiệp là xây dựng một đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên, thợ lành nghề có đạo đức trong sáng, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật nhằm đáp ứng cho thời kỳ Công nghiệp hóa–hiện đại hóa của đất nước ta. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn còn thiếu rất nhiều đội ngũ này, chính vì vậy một yêu cầu đặt ra cho các trường đào tạo chuyên nghiệp đó là: Khuyến khích và phát huy khả năng nghiên cứu khoa học, tìm ra cái mới ứng dụng vào trong thực tế của học sinh, sinh viên và giáo viên. Ví dụ: tham gia các cuộc thi sáng tạo Robocon, làm luận văn hay đồ án tốt nghiệp…Đây cũng chính là một hướng đi để sinh viên có thể tự trau dồi kiến thức, kỹ năng cho mình nhằm hoàn thiện bản thân mình và cao hơn nữa là phục vụ cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước ta. Đất nước ta có được sự phát triển như ngày nay có một phần đóng góp rất lớn của ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp phát triển mạnh cũng đặt ra cho chúng ta một thách thức rất lớn cần phải có biện pháp và cách xử lý kịp thời đó là sự gia tăng của khí thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Khí thải do xe ôtô sử dụng nhiên liệu xăng gây ra cũng đóng góp một lượng lớn khí thải độc hại vào môi trường. Để giải quyết bài toán này, các nhà sản xuất ô tô đã ứng dụng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật vào hệ thống điều khiển động cơ mà đặc biệt là sự ra đời của hệ thống phun xăng điện tử EFI. Hệ thống EFI nói chung và trên động cơ 5A-FE nói riêng, sử dụng các cảm biến khác nhau để phát hiện các tình trạng hoạt động của động cơ. Theo tín hiệu từ các cảm biến này, ECU tính toán lượng phun nhiên liệu thích hợp nhất để điều khiển các vòi phun để phun hỗn hợp nhiên liệu thích hợp. Trong thời gian xe chạy bình thường hay ở các thời điểm khác nhau, ECU động cơ xác định khối lượng phun nhiên liệu để đạt được tỉ lệ không khí-nhiên liệu theo lý thuyết nhằm đảm bảo công suất mức tiêu hao nhiên liệu và hạn chế thấp nhất lượng khí thải ra môi trường. Để tìm hiểu rõ hơn nữa về hệ thống EFI và xây dựng lên một hệ thống bài tập giúp cho việc dạy và học được tốt hơn, chúng em đã chọn đề tài“ Xây dựng hệ thống bài tập thực hành sửa chữa khối cấp xăng và không khí trên động cơ Toyota 5A-FE ” để nghiên cứu tìm hiểu kết cấu cơ bản của hệ thống, phân tích được hư hỏng chính của hệ thống, đưa ra phương pháp bảo dưỡng sửa chữa và quy trình kiểm tra chẩn đoán đo kiểm thông số trên động cơ Toyota 5A-FE. 1.1.2. Ý nghĩa của đề tài. Đề tài sau khi hoàn thành sẽ giúp cho sinh viên năm cuối của khoá học sẽ củng cố kiến thức, tổng hợp và nâng cao những kiến thức chuyên ngành cũng như những kiến thức cơ sở ngành có liên quan. Hơn nữa, đây cũng là dịp để tạo điều kiện cho sinh viên được đi sâu tìm hiểu những vấn đề cụ thể mà chuyên môn đặt ra khi còn trong ghế nhà trường, cũng như khi ra ngoài thực tế. Điều này cũng chính là thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu mà Đảng và Nhà nứơc đã đề ra cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Từ những kết quả thu đựơc sẽ cho ta những thông số, tài liệu có tính hệ thống về khối cấp xăng và không khí trên động cơ phun xăng điện tử nói chung và động cơ Toyota 5A-FE nói riêng. Đây sẽ là cơ sở để đánh giá, phân tích, chẩn đoán về hệ thống. Hơn nữa, mô hình động cơ phun xăng điện tử Toyota 5A-FE khi hoàn thành sẽ là phương tiện dạy và học rất hiệu quả nhằm phát huy khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và nâng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài phải phân tích được kết cấu, nguyên lý làm việc của các cơ cấu, bộ phận trong hệ thống điều khiển động cơ (TCCS) nói chung và khối điều khiển phun nhiên liệu (EFI) nói riêng, quy trình kiểm tra chẩn đoán, nghiên cứu, khảo sát hoặc đo kiểm các thông số. Xây dựng hệ thống bài tập thực hành sửa chữa khối cấp xăng và không khí trên động cơ Toyota 5A-FE. Xây dựng các phương án thiết kế và đấu dây cho mô hình động cơ Toyota 5A-FE trên giá. Các bước thực hiện: - Tìm hiểu chung về hệ thống EFI (TCCS). - Tìm hiểu, nghiên cứu các thông tin về động cơ Toyota 5A-FE. - Thiết kế và đấu dây cho mô hình động cơ Toyota 5A - FE trên giá. - Nghiên cứu phân tích những hư hỏng chính của hệ thống, đưa ra phương pháp bảo dưỡng sửa chữa và quy trình kiểm tra chẩn đoán đo kiểm thông số trên mô hình động cơ phun xăng điện tử Toyota 5A-FE. - Xây dựng được hệ thống bài tập thực hành bảo dưỡng sửa chữa khối cấp xăng và không khí trên mô hình để làm tài liệu học tập và nghiên cứu cho các đề tài sau. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ CỦA NGHIÊN CỨU - Đối tượng: Khối cấp xăng và không khí trên động cơ phun xăng điện tử Toyota 5A-FE - Khách thể nghiên cứu: Hệ thống các bài tập thực hành bảo dưỡng sửa chữa khối cấp xăng và không khí. 1.4. GIẢ THIẾT KHOA HỌC - Hiện nay sự phát triển của khoa học kĩ thuật rất mạnh mẽ, đòi hỏi mỗi người phải luôn trau dồi kiến thức, kĩ năng cho mình để đáp ứng được sự phát triển đó. - Hệ thống các tài liệu phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu còn thiếu, chưa đáp ứng đựơc nhu cầu của người dạy và học. 1.5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Phân tích đặc điểm kết cấu, nguyên lý hoạt động của hệ thống phun xăng điện tử nói chung và trên động cơ Toyota 5A-FE nói riêng. - Thiết kế và đấu dây cho mô hình động cơ phun xăng điện tử Toyota 5A-FE trên giá. - Xây dựng hệ thống bài tập thực hành bảo dưỡng sửa chữa khối cấp xăng và không khí trên mô hình động cơ phun xăng điện tử Toyota 5A-FE. 1.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.6.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. a. Mục đích. Trong phương pháp này chúng ta sẽ trực tiếp tác động vào đối tượng để làm bộc lộ bản chất của đối tượng cần nghiên cứu. b. Các bước thực hiện. * Buớc 1: Tìm hiểu thông tin, khảo sát thực tế động cơ phun xăng điện tử Toyota 5A-FE Xác định đối tượng quan sát là khối cấp xăng và không khí trên động cơ phun xăng điện tử Toyota 5A-FE. Lập kế hoạch quan sát điều tra: thời gian, địa điểm,phương tiện quan sát, các thông số kỹ thuật cần đo đạc… Lựa chọn phưong pháp quan sát điều tra đó là quan sát trực tiếp băng mắt và kết hợp các phương tiện kĩ thuật phục vụ cho quan sát. Tiến hành điều tra quan sát, ghi chép lại những gì quan sát được. * Bước 2: Phân tích và tổng hợp lại quá trình điều tra khảo sát ở trên. Phân tích kết cấu, nguyên lý hoạt động, các thông số ảnh hưởng, quy trình chẩn đoán đo kiểm. Tổng hợp lại thành một đề cương hoàn chỉnh để làm cơ sở cho qúa trình thực nghiệm tiếp theo. * Bước 3: Tiến hành thực nghiệm trên động cơ Toyota 5A-FE Kiểm tra toàn bộ tình trạng thực tế của động cơ. Thiết kế và dấu dây cho mô hình động cơ Toyota 5A-FE trên giá và vận hành động cơ. Tiến hành đo kiểm thực nghiệm một số thông số ảnh hưởng tới khối cấp xăng và không khí. Chẩn đoán tình trạng động cơ sau khi đo kiểm. * Bước 4: Thu thập kết quả, so sánh và tham khảo ý kiến chuyên gia. Tổng hợp lại tất cả các kết quả đo kiểm chẩn đoán được trên động cơ Toyota 5A-FE. Tiến hành so sánh với các kết quả của lần trước, tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn về kết quả thu được. Sau đó đưa ra kết luận. 1.6.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. a. Mục đích. Thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy logic để rút ra các kết luận khoa học cần thiết nhằm phục vụ đề tài. b. Phân loại tài liệu. Tài liệu sơ cấp: Là tài liệu mà người nghiên cứu tự thu thập, phỏng vấn trực tiếp, thu thập số liệu. Tài liệu thứ cấp: Loại tài liệu này có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã đựơc phân tích, giải thích, thảo luận và diễn giải như sách giáo khoa, báo chí c. Các bước thực hiện. * Bước 1: phân loại, hệ thống hoá lý thuyết các tài liệu thu đựơc. Phân loại những tài liệu có liên quan tới khối cấp xăng và không khí trên động cơ Toyota 5A-FE. Sắp xếp những tài liệu cần cho từng phần, từng chương có trong đề tài để thuận tiện cho việc nghiên cứu và viết nội dung sau này. * Bước 2: Tiến hành đọc tài liệu. * Bước 3: Phân tích, tổng hợp những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phân tích nội dung cần hoàn thành của đề tài như kết cấu, điều kiện làm việc của hệ thống, các thông số ảnh hưởng Tổng hợp lại các nội dung nghiên cứu được, sau đó viết nội dung vào các đề mục đã đề ra ở đề cương. * Bước 4: Thông qua giáo viên hướng dẫn. . - Phân tích đặc điểm kết cấu, nguyên lý hoạt động của hệ thống phun xăng điện tử nói chung và trên động cơ Toyota 5A-FE nói riêng. - Thiết kế và đấu dây cho mô hình động cơ phun xăng điện tử. NGHIÊN CỨU - Đối tượng: Khối cấp xăng và không khí trên động cơ phun xăng điện tử Toyota 5A-FE - Khách thể nghiên cứu: Hệ thống các bài tập thực hành bảo dưỡng sửa chữa khối cấp xăng và không. cấp xăng và không khí trên động cơ phun xăng điện tử nói chung và động cơ Toyota 5A-FE nói riêng. Đây sẽ là cơ sở để đánh giá, phân tích, chẩn đoán về hệ thống. Hơn nữa, mô hình động cơ phun xăng

Ngày đăng: 08/07/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan