Xử lý Xoài ra hoa, kết trái nghịch mùa/Kỹ thuật trồng cây ăn qủa ppt

8 4.7K 9
Xử lý Xoài ra hoa, kết trái nghịch mùa/Kỹ thuật trồng cây ăn qủa ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Xử lý Xoài ra hoa, kết trái nghịch mùa/Kỹ thuật trồng cây ăn qủa Để thu được kết quả cao người ta cũng tìm cách xử lý cho cây xoài ra hoa kết trái đồng loạt và ra hoa kết trái nghịch mùa. Xin được trao đổi hai vấn đề này để các bạn tham khảo và áp dụng thử trên diện hẹp sau đó rút dần kinh nghiệm để đạt kết quả cao rồi mới áp dụng trên diện rộng của cả vườn. Cách làm cụ thể như sau: 1. Xử lý ra hoa kết trái đồng loạt: Trong điều kiện tự nhiên có 2 mùa (mùa mưa và mùa khô) phân biệt rõ rệt như ở các tỉnh Nam Bộ, xoài rất dễ ra hoa. Tuy nhiên để xoài ra hoa kết trái đồng loạt vào thời điểm thích hợp thì người ta phải áp dụng các biện pháp xử lý. Hiện nay có một vài cách để xử lý như xông khói, phun Ethephon… nhưng biện pháp xử lý bằng KNO3 thường được nhà vườn ưa thích và sử dụng nhiều, bằng cách pha 100-120 gram KNO3 cho một bình xịt 8-10 lít, phun lên lá lúc lá đã già (có màu xanh đậm, lá cứng giòn, bẻ gãy), với lượng dùng 3-6 bình cho một cây (tuỳ theo cây lớn hay nhỏ). Biện pháp này thường chỉ cho hiệu quả trên giống xoài "Bưởi", xoài Cát Hoà Lộc, xoài Cát Chu… Tại Thái Lan, người ta đã thí nghiệm dùng 4 gram Cultal hòa với nước tưới cho mỗi gốc (4 năm tuổi ) cho kết quả tốt. 2. Xử lý cho ra hoa kết trái nghịch mùa: Để có thể thu được huê lợi nhiều hơn, ở ĐBSCL có những nhà vườn đã nghiên cứu tìm cách xử lý điều khiển cho cây ra hoa kết trái sớm để có trái bán vào dịp trước sau Tết nguyên đán (thay vì là lúc tháng 2, tháng 3 là lúc xoài rộ). Bằng cách sau khi thu hoạch trái ta cắt cành, tạo tán … lần 1, rồi xới nhẹ xung quanh gốc (đến hết tán lá). Bón khoảng 5-7 kg phân NPK (loại 20:20:15) và 20 kg phân hữu cơ hoai mục cho một gốc (10-12 năm tuổi), tưới nước giữ ẩm thường xuyên để phân tan cung cấp dần dinh dưỡng cho cây. Chờ đến đầu tháng 6 âm lịch tiếp tục cắt tỉa cành lần thứ 2 rồi hòa khoảng 2 kg phân NPK (loại 20:20:15) tưới cho một gốc, đồng thời xịt phân bón lá (loại có tể lệ NPK là 15:30:15) mỗi tuần một lần (xịt 3 lần trong 3 tuần liên tiếp). Sau khi cắt tỉa cành lần 2 xoài sẽ ra tược non, lá non, chờ khoảng 3-4 tháng (tuỳ giống xoài - xoài cát Hoà Lộc thường là 4 tháng) để lá xoài già chuyển sang màu xanh đậm, lá già và giòn thì "căn" thời tiết khi thấy có gió chướng nhẹ, triều cường (con nước ròng) thì tiến hành xử lý bằng cách dùng 150 gram KNO3 cộng với 8 gram Thiên nông và 10 cc Agriplex hoà chung trong một bình xịt loại 8-10 lít xịt cho ướt đều tán la (nhớ xịt cả mặt trên và mặt dưới của phiến lá). Sau khi xịt khoảng 10-15 ngày thì xoài lú lá cựa gà (lú bông). Từ khi cây lú bông trở đi phải thường xuyên giữ độ ẩm cho cây, đồng thời tăng cường bồi dưỡng cho cây, bông, trái bằng phân bón lá Bayfolan (loại 11:8:6) với lượng 10 cc cho một bình 8 lít, hoặc Micracle gro, Thiên nông… khoảng 15 ngày cho một lần, và phun phòng trừ sâu rầy, bệnh hại bông, trái… khoảng 7-10 ngày một lần bằng Confidor, Admine… và Bavistin, với lượng 5 cc Confidor (hoặc Admine) hòa với 10 cc Bavistin trong một bình xịt loại 8 lít. Có thể thay hỗn hợp KNO3 , Thiên nông, Agriplex bằng DOLA 02X với lượng 50 gram cho một bình xịt loại 8 lít. Khi trái lớn cỡ đầu ngón tay cái người lớn thì hoà 2-3 kg phân NPK (loại 15:15:15) tưới cho một gốc để bồi dưỡng trái. Sau mỗi trận mưa nên xịt thuốc Bavistin, hoặc một số loại thuốc trừ nấm bệnh thông thường như: Derosal, Daconil… để phòng trừ bệnh gây hại cho cây. 3. Làm cách nào để hạn chế xoài rụng trái non: Cây ăn trái nào cũng có hiện tượng rụng trái non, nhưng ở xoài thường bị rụng nhiều. Trái lớn cỡ trứng gà cũng bị rụng. Cá biệt có giống rụng đến 90%. Có thể do một số nguyên nhân sau đây: Hoa đực nhiều, hoa cái và hoa lưỡng tính đậu trái lại ít. Thụ phấn không tốt do hạt phấn tự bất dục, tự thụ phấn trong cùng giống…. Thới tiết xấu làm cản trở sự hoạt động của côn trùng thụ phấn cho cây,rửa trôi hạ phấn, làm vỡ hạt phấn tạo điều kiện cho nấm bệnh gây hại hoa trái non. Do di truyền, có giống rụng ít có giống rụng nhiều (thường trái có cuống to rụng ít). Thiếu nước, thiếu dinh dưỡng, nhất là thiếu phân Kali cũng làm cho hoa trái bị rụng. Phương pháp hạn chế các hiện tượng trên: Bón phân đầy đủ cho cây sau khi thu hoạch trái, nhất là những năm được mùa. Đảm bảo đủ nước trong giai đoạn ra hoa, kết trái, trái còn non. Chú ý tăng cường phân Kali. Phun NAA (Acetic Acide) nồng độ 50ppm vào lúc trổ bông, 3 tuần và 6 tuận sau khi hoa nở. Tăng cường chất dinh dưỡng cho cây bằng phân bón lá như HVP, HVK, FOFER để dưỡng lá, nuôi trái. Vào thời kỳ cây ra bông kết trái và trái non cần thường xuyên kiểm tra vườm xoài để phát hiện sớm và phun xịt thuốc kịp thời cho một số loại său bệnh thường gây hại làm cho bông trái non dễ rụng như: sâu ăn bông, rệp bông, sâu dục trái, ruồi đục trái, bệnh thán thư, bệnh phấn trắng… 4. Phòng trừ sâu bệnh Sâu đục trái (Deanolis Albizonalis) thuộc họ ngài sáng (Pyralidae), Bộ cánh vẩy (Lepidoptera). Giống như Rầy bông xoài, Rệp sáp, Sâu đục chồi non, đục cành… Sâu đục trái cũng là một đối tượng quan trọng. Ở nhiều vùng trồng xoài thuộc ĐBSCL như Tiền Giang, Đồng Tháp… có những nơi sâu xuất hiện và gây hại khắp các vườn, có những vườn sâu gây hại đến 100% số cây, cá biệt có những vườn thất thu hoàn toàn. Con trưởng thành là một loại bướm tương đối lớn, sải cánh rộng đến gần 3cm thân mình màu nâu đỏ, có khoang trắng, đỏ xen kẽ. Cánh trước màu nâu, cánh sau màu xám trắng, hoạt động vào ban đêm. Đẻ trứng trên vỏ trái xoài còn non (cỡ trứng gà, trứng vịt), nhất là trái nằm khuất ánh sáng. Trứng hình bầu dục rất nhỏ (khoảng gần 1 ly) nên mắt thường khó phát hiện. Sau khi nở sâu non chuyển dần về phía chóp trái, đục vào bên trong trái để gây hại. Khi còn nhỏ sâu non ăn phần thịt trái (là chủ yếu), khi lớn ăn phần hột là chính, khi dã ăn hết hột chúng chui ra ngoài đục phá trái khác. Nếu trái còn nhỏ đã bị sâu ăn hại thì trái sẽ bị rụng. Nếu trái lớn mới bị ăn hại thì mặc dù ít bị rụng nhưng thường bị thối ở phía đầu trái. Sau khi đục vào bên trong, sâu ăn rỗng trái tạo thành một "căn hầm trú ẩn" vừa cắn phá vừa thải phân ra ngay "căn hầm" này. Sâu càng lớn "căn hầm" càng rộng. Các đường đục sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm bệnh xâm nhập phát triển, làm cho đầu trái bị hư thối. Sâu có thể tấn công trong suốt quá trình phát triển của trái, nhưng thường gây hại nặng khi trái còn non. Khi bổ trái ra thường thấy bên trong "căn hầm trú ẩn" có một hoặc vài con sâu. Đẫy sức sâu chui ra ngoài rơi xuống đất để hoá nhộng. Nhộng dài khoảng 1-1.2cm, màu vàng lợt hoặc vàng nâu (khi sắp vũ hoá). Muốn phòng trị sâu có kết qua có thể thực hiện một số biện pháp sau: Kiểm tra vườn xoài thường xuyên, thu gom và đem tiêu hủy (tốt nhất là đem chôn làm phân) toàn bộ số trái đã bị sâu gây hại còn nằm trên cây hay đã rụng xuống đất dể diệt những con sâu còn nằm bên trong, hạn chế bớt một số sâu tại chỗ và mật độ sâu ở những vụ kế tiếp. Nếu cây xoài còn thấp hoặc những trái ở dưới thấp, sau khi đậu trái khoảng 1-1.5 tháng nên bao trái bằng giấy xi măng, giấy dầu bao vải hoặc bao chuyên dùng để ngăn chặn không cho sâu tiếp xúc với trái để gây hại. Trước khi bao trái vài ngày nên phun . Xử lý Xoài ra hoa, kết trái nghịch mùa/Kỹ thuật trồng cây ăn qủa Để thu được kết quả cao người ta cũng tìm cách xử lý cho cây xoài ra hoa kết trái đồng loạt và ra hoa kết trái nghịch. ) cho kết quả tốt. 2. Xử lý cho ra hoa kết trái nghịch mùa: Để có thể thu được huê lợi nhiều hơn, ở ĐBSCL có những nhà vườn đã nghiên cứu tìm cách xử lý điều khiển cho cây ra hoa kết trái sớm. sau: 1. Xử lý ra hoa kết trái đồng loạt: Trong điều kiện tự nhiên có 2 mùa (mùa mưa và mùa khô) phân biệt rõ rệt như ở các tỉnh Nam Bộ, xoài rất dễ ra hoa. Tuy nhiên để xoài ra hoa kết trái đồng

Ngày đăng: 08/07/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan