BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TÁC BẢO QUẢN TẠI TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA II

32 2.8K 7
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TÁC BẢO QUẢN TẠI TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA II

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH KHOA DI SẢN VĂN HÓA BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC BẢO QUẢN TẠI TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA II SVTH: Châu Tú Nghi Lớp: CĐ Bảo tàng 13 N.Khóa: 2009- 2012 Tp.Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 03 năm 2012 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU I. KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA II 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II 1.3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II II. CÔNG TÁC BẢO QUẢN CỦA BẢO TÀNG VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO QUẢN TẠI TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA II 2.1. Công tác bảo quản của Bảo tàng 2.1.1. Các khái niệm về công tác bảo quản của Bảo tàng 2.1.2. Vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo quản của Bảo tàng 2.2. Thực trạng công tác bảo quản tại trung tâm lưu trữ Quốc Gia II 2.2.1 Phòng Bảo quản - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II - Chức năng nhiệm vụ của Phòng Bảo quản - Cơ cấu tổ chức của Phòng Bảo quản - Nội dung và thành phần tài liệu hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II 2.2.2. Kho và các trang thiết bị phục vụ công tác bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II - Kho tàng - Trang thiết bị - Các nguyên nhân gây hư hỏng 2.2.3. Các hình thức, biện pháp kỹ thuật bảo quản tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II - Công tác sắp xếp tài liệu trong kho - Chế độ bảo quản tài liệu trong kho + ra vào kho + nhiệt độ, độ ẩm + vệ sinh – khử trùng - Hệ thống quản lý, thống kê tài liệu: - Công tác xuất- nhập tài liệu phục vụ nghiên cứu, sử dụng các yêu cầu chuyên môn: - Tu bổ, phục chế tài liệu - Phông bảo hiểm tài liệu III. NHẬN ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP 3.1. Nhận định 3.2. Giải pháp KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Lời nói đầu Trải qua quá trình lâu dài của lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã tạo nên bản sắc văn hóa của riêng mình với kho di sản văn hóa phong phú. Và song song với sự phát triển kinh tế – xã hội, sự gia tăng của các nhu cầu văn hóa ngày càng lớn, do đó với vai trò là một trong các thiết chế văn hóa – giáo dục, bảo tàng ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Đặc biệt, trong xu thế “toàn cầu hóa” hiện nay, khi văn hoá ngoại lai du nhập vào nước ta ngày càng mạnh, tạo ra những hiện tượng văn hoá mới, do đó có những phức tạp trong đời sống văn hoá của dân tộc. Vấn đề đặt ra là cần bảo tồn và phát huy gì tốt đẹp của truyền thống và làm sao giải quyết hài hoà giữa truyền thống với hiện đại để xây dựng và phát triển một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, thì vai trò của bảo tàng trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy sự đa dạng bản sắc văn hóa của dân tộc trong những môi trường sinh thái khác nhau, ở những giai đoạn phát triển khác nhau càng được khẳng định. Bảo quản hiện vật là một trong 6 khâu công tác của bảo tàng. Công tác bảo quản khá quan trọng, nếu không nói là quan trọng bậc nhất trong hoạt động bảo tàng. Nếu như trưng bày là bộ mặt của bảo tàng thì sưu tập hiện vật là xương và thịt để làm nên bộ mặt đó, bảo tàng không có sưu tập thì là bảo tàng chết hay chỉ là những phòng triễn lãm thuần túy. Nhận thức được tầm quan trọng của các sưu tập hiện vật để có thể thấy, công tác bảo quản phải là trung tâm của hoạt động bảo tàng và cần được đề cập đến trong phần nhiệm vụ, mục đích, mục tiêu và chức năng của bảo tàng. Công tác bảo quản còn được ICOM xác định là “ một trong những trách nhiệm mang tính đạo đức nghề nghiệp thiết yếu đối với các nhân viên bảo tàng là phải thực thi một chế độ chăm sóc và bảo quản thích hợp với các sưu tập hiện hữu của bảo tàng, những sưu tập mà bảo tàng vừa tiếp nhận và cá nhân những hiện vật mà bảo tàng và nhân viên đó chịu trách nhiệm quản lý” Qua ba tháng thực tập về công tác bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, bản thân đã hiểu thêm và nắm vững hơn các hoạt động của cơ quan, tích lũy thêm những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để áp dụng vào quá trình làm việc thực tế sau này. Đồng thời trên cơ sở đó, đúc kết những nhận thức và thu hoạch của bản thân để lập báo cáo thực tập tốt nghiệp. Báo cáo thực tập gồm: Chương I: Khái quát về Trung tâm Lưu trữ quốc gia II. 1. Quá trình hình thành và phát triển 2. Chức năng, nhiệm vụ 3. Tổ chức bộ máy Chương II: Công tác bảo quản của Bảo tàng và thực trạng công tác bảo quản của Trung tâm Lưu trữ quốc gia II. 1. Công tác bảo quản của Bảo tàng 2. Thực trạng công tác bảo quản của Trung tâm Lưu trữ quốc gia II. Do thời gian và khuôn khổ của chương trình thực tập có hạn, trong báo cáo, bản thân chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản của công tác Bảo quản ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia II. Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng để hoàn thành bản báo cáo này, song chắc chắn cũng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong được những ý kiến đóng góp của quý thầy,cô giđể bài báo cáo được hoàn thiện hơn. I. KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA II 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Lưu trữ quốc gia II: Trung tâm Lưu trữ quốc gia II là tổ chức sự nghiệp thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, có trụ sở chính đóng tại số: 17A đường Lê Duẩn và kho lưu trữ tài liệu chuyên dụng tại số 2 ter Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Tiền thân của Trung tâm Lưu trữ quốc gia II tại thành phố Hồ Chí Minh (Trung Tâm II ) hiện nay là “Sở Lưu trữ Phủ Chủ tịch Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”. Sở này được thành lập theo Quyết định số 09/QĐ - 75 ngày 05/8/1975 của Thường vụ Trung ương Cục Miền Nam. Ngày 29/11/1976, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Thủ tướng đã ra quyết định số 252/BT “Chuyển tổ chức Sở Lưu trữ Phủ Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cũ để thành lập Kho Lưu trữ TW II, thuộc Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng đặt tại thành phố Hồ Chí Minh”. Kho Lưu trữ TW II tức Trung tâm Lưu trữ quốc gia II hiện nay chính thức được thành lập từ đây. Năm 1982, Pháp lệnh Bảo vệ Tài liệu lưu trữ quốc gia do Chủ tịch Hội đồng nhà nước ban hành bằng lệnh 08-CT-HĐNN ngày 11/12/1982, xác định cơ quan Lưu trữ nhà nước ở TW trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định số 34/HĐBT ngày 01/3/1984, đổi Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng thành “Cục Lưu trữ Nhà nước trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng”. Theo hệ thống chức danh mới, ngày 06/9/1988, Cục Lưu trữ Nhà nước đã ban hành Quyết định số 358/QĐ-TC, đổi tên Kho Lưu trữ TWII ở thành phố Hồ Chí Minh thành Trung tâm Lưu trữ quốc gia II . 2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Lưu trữ quốc gia II Chức năng, nhiệm vụ: Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Lưu trữ quốc gia II được xác định tại Quyết định 72/QĐ-TC ngày 17/12/1976 của Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng, Quyết định số 385/QĐ-TC ngày 06/9/1988; Quyết định số 34/QĐ-VTLTNN ngày 06/4/2004 của Cục Lưu trữ Nhà nước. Và hiện nay được bổ sung, cụ thể hóa theo Quyết định số 119/QĐ-VTLTNN ngày 20/05/2010 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước thì Trung tâm Lưu trữ quốc gia II có chức năng, nhiệm vụ như sau: Trung tâm Lưu trữ quốc gia II là tổ chức sự nghiệp thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước có chức năng: sưu tầm, thu thập, chỉnh lý, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu, tư liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức trung ương và cá nhân thời kỳ Phong kiến, Pháp thuộc, Mỹ - Ngụy và của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn từ Đồng Nai trở vào phía Nam theo quy định của Pháp luật và quy định của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước. Trung tâm Lưu trữ quốc gia II có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và trụ sở làm việc đặt tại TP.Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ cụ thể: 1. Sưu tầm, thu thập, bổ sung tài liệu, tư liệu lưu trữ của các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo thẩm quyền được giao; 2. Phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị đối với tài liệu, tư liệu lưu trữ thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm; 3. Bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu, tư liệu lưu trữ; 4. Lập bản sao bảo hiểm đối với tài liệu lưu trữ đặc biệt quý (ở dạng số hóa) theo quy định phân cấp của Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước; 5. Tu bổ, phục chế tài liệu, tư liệu lưu trữ bị hư hỏng của Trung tâm theo quy định phân cấp của Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước; 6. Xây dựng và quản lý hệ thống công cụ thống kê, tra cứu tài liệu, tư liệu lưu trữ; 7. Thực hiện các hình thức tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu, tư liệu lưu trữ bảo quản tại Trung tâm; 8. Thực hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, công nghệ vào thực tiễn công tác của Trung tâm; 9. Thực hiện các dịch vụ lưu trữ theo quy định của pháp luật; 10. Quản lý tổ chức, biên chế, cơ sở vật chất kỹ thuật, vật tư, tài sản và kinh phí của Trung tâm theo quy định của Pháp luật và quy định phân cấp của Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước. 11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao. 1.3. Cơ cấu tổ chức: Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ trên, tổ chức bộ máy của Trung tâm Lưu trữ quốc gia II được cơ cấu như sau: *Ban Giám đốc: Trung tâm Lưu trữ quốc gia II có 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc (do Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước bổ nhiệm) *Các đơn vị chức năng gồm: 9 đơn vị + Phòng Thu thập tài liệu. + Phòng Chỉnh lý tài liệu. + Phòng Bảo quản tài liệu. + Phòng Công bố và Giới thiệu tài liệu. + Phòng Tin học và Công cụ tra cứu. + Phòng Đọc. + Phòng Hành chính – Tổ chức. + Phòng Kế toán. + Phòng Bảo vệ và Phòng cháy chữa cháy. *Sơ đồ về cơ cấu tổ chức: II. CÔNG TÁC BẢO QUẢN CỦA BẢO TÀNG VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO QUẢN TẠI TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA II 2.1. Công tác bảo quản của Bảo Tàng 2.1.1. Khái niệm về công tác bảo quản hiện vật Bảo Tàng Bảo quản hiện vật bảo tàng là sự gìn giữ hiện vật được nguyên vẹn. Giữ được toàn bộ đặc điểm và tính chất của nó. Phòng Bảo vệ & PCCC Phòng Công bố và Giới thiệu tài liệu Phòng Thu thập, Bổ sung tài liệu Phòng Chỉnh lý tài liệu Phòng Tin học và Công cụ tra cứu Phòng Đọc Phòng Hành chính -Tổ chức Phòng Tu bổ - Bảo hiểm tài liệu Phòng Kế toán Phòng Bảo quản tài liệu BAN GIÁM ĐỐC Khái niệm về bảo quản trong bảo tàng học bao gồm nhiều vấn đề: Trước hết là việc quản lý, sắp xếp hiện vật trong kho một cách trật tự, hợp lý. Sau đó là việc phòng ngừa và giữ gìn hiện vật để tránh bị hư hỏng, mất mát. Cuối cùng là việc khôi phục lại hình dạng ban đầu của hiện vật (tu sửa ) Người ta thường nói, quan trọng nhất là bảo quản được “hình dáng nó vốn có từ trước”. Nhưng điều đó là không thể thực hiện được bởi vì tất cả vật chất đều trải qua quá trình phát sinh, phát triển và chuyển hóa, đều vận động và phát triển không ngừng. Như vậy, về căn bản chúng ta không thể giữ gìn nguyên vẹn hình dáng ban đầu của hiện vật. Nhưng người ta lại có khả năng giữ cho hiện vật chậm bị hư hỏng, có thể làm tăng “tuổi thọ ” của hiện vật để sử dụng chúng được lâu dài. 2.1.2. Mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo quản hiện vật Bảo Tàng Mục đích của công tác bảo quản hiện vật bảo tàng là nhằm bảo vệ sự toàn vẹn của hiện vật trong kho bảo tàng, không để bị mất mát, hư hỏng và tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho việc sử dụng hiện vật bảo tàng trong công tác trưng bày và nghiên cứu khoa học. Do đó nhiệm vụ của công tác bảo quản hiện vật bảo tàng là phải tạo ra những điều kiện để loại trừ những nguyên nhân làm mất mát, hư hỏng hiện vật và làm chậm lại quá trình hư hỏng tự nhiên của hiện vật(sự cũ đi một cách tự nhiên của đồ vật do sự phá hoại của các yếu tố tự nhiên) , đồng thời tu sửa, khôi phục lại hiện vật một cách chính xác, khoa học và phải tổ chức sắp xếp, hệ thống hóa hiện vật trong kho bảo tàng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học và giáo dục phổ biến khoa học của bảo tàng. Công tác bảo quản hiện vật bảo tàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là công việc thường xuyên, liên tục hằng ngày trong các hoạt động của bảo tàng. [...]... tài liệu lưu trữ và công tác lưu trữ ∗ Ưu điểm trong công tác bảo quản tài liệu Trong những năm qua Trung Tâm lưu Trữ Quốc Gia II đã rất quan tâm và chỉ đạo về công tác bảo quản tài liệu như: - Bảo quản tài liệu được Trung Tâm thực hiện đúng theo quy định của Nhà Nước cũng như sự chỉ đạo và hướng dẫn của Cục Vản Thư và Lưu Trữ Nhà Nước - Trung Tâm đã ban hành một số văn bản về công tác bảo quản tài... giấy giang, giấy poluya, giấy can,… với cách thức sản xuất và chất lượng rất khác nhau 2.2.2 Kho và các trang thiết bị phục vụ công tác bảo quản tại Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia II * Kho tàng bảo quản tài liệu Năm 1997, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, nhà nước, Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia II đưa vào sử dụng kho lưu trữ chuyên dùng gồm 09 tầng lầu (gồm 1 tầng hầm để thiết bị và 8 tầng để tài liệu) tại. .. tại Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia II 2.2.1 Phòng bảo quản tại Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia II  Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Bảo quản Phòng Bảo quản tài liệu có chức năng giúp Giám Đốc tiếp nhận, bảo quản an toàn tài liệu (kể cả tài liệu Châu Bản, Mộc Bản, tài liệu phim ảnh ghi âm) và đáp ứng nhu cầu sử dung tài liệu Nhiệm vụ cụ thể: 1 Xây dựng kế hoạch bảo quản tài liệu dài hạn, hằng năm tổ chức thực. .. tơi thực tập Nhân đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo, Thủ trưởng cơ quan và các cô, chú trong Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập vừa qua 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường công tác bảo quản tài liệu tại Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia II - Hiện nay công tác. .. lục công báo - Công báo thời kì cách mạng từ năm 1975 đến nay: Khối công báo này có từ khi đất nước thống nhất (năm 1975 ) đến nay Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử, suốt một thời gian dài, khối lượng công báo này không được lưu trữ tại Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia II Sau năm 1975, một công báo mới được thu thập về Trung Tâm II, tuy nhiên còn thiếu nhiều Những năm gần đây, việc thu thập công báo tương đối... biệt về lĩnh vực bảo quản tài liệu Từng bước xây dựng và kiện toàn đội ngủ CBCC, VC chuyên thực hiện công tác bảo quản tài liệu lưu trữ KẾT LUẬN Trong những năm qua, để từng bước hoàn thiện công tác văn thư lưu trữ nói chung và công tác bảo quản nói riêng, Chính Phủ, Bộ Nội Vụ, Cục văn thư và Lưu Trữ Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp qui nhằm thể chế hóa công tác bảo vệ, bảo quản an toàn tài... tài liệu vào bảo quản tài liệu lưu trữ quốc gia Năm 2003, Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia II tiến hành đầu tư nâng cấp kho, kho bảo quản tài liệu được trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động; có hệ thống điều ổn đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm theo đúng tiêu chuẩn bảo quản các loại hình tài liệu lưu trữ * Trang thiết bị trong kho Hệ thống giá kệ được trang bị đồng bộ với 20.256m giá, tủ bảo quản tài liệu... hình thành trước 30/04/1975 trong các kì hợp quốc hội Lưỡng Viện của ngụy quyền miền Nam - Tài liệu Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia II quản lý được viết bằng nhiều thứ tiếng như Hán Nôm, Pháp, Anh, Campuchia và chữ Quốc Ngữ Viết trên Vải và nhiều loại giấy khác nhau ∗ Thành phần, nội dung khối tư liệu lưu trữ hiện Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia II quản lý: - Sưu tập bổ trợ (1865- 2005): Số lượng 400 mét (khoảng... thống kho tàng để bảo quản tài liệu luôn được nâng cấp, xây mới nhằm bảo quản an toàn và kéo dai tuổi thọ ch tài liệu - Kho tàng luôn được vệ sinh theo định kỳ và có sự phân công cán bộ vệ sinh rõ ràng - Các trang thiết bị bảo quản tài liệu luôn được đầu tư để phục vụ cho công tác bảo quản tài liệu ngày càng tốt hơn Tuy nhiên trong bảo quản tài liệu tại Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia II còn một số hạn... thập công báo tương đối đầy đủ - Sưu tập báo- tạp chí: Có khối lượng 274 mét giá, với trên 550 đầu báo cáo các loại Hiện nay khối tạp chí tại Kho Tư liệu tạm thời được bảo quản riêng biệt thành hai khối khác nhau: Báo chí trước năm 1975 và báo chí thời kỳ cách mạng ( từ năm 1975 đến nay ) Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia II hiện đang quản lý 162 phông và sưu tập tài liệu lưu trữ với hơn 14km giá tài liệu, 45.153 . vào quá trình làm việc thực tế sau này. Đồng thời trên cơ sở đó, đúc kết những nhận thức và thu hoạch của bản thân để lập báo cáo thực tập tốt nghi p. Báo cáo thực tập gồm: Chương I: Khái. thực tập có hạn, trong báo cáo, bản thân chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản của công tác Bảo quản ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia II. Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng để hoàn thành bản báo cáo. VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH KHOA DI SẢN VĂN HÓA BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC BẢO QUẢN TẠI TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA II SVTH: Châu Tú Nghi Lớp: CĐ Bảo tàng 13 N.Khóa: 2009- 2012 Tp.Hồ

Ngày đăng: 08/07/2014, 09:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan