Tìm hiểu về bệnh vẩy nến (Kỳ 1) potx

5 353 0
Tìm hiểu về bệnh vẩy nến (Kỳ 1) potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu về bệnh vẩy nến (Kỳ 1) Vẩy nến (psoriasis) là một bệnh tự miễn dịch, có tính cách di truyền, với các dấu hiệu trên da và khớp xương. Đặc điểm của bệnh là những vảy khô màu hồng bạc, rất ngứa, rải rác hoặc liền nhau. Vảy lớn nhỏ khác nhau, thường có trên khuỷu tay, cánh tay trước, đầu gối, chân, da đầu và các bộ phận khác trong cơ thể. Bệnh thường có tính cách dai dẳng và hay tái phát. Bệnh khá phổ biến, bất cứ ở tuổi nào nhưng thường là từ 12 tới 40 tuổi. Khoảng từ 10 - 15% bệnh xảy ra trước 10 tuổi. Người da trắng thường bị vẩy nến nhiều hơn người da màu. Nam - nữ đều mắc bệnh nhiều như nhau. Nguyên nhân Nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ. Có giải thích cho rằng do một sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch, đặc biệt là các tế bào lympho T. Bình thường, các tế bào này tuần hành theo máu và bạch huyết đi khắp cơ thể để truy lùng, tiêu diệt các vật lạ (vi trùng, tế bào lạ) hoặc hóa chất gây bệnh. Trong bệnh vẩy nến, lympho T tấn công nhầm các tế bào biểu bì, tưởng chúng là thù địch. Bị kích thích, biểu bì tăng sinh rất nhanh trong vòng vài ba ngày, thay vì cả tháng như thường lệ. Không tróc kịp, các tế bào này và lympho T xếp thành từng lớp vảy trên da. Nguyên nhân của sự nhầm lẫn vẫn còn bí mật và diễn tiến bệnh tiếp tục nếu không được điều trị. Cũng có giải thích bệnh có tính cách thừa kế di truyền và nhiều người trong một gia đình có thể cùng bị bệnh. Một số yếu tố có thể khiến bệnh phát ra là: xúc động tâm lý mạnh, ảnh hưởng lên hệ miễn dịch, có thể kích thích bệnh xuất hiện lần đầu hoặc tăng mức trầm trọng của bệnh đang tiến triển. Chấn thương liên tục trên da như vết trầy, vết cắt, phỏng nắng, cháy da; nhiễm độc da hoặc cuống họng. Tác dụng của một vài dược phẩm như thuốc chống sốt rét, thuốc trị tâm bệnh lithium, thuốc trị cao huyết áp loại beta blocker. Tiêu thụ nhiều rượu hoặc thuốc lá, mập phì, thời tiết lạnh hoặc do một vài thực phẩm… Vẩy nến không lây lan vì không phải là bệnh truyền nhiễm. Mặc dù vẻ dáng vẩy nến trên da khó coi, nhưng bệnh không gây hiểm họa nhiều cho sức khỏe và sự an toàn của người khác. Triệu chứng Bệnh thường xuất hiện từ từ, tồn tại một thời gian rồi thuyên giảm. Sau đó bệnh tái phát, nhất là khi có chấn thương da, rám nắng, viêm, dị ứng thuốc… Dấu hiệu đặc biệt nhất là những mảng thương tổn ngoài da, hình bầu dục hoặc tròn, màu hồng đỏ phủ lên trên là nhiều lớp vảy màu bạc. Các vết này rất ngứa và đau. Ngứa vì da khô và dây thần kinh dưới da bị một vài hóa chất kích thích, khiến cho não phát ra cảm giác ngứa, muốn gãi… Ngoài ra, dấu vết trên da có thể là: - Vẩy nến giọt màu đỏ hình bầu dục. - Vẩy nến đảo ngược ở nếp gấp trên da như cơ quan sinh dục, nách. - Vẩy nến mủ với bóng nước chứa mủ, do nhiễm trùng. - Vẩy nến từng mảng lớn màu đỏ với hậu quả trầm trọng như rối loạn thân nhiệt, mất cân bằng chất điện giải cơ thể. - Vẩy nến khớp xương, gây trở ngại cho cử động. Bệnh thường có trên da đầu, sau vành tai, khuỷu tay, đầu gối, hông, vùng cơ quan sinh dục. Móng tay, lông mày, rốn, hậu môn cũng thường bị ảnh hưởng. Đôi khi bệnh lan khắp cơ thể. Khi lành, vết thương thường không để lại sẹo và ở trên đầu, tóc vẫn mọc. Trong 60% các trường hợp, móng tay, móng chân cũng bị bệnh: móng chẻ, mất màu, dày cộm, trông như bị bệnh nấm. Khoảng từ 10 tới 30% bệnh nhân bị viêm khớp vẩy nến, thường thường ở tuổi 30 tới 50. Định bệnh Không có thử nghiệm máu hoặc phương thức khoa học nào để chẩn đoán bệnh. Bác sĩ xác định bệnh qua hình thù, màu sắc của vảy trên da, đôi khi lấy một chút mô ở vùng bệnh để tìm tế bào đặc biệt vẩy nến. . Tìm hiểu về bệnh vẩy nến (Kỳ 1) Vẩy nến (psoriasis) là một bệnh tự miễn dịch, có tính cách di truyền, với các dấu hiệu trên da và khớp xương. Đặc điểm của bệnh là những vảy. da có thể là: - Vẩy nến giọt màu đỏ hình bầu dục. - Vẩy nến đảo ngược ở nếp gấp trên da như cơ quan sinh dục, nách. - Vẩy nến mủ với bóng nước chứa mủ, do nhiễm trùng. - Vẩy nến từng mảng lớn. như bị bệnh nấm. Khoảng từ 10 tới 30% bệnh nhân bị viêm khớp vẩy nến, thường thường ở tuổi 30 tới 50. Định bệnh Không có thử nghiệm máu hoặc phương thức khoa học nào để chẩn đoán bệnh.

Ngày đăng: 08/07/2014, 04:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan