BỆNH PHONG (bệnh Cùi, leprosy, hansen disease) (Kỳ 3) pot

4 357 0
BỆNH PHONG (bệnh Cùi, leprosy, hansen disease) (Kỳ 3) pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỆNH PHONG (bệnh Cùi, leprosy, hansen disease) (Kỳ 3) Dựa vào những dấu hiệu nào để chẩn đoán bệnh phong ? Có 3 dấu hiệu chính là: - Mất hoặc giảm cảm giác ở tổn thương da hoặc ở vùng da bị bệnh. - Thần kinh ngoại biên phì đại và nhạy cảm, phối hợp với các dấu hiệu của thương tổn dây thần kinh như liệt, mất cảm giác, teo cơ, loạn dưỡng da. - Tìm thấy trực khuẩn phong ở tổn thương. Tuy nhiên, chẩn đoán xác định dựa vào các dấu hiệu khi khám lâm sàng là chính. Điều trị phong như thế nào? Mục đích điều trị: - Chữa khỏi bệnh, đưa bệnh nhân về với lao động và sinh hoạt bình thường hay gần bình thường. - Cắt đứt lây lan trong cộng đồng, điều trị nay có ý nghĩa lớn hơn việc chữa khỏi bệnh cho từng cá nhân. Nguyên tắc điều trị: - Khám và điều trị cả người tiếp xúc (nếu có bệnh). - Cần uống đủ thuốc, đủ liều, đủ thời gian và đều đặn theo chế độ đa hóa trị liệu. - Kết hợp với vật lý trị liệu và giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân. - Trong điều trị chú ý theo dõi các phản ứng phong và các tai biến do thuốc để xử lý kịp thời. Các thuốc điều trị bệnh phong hiện nay: - DDS (Dapson, Disulon). - Rifampicin (Rimactan,Rifadine). - Lamprene (Clofazimine, B663). - Các thuốc mới: các thuốc nhóm quinolon: pefloxacin, nhất là ofloxacin; các thuốc khác: roxirthromycine, clarithromycine, minocycline. Điều trị tàn tật do bệnh phong: Một số bệnh nhân có thể bị tàn tật trước, trong hoặc sau khi áp dụng đa hóa trị liệu. Những tàn tật thông thường là mất cảm giác, viêm loét đầu chi hoặc bị ảnh hưởng trên mắt như chứng hở mi, mất phản xạ giác mạc, giảm thị lực. Nếu phát hiện bệnh trễ hoặc bệnh nhân không tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của nhân viên y tế có thể dẫn đến các tàn tật nặng như mù lòa, cụt ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân. Vì vậy việc phát hiện và điều trị sớm, kết hợp điều trị tàn tật rất quan trọng. Điều trị: áp dụng vật lý trị liệu từ đơn giản đến phức tạp như vận động liệu pháp hàng ngày, tắm sáp, các bài tập chuyên biệt cho từng bộ phận. Khi phẫu thuật chỉnh hình bệnh nhân cũng cần được tập vật lý trị liệu trước và sau phẫu thuật. Cách phòng ngừa bệnh phong Biện pháp phòng bệnh chủ yếu hiện nay vẫn là phát hiện và điều trị sớm bệnh phong, trong đó giáo dục sức khỏe phải được thực hiện rộng khắp và đều đặn nhằm giúp cho mọi người có kiến thức căn bản về bệnh phong, tức là có quan niệm đúng đắn về bệnh phong, biết được các triệu chứng sớm của bệnh. Điều quan trọng đối với mỗi người dân là: - Có quan niệm đúng đắn về bệnh phong: bệnh không phải là bệnh nan y và đáng sợ nữa, mà là bệnh nhiễm trùng có thể chữa khỏi được hoàn toàn. - Cần vệ sinh thân thể, vệ sinh nơi ở, đồng thời ăn uống đầy đủ, hợp lý để nâng cao sức chống đỡ với bệnh tật. - Biết được dấu hiệu sớm của bệnh như: nếu có xuất hiện trên da một đốm bất thường kèm mất cảm giác, thì cần đi khám sớm và theo đúng hướng dẫn điều trị của chuyên khoa. - Khi bị bệnh, người bệnh cần phải uống thuốc đều, đủ thuốc, đủ thời gian qui định và tự chăm sóc tay chân, mắt hàng ngày để phòng ngừa hoặc hạn chế tàn tật. - Những trường hợp có biến chứng và tàn tật nặng cần được điều trị ở chuyên khoa da liễu tuyến trên. . BỆNH PHONG (bệnh Cùi, leprosy, hansen disease) (Kỳ 3) Dựa vào những dấu hiệu nào để chẩn đoán bệnh phong ? Có 3 dấu hiệu chính là: - Mất hoặc. bản về bệnh phong, tức là có quan niệm đúng đắn về bệnh phong, biết được các triệu chứng sớm của bệnh. Điều quan trọng đối với mỗi người dân là: - Có quan niệm đúng đắn về bệnh phong: bệnh không. chỉnh hình bệnh nhân cũng cần được tập vật lý trị liệu trước và sau phẫu thuật. Cách phòng ngừa bệnh phong Biện pháp phòng bệnh chủ yếu hiện nay vẫn là phát hiện và điều trị sớm bệnh phong, trong

Ngày đăng: 07/07/2014, 22:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan