ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 CÓ ĐÁP ÁN

6 3K 30
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 CÓ ĐÁP ÁN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

II . Kiểm tra bài cũ: ( 5’) Kiểm tra vở ghi của học sinh. 1. Khái niệm về văn học trung đại.( 5’) Văn học trung đại là một cách gọi tên mang tính qui ước, đó là một giai đoạn mà văn học hình thành và phát triển trong khuôn khổ của nhà nước phong kiến Việt Nam(Văn học viết thời phong kiến, văn học cổ, văn học thành văn.) được xác định từ thế kỷ X (dấu mốc cho sự ra đời của nhà nước phong kiến Việt Nam đầu tiên) đến hết thế kỷ XIX. 2. Vị trí, vai trò của văn học trung đại. Có vai trò, vị trí rất quan trọng bởi đây là mốc đầu tiên, chặng đường đầu tiên của văn học. Nội dung tư tưởng của văn học trung đại có tính chất bao trùm lên nền văn học dân tộc. Cùng với dòng văn học dân gian ra đời đã từ lâu, văn học viết trung đại ra đời đã hoàn chỉnh diện mạo văn học dân tộc, đóng vai trò chủ đạo trong nền văn học dân tộc.

ĐỀ 3 Phần I ( 7 đ ) : Mở đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật có viết : Xe không kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi 1. Cách nói ấy có gì đặc biệt, đạt được hiệu quả gì ? 2. Viết tiếp hai câu để hoàn chỉnh đoạn thơ, cho biết ý nghĩa nhan đề bài thơ ? 3. Cảm nhận của em về người chiến sĩ lái xe ? ( bằng một đoạn văn dài từ 12 đến 15 câu kiểu diễn dịch, sử dụng phép thế, câu chứa thành phần phụ chú và gạch chân chúng ). 4. Kể tên hai tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn 9 viết về lòng dũng cảm của người chiến sĩ ngoài mặt trận. Phần II ( 3 đ): Bằng kiến thức đã học về tác phẩm Bến quê của Nguyễn Minh Châu, anh ( chị ) hãy cho biết : 1. Sáng tạo độc đáo của tác giả ở tác phẩm là gì ? 2. Cuối đời Nhĩ đã nhận ra điều gì ? 3. Chọn một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng của tác phẩm và phân tích. Đáp ỏn ĐỀ 3 Phần I ( 7 đ ) : Mở đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật có viết : Xe không kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi 1. Viết tiếp hai câu để hoàn chỉnh đoạn thơ, cho biết ý nghĩa nhan đề bài thơ ? - Viết tiếp 2 câu thơ để hoàn chỉnh đoạn Xe không kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất,nhìn trời,nhìn thẳng. - Ý nghĩa nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một nhan đề lạ bởi độ dài, bởi sự tương phản rất đặc biệt + Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó : nó đã làm nổi bật hình ảnh thơ chủ đạo của toàn tác phẩm : những chiếc xe không kính. + Đưa những chiếc xe không kính vào trong văn học là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ của nhà thơ. + Hai chữ “Bài thơ” ở đầu nhan đề cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả : viết về những chiếc xe không kính hay là hiện thực khốc liệt của chiến tranh, tác giả muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy. + Đọc bài thơ , ta càng thấy rõ hơn nét đặc sắc của nhan đề: những chiếc xe không kính chỉ là bức phông nền để tôn lên chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang dũng cảm trẻ trung, vượt lên thiếu thốn gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh để sống lạc quan, để chiến đấu dũng cảm vì lý tưởng của dân tộc : giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. 2. Phạm Tiến Duật có hai câu thơ mở đầu tác phẩm rất đặc biệt và đạt được hiệu quả thẩm mỹ cao : - Tác giả giải thích nguyên nhân của sự xuất hiện những chiếc xe không kính rất thực bằng hai câu thơ gần với văn xuôi, với giọng điệu thản nhiên. - Cách nói ấy đạt được hiệu quả thẩm mỹ : + Khắc hoạ rõ hơn hình ảnh chủ đạo của bài thỡnuất hiện từ nhan đề: những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường- một hình ảnh thực trong chiến tranh, thực đến trần trụi. + Phản ánh được hiện thực khốc liệt của chiến trường : bom đạt của kẻ thù dội xuống Trường Sơn đã làm biến dạng những chiếc xe ô tô vận tải hành hoá ra chiến trường. + Trong hai dòng thơ ấy, người đọc cảm nhận được nét độc đáo ở hồn thơ Phạm Tiến Duật ở cách khai thác hiện thực: phát hiện chất thơ của hiện thực; thể hiện hồn thơ nhạy cảm với những nét ngang tàng tinh nghịch, thích cái lạ. 3. Cảm nhận của em về người chiến sĩ lái xe ( bằng một đoạn văn nghị luận dài 15 câu, theo kiểu diễn dịch trong đó có sử dụng câu chứa lời dẫn trực tiếp và câu bị động rồi gạch chân chúng ): * Đây là những câu hỏi trọng điểm để kiểm tra khả năng nhiều mặt : - Kiến thức cơ bản, cụ thể về tác phẩm và hình tượng nghệ thuật chủ đạo của tác phẩm - Kỹ năng diễn đạt, dựng đoạn văn ( diễn dịch), phân tích hình tượng nghệ thuật - Hiểu biết về ngữ pháp : lời dẫn trực tiếp; câu bị động * Các bước tiến hành - Xác định kiến thức cơ bản của câu hỏi yêu cầu cho nội dung phân tích hình tượng người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ gồm 12 đến 15 câu + Nội dung khái quát của đoạn thơ : Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã khắc thành công hình tượng những người lính lái xe trên dải Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với những phẩm chất cao đẹp. + Các ý cần có khi phân tích hình tượng người lính lái lái xe • Những chiến sĩ lái xe với tư thế ung dung, hiên ngang • Những chiến sĩ lái xe dũng cảm, coi thường hiểm nguy • Những chiến sĩ lái xe sôi nổi, tinh nghịch, hóm hỉnh luôn chan hoà trong tình đồng đội , đồng chí • Những chiến sĩ lái xe quyết tâm chiến đấu vì miền Nam để thống nhất đất nước - Mỗi ý trên có thể triển khai thành ba câu - Viết câu mở đầu ( sử dụng ý khái quát đoạn ở trên ) - Tạo câu theo yêu cầu ngữ pháp : + Lời dẫn trực tiếp : Họ tươi cười, sống sôi nổi trẻ trung với nụ cười luôn nở trên môi nhìn nhau bụi phủ đầy vẫn “ cười ha ha” (nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của nhân vật ). + Câu bị động : Những chiến chiếc xe đã bị bom đạn làm cho biến dạng - Kết nối các câu thành đoạn văn diễn dịch và tiến hành sửa chữa dể hoàn chỉnh đoạn văn. 4. Kể tên hai tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn 9 viết về lòng dũng cảm của người chiến sĩ ngoài mặt trận. - Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật - Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê Phần II ( 3 đ): Bằng kiến thức đã học về tác phẩm Bến quê của Nguyễn Minh Châu, anh ( chị ) hãy cho biết : 1. Sáng tạo độc đáo của tác giả của Nguyễn Minh Châu ở Bến quê : * Nguyễn Minh Châu đã sáng tạo được tình huống truyện chất đầy nghịch lý để chiêm nghiệm một triết lý về đời người : Nhĩ, nhân vật chính của truyện lâm vào một hoàn cảnh đặc biệt : thuở còn đi làm, Nhĩ có điều kiện đi khắp đó đây trên thế giới, nhưng cuối đời anh lâm vào căn bệnh hiểm nghèo nên bị buộc chặt vào giường bệnh. Hiện tại Nhĩ muốn nhích đến bên cửa sổ khó như phải đi hết một vòng trái đất và phải nhờ vào sự trợ giúp của người khác. - Các tác giả khác khi đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt này thường đểnói về khát vọng sống, sức sống mạnh mẽ của con người hoặc về lòng nhân ái, sự hy sinh cao thượng - Tình huống truyện của Bến quê không mới nhưng ý nghĩ từ tình huống đó lại sâu sắc và mới mẻ : đặt nhân vật vào tình huống nghịch lý là để chiêm nghiệm một triết lý về đời người. * Tác giả Nguyễn Minh Châu còn sáng tạo những hình ảnh thực mà giàu ý nghĩa biểu tượng gợi lên khung cảnh gần gũi cụ thể vừa chứa đựng những ý nghĩa hàm ẩn để tư tưởng của chủ đề của tác phẩm thêm sâu sắc: Hình ảnh bãi bồi, bến sông và khung cảnh thiên nhiên buổi sáng đầu thu với những bông hoa bằng lăng cuối mùa; tiếng đất lở ở bờ sông; đứa con trai sa vào đám cờ thế ven đường. 2. Cuối đời Nhĩ đã nhận ra nhiều điều về ý nghĩa của cuộc đời : - Nhĩ cảm nhận được vẻ đẹp ở người vợ của mình. Chính trong những ngày cuối đời, Nhĩ mới thực sự thấu hiểu, biết ơn sâu sắc vợ - Cảm nhận được vẻ đẹp bình dị , rất đỗi thân thiết của quê hương - Nhĩ cảm nhận được khao khát của lòng mình: được đặt chân lên bãi bồi bên kia bến sông. 3. Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh bãi bồi bên kia sông Hình ảnh bãi bồi, bến sông và khung cảnh thiên nhiên là những hình ảnh thực mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc + Những chùm hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn + Con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra + Vòm trời như cao hơn với “những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên” - Cảnh sắc bình dị mà nên thơ ấy đã gới ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp của thân thuộc của một vùng đất cụ thể ven sông Hồng. - Từ vẻ đẹp của khung cảnh cụ thể, nhà văn muốn nói đến vẻ đẹp của quê hương xứ sở luôn ở bên ta, quanh ta nhưng ta không trân trọngkhông ngăm nhìn, không yêu thương thì không bao giờ phát hiện ra vẻ đẹp của nó. - Để vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông hiện ra trong cái nhìn của Nhĩ khi anh ta không thể di chuyển được nữa, nhà văn muốn nhắc nhở mọi mọi người, ai lãng quên quê hương, kẻ đó sẽ không có cơ hội để thực hiện những khát khao bình dị mà rất đỗi mãnh liệt của đời mình. . cơ bản, cụ thể về tác phẩm và hình tượng nghệ thu t chủ đạo của tác phẩm - Kỹ năng diễn đạt, dựng đoạn văn ( diễn dịch), phân tích hình tượng nghệ thu t - Hiểu biết về ngữ pháp : lời dẫn trực. tưởng của chủ đề của tác phẩm thêm sâu sắc: Hình ảnh bãi bồi, bến sông và khung cảnh thi n nhiên buổi sáng đầu thu với những bông hoa bằng lăng cuối mùa; tiếng đất lở ở bờ sông; đứa con trai sa. phản rất đặc biệt + Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó : nó đã làm nổi bật hình ảnh thơ chủ đạo của toàn

Ngày đăng: 07/07/2014, 20:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan