Phân tích quy trình lắp ráp và hàn tổng đoạn tàu 5.500DWT, chương 6 doc

5 429 2
Phân tích quy trình lắp ráp và hàn tổng đoạn tàu 5.500DWT, chương 6 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chương 6: Công tác chuẩn bị để thực hiện phương án thi công được lựa chọn 1) Phóng dạng: Phóng dạng – khai triển – hạ liệu: Phóng dạng và khai triển được thông qua chương trình máy tính. D ữ liệu được mã hóa để hạ liệu trên máy cắt CNC 2) Chuẩn bị sản xuất: Trung tâm Tư vấn thiết kế kiểm soát bản vẽ thiết kế kỹ thuật, triển khai các bản vẽ thi công đến các đơn vị sản xuất. Công việc n ày cần đảm bảo các yêu c ầu: - Phù hợp với công nghệ của Xí nghiệp. - Đảm bảo tính kinh tế trong sản xuất. - Phù hợp với tay nghề của người công nhân chịu trách nhiệm chế tạo - Đảm bảo đúng thời gian hoàn thành công việc của các sản phẩm. 3) Phương án tổ chức thi công: a. Kế hoạch chuẩn bị vật tư: - Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bảng dự toán khối lượng sắt thép v à trang thiết bị cung cấp cho việc đóng mới tàu, đồng thời dựa vào tiến độ thi công của tàu mà ta lập ra kế hoạch chuẩn bị vật tư hợp lý. Kế hoạch này phải đảm bảo cung cấp vật tư, vật liệu theo đúng khối lượng, chất lượng, quy cách kết cấu .v.v. Đồng thời phải cung cấp kịp thời theo đúng tiến độ sản xuất để quá trình thi công không b ị gián đoạn . - Tất cả các vật tư, vật liệu sử dụng phải có chứng chỉ nơi sản xuất và được Đăng Kiểm chấp thuận hoặc có chứng chỉ kiểm nghiệm của các trung tâm kiểm nghiệm được Đăng Kiểm chấp nhận. b. Kế hoạch chuẩn bị nhân lực: - Dựa vào biểu đồ tiến độ thi công do phòng điều độ sản xuất của Xí nghiệp lập ra, ta tiến hành chuẩn bị nguồn nhân lực và phân bổ cho hợp lý. - Việc phân bổ công việc cho từng người hoặc một nhóm người nào đó phải ph ù hợp với năng lực và ngành nghề của họ, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa nhân lực cho một công việc nào đó làm ảnh hưởng đến năng suất của Xí nghiệp và làm chậm tiến độ thi công đã đề ra. c. Kế hoạch chuẩn bị máy móc, thiết bị: - Phải kiểm tra và lập danh sách toàn bộ các thiết bị máy móc của Xí Nghiệp hiện có trước khi tiến hành thi công. Trên cơ sở đó, lập kế hoạch sửa chữa các thiết bị máy móc bị hư hỏng và làm đơn đề nghị Công ty hỗ trợ cung cấp các thiết bị máy móc mà Công ty còn thiếu để phục vụ cho công tác đóng mới t àu đạt kết quả cao. - Thường xuyên kiểm tra quá trình hoạt động của các thiết bị máy móc nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn cho người sử dụng trong quá trình vận hành. d. Kế hoạch chuẩn bị kiểm soát chất lượng: - Căn cứ vào quy trình lắp ráp toàn bộ thân tàu, phòng Quản Lý Công Nghệ phải lập ra các bước kiểm soát và nghiệm thu từng sản phẩm, nghiệm thu toàn bộ thân tàu. Khi tiến hành kiểm tra nghiệm thu phải có biên bản kết quả nghiệm thu và có các chữ ký của các bên có trách nhiệm. - Một sản phẩm phải được kiểm tra nghiệm thu theo thứ tự sau: Tổ trưởng tổ sản xuất ra sản phẩm đó, Kỹ thuật xưởng, KCS của Công ty, Đăng Kiểm. - Kế hoạch chuẩn bị tiến độ thi công chi tiết và tổng thể: - Phòng Điều Độ Sản Xuất của Xí Nghiệp sẽ lập ra biểu đồ thể hiện tiến độ thi công cho từng chi tiết và tổng thể. Trong đó thể hiện được thời điểm bắt đầu thi công v à thời điểm kết thúc công việc, để từ đó chuẩn bị v à bố trí công nhân cho từng công việc một cách hợp lí nhất, đồng thời để Công ty có kế hoạch chuẩn bị v à cung cấp vật tư thiết bị đúng lúc để không làm gián đoạn công việc thi công. e. Kế hoạch chuẩn bị về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường: - Về an toàn lao động:  Tất cả các cán bộ kỹ thuật và công nhân khi làm việc trực tiếp ở nơi sản suất đều phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động gồm: quần áo lao động, nón bảo hộ, giầy cao su, kính…  Cán bộ an toàn lao động phải thường xuyên theo dõi quá trình thi công và x ử lý kịp thời những trường hợp không chấp hành đúng nội quy an toàn lao động.  Trang bị ánh sáng, quạt gió khi làm việc trong các hầm kín, hầm tối. - Về phòng cháy chữa cháy:  Kiểm tra toàn bộ các thiết bị phòng cháy chữa cháy như: b ình tạo bọt, bình CO 2 có còn trong thời hạn sử dụng hay không.  Kiểm tra các trạm phòng cháy chữa cháy theo định kỳ.  Không gian làm việc (khi hàn) ở những nơi dễ gây ra cháy nổ.  Tại những nơi dễ gây ra cháy nổ phải để biển cấm và các b ảng hướng dẫn xử lý khi có sự cố xảy ra. - Về vệ sinh môi trường:  Khi chạy thử, các dầu cặn và dầu nhờn phải được xử lý (thải vào các bồn chứa hoặc các trạm chứa), cấm không được thải ra nơi sản xuất hoặc xuống sông hồ.  Trong các xưởng gia công chế tạo phải làm vệ sinh sạch sẽ hằng ngày để đảm bảo vấn đề vệ sinh, thoáng mát nơi sản xuất.  Các phế liệu, que hàn phải được thu gom về một vị trí nhất định để thuận tiện cho việc xử lý. . lượng: - Căn cứ vào quy trình lắp ráp toàn bộ thân tàu, phòng Quản Lý Công Nghệ phải lập ra các bước kiểm soát và nghiệm thu từng sản phẩm, nghiệm thu toàn bộ thân tàu. Khi tiến hành kiểm tra. chuẩn bị nhân lực: - Dựa vào biểu đồ tiến độ thi công do phòng điều độ sản xuất của Xí nghiệp lập ra, ta tiến hành chuẩn bị nguồn nhân lực và phân bổ cho hợp lý. - Việc phân bổ công việc cho. Chương 6: Công tác chuẩn bị để thực hiện phương án thi công được lựa chọn 1) Phóng dạng: Phóng dạng – khai triển – hạ liệu: Phóng dạng và khai triển được thông qua chương trình máy

Ngày đăng: 07/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan