Cảm niệm mùa Báo Hiếu - Lễ Vu Lan

3 595 1
Cảm niệm mùa Báo Hiếu - Lễ Vu Lan

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cảm niệm mùa Báo Hiếu - Lễ Vu Lan Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ, có những người con mang kiếp tha phương lưu lạc vì cảnh đời cơ cực, nhưng tấm lòng vẫn đau đáu nhớ đến bóng dáng cha già mẹ yếu nơi chốn quê nhà đìu hiu cô tịch Là con người ai mà không có cha mẹ. Công ơn sanh thành và dưỡng dục ấy to lớn và thâm trọng biết dường nào! Trong kho tàng phong phú của ca dao, ngạn ngữ Việt nam ta có câu: “công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Vâng! Núi Thái Sơn thì cao vòi vọi vươn vút tận trời xanh không có chi sánh được. Còn nước trong nguồn thì chảy mãi có bao giờ cạn kiệt được đâu; cũng như đã tán tụng cái công ơn to lớn của cha mẹcacs bậc cổ đức cũng đã nói: “Thiên hữu tứ thời xuân tại thủ Nhân sanh bách hạnh, Hiếu vi tiên”. Có nghĩa là: trời có bốn mùa, xuân là gốc; người sinh trăm nết, hiếu đứng đầu. Trong kinh Phật lại có câu: Phụ hề sinh ngã Mẫu hề cúc ngã Ai ai phụ mẫu Sinh ngã cù lao Dục báo thâm ân Hiệu thiên võng cực. Dịch nghĩa: Cha sinh ra ta Mẹ nuôi nấng ta Thương thay cha mẹ Sinh ta khó nhọc Muốm báo thâm ân Trời cao vòi vọi Nói đến công ơn dưỡng dục của cha mẹ được gói gọn trong Chín Chữ Cù Lao. Thiết tưởng bổn phận làm con ta phải hiểu rõ ý nghĩa của câu nói được truyền tụng từ ngàn xưa này, cũng không phải là điều thừa vậy: <! [if !supportLists] > 1. sinh: là sinh đẻ. 2. cúc : là nuôi nấng 3. phủ : là vuốt ve 4. xúc : là cho con bú, cho ăn 5. trưởng: là nuôi cho khôn lớn 6. dục : là dạy dỗ 7. cố : là trông nom 8. phục: là tùy tính mà dạy 9 phúc: là che chở, bảo bọc Cũng trong chân nghĩa đó ca dao Việt Nam có câu: Nhớ ân chín chữ cù lao Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình Ngoài ra, bổn phận của một người con có hiếu dối với cha mẹ còn phải có Năm điều phải làm: 1. Đi phải thưa 2. Về phải trình 3. Có đi chơi thì phải chơi chỗ thường ngày 4. Phải học cho có nghề nghiệp 5. Nói năng khiêm tốn không được hênh hoang Ngược lại, người con nào làm năm điều sau đây sẽ xem như một người bất hiếu: 1. Lười biếng, trễ nãi, chẳng đoái hoài đến việc nuôi dưỡng cha mẹ 2. Ham mê bài bạc, rượu chè; chẳng lo nuôi dưỡng cha mẹ 3. Ham mê tiền của, gom góp của cải cho vợ con; mà chẳng phụng dưỡng cha mẹ 4. Buông lung theo thị dục của tai mắt, là cho cha mẹ khốn đốn vì mình 5. Y sức, cậy tài tranh đua đánh lộn làm cho cha mẹ bị vạ lây Trong bất cứ một gia đình nào, vị trí của người cha rất quan trọng. Cha là chỗ nương tựa cho cả nhà, cho con cái: “Con có cha như nhà có nóc Con không cha như Nòng Nọc đứt đuôi” Hoặc là: Còn cha gót đỏ như son Một mai cha mất gót con đen sì Còn cha lắm kẻ yêu vì Đến khi cha chết ai thì yêu con Riêng đối với mẹ, tình mẹ thương con vạn lời không nói hết: Mẹ già như chuối Ba hương Như xôi nếp một, như đường mía lau. Hoặc là: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều. Tình mẹ thương con thì trong sáng vằng vặc, tròn đầy như vầng trăng thu, như biển Thái Bình rộng lớn bao la. Như lời của nhạc sĩ Y Vân đã diễn tả trong bài ca lòng mẹ: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào … Lòng mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu…” Trong khi đó cũng có những người con có những cách sống đã làm cho lòng mẹ xót xa đau buốt: Mẹ nuôi con biển hồ lai láng Con nuôi mẹ kể tháng kể ngày Hay câu ca dao nêu lên hình tượng một mẹ già nuôi cả bầy con làm ví dụ răn đời: Một mẹ nuôi nổi chín mười con Chín mười con không nuôi tròn một mẹ Cũng có những người con, khi mình đã khôn lớn tạo lập được công danh sự nghiệp, hồi tưởng lại khi còn thơ ấu, cái ngày mẹ dắt tay đến trường học, đòi neon sách bút nghiên: “Ví dầu cầu ván đóng đinh Cầu tre lắc lẻo gập gành khó đi Khó đi mẹ dắt con đi Con đi trường họ, mẹ đi trường đời”. Hoặc là cảm nhận thâm tình của người con đối với công ơn của cha mẹ: Đố ai đếm được lá rừng Đố ai đếm được mấy tầng trời cao Đố ai đếm được vì sao Đố ai đếm được công lao mẫu từ”. Cha mẹ nuôi nấng ta khôn lớn, dạy dỗ ta nên người. Bây giờ ta lại nuôi nấng và dạy dỗ con cái của ta. Cái chu kỳ vòng tròn ấy cứ như nước từ trên trời tuôn chảy qua núi rừng, sông suối; rồi hội tụ tại biển khơi, và lại bốc hơi thành mây mưa: “ công đức cha mẹ cao dày Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ Nuôi con khó nhọc đến giờ Trưởng thành phải biết phụng thờ song thân Ở đời ai cũng có lần Làm cha mẹ mới biết ân sanh thành Ngày xưa khó nhọc nuôi mình Khác nào mình đã hết tình nuôi con!” Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ, có những người con mang kiếp tha phương lưu lạc vì cảnh đời cơ cực, nhưng tấm lòng vẫn đau đáu nhớ đến bóng dáng cha già mẹ yếu nơi chốn quê nhà đìu hiu cô tịch: Ai về tôi gởi buồng cau Buồng trước kính mẹ, buồng sau kình thầy Ai về tôi gởi đôi giày Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi!” Mỗi tấm lòng hiếu kính cho các bậc cha mẹ còn hiện tiền, và một nén tâm hương thành kính dâng lên cho những bậc cha mẹ không còn tại thế. Nguyện cầu cho tất cả hưởng được phước báo trong mùa Báo hiếu, lễ Vu lan. Thích Quảng Hiếu » Trở . Cảm niệm mùa Báo Hiếu - Lễ Vu Lan Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ, có những người con mang kiếp tha phương lưu. lòng hiếu kính cho các bậc cha mẹ còn hiện tiền, và một nén tâm hương thành kính dâng lên cho những bậc cha mẹ không còn tại thế. Nguyện cầu cho tất cả hưởng được phước báo trong mùa Báo hiếu, lễ. hạnh, Hiếu vi tiên”. Có nghĩa là: trời có bốn mùa, xuân là gốc; người sinh trăm nết, hiếu đứng đầu. Trong kinh Phật lại có câu: Phụ hề sinh ngã Mẫu hề cúc ngã Ai ai phụ mẫu Sinh ngã cù lao Dục báo

Ngày đăng: 07/07/2014, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan