Các câu hỏi ôn tập môn tư tưởng HCM doc

10 735 7
Các câu hỏi ôn tập môn tư tưởng HCM doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÂU 1:Tư tưởng HCM,nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM? A) Tư tưởng HCM là gì?  “Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của CMVN, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mac- Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.Đó là tư tưởng về giải phóng dân tôc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”  Tư tưởng HCM là sản phẩm của sự kết hợp CN yêu nước, truyền thống văn hóa,nhân nghĩa và thực tiễn CM VN với tinh hoa văn hóa nhân loại,được nâng lên một tầm cao mới dưới ánh sáng của CN Mac-Lenin B) Nguồn gốc Tư tưởng HCM? 1) Tư tưởng và văn hóa truyền thóng VN: a) Chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường bất khuất: Chuẩn mực cao nhất của giá trị tinh thần văn hóa, đạo lí sống của người VN. Niềm tự hào-kiêu hãnh của mọi thế hệ, niềm tin bất diệt vào sức mạnh vô địch của dân tộc trước mọi kẻ thù cướp nước và bán nước. HCM ra đi tìm đường cứu nước với hành trang là CN yêu nước VN. b) Tinh thần nhân nghĩa,truyền thồng đoàn kết, tương thân tương aí: Truyền thống yêu nước VN gắn bó làm một với truyền thống nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân tương ái của người VN. “Lá lành đùm lá rách” “Tối lửa tắt đèn có nhau” Trong lịch sử dân tộc: chống thiên tai,chống ngoại xâm,truyền thống nhân nghĩa đoàn kết,tương thân tương ái tất yếu phát triển thành truyền thống đoàn kết dân tộc: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng” c) Truyền thống lạc quan yêu đời: Lạc quan yêu đời đối với một dân tộc phải luôn đối phó với thiên tai và địch họa là: “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “là thắng không kiêu,bại không nản”, là “thua keo này bày keo khác” HCM là hiện thân sáng ngời cho truyền thống lạc quan yêu đời của dân tộc, đặc biệt khi Người tìm thấy được ánh sáng chân lý Mac-Lenin. d) Truyền thống cần cù, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và trong chiến đấu,trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước: Nét đặc sắc trong truyền thống lịch sử VN, nó quyện chặt với các truyền thống nói trên tạo nên bản sắc độc đáo của lịch sử dân tộc, văn hóa dân tộc, con người VN. Giữ vững và không ngừng phát triển bản sắc dân tộc, lựa chọn, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại HCM là hình ảnh sinh động nhất, trọn vẹn nhất phản ánh các giá trị tinh hoa của truyền thống dân tộc. 2)Tinh hoa văn hóa nhân loại : a) Tư tưởng văn hóa phương đông: Là con một nhà Nho, từ nhỏ học chữ Hán và chịu nhìêu tư tưởng của Nho học. Nho giáo có các yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động nhưng cũng có những mặt tích cực: triết lí hành động, triết lí nhân sinh… HCM đã tiếp thu rất chọn lọc các khía cạnh tích cực trong triết học Nho gia phù hợp để phục vụ nhiệm vụ CM. Đối với văn hóa phương Đông cổ đại, HCM còn tiếp thu các yếu tố tích cực của Phật giáo, Lão giáo, Mặc gia…như: tiếp thu tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, tinh thần bình đẳng, đề cao lao động, chống lười biếng…của Phật giáo. HCM đã học hỏi nhiều điều rất bổ ích từ học thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn. Khẩu hiệu của Tôn Trung Sơn “Dân tộc độc lập-Dân quyền tự do-Dân sinh hạnh phúc” đã để lại dấu ấn không phai mờ trong tiêu ngữ của HCM đặt cho nền Cộng Hòa kiểu mới của VN: “VN dân chủ Cộng Hòa Độc lập-Tự do-Hạnh phúc” b) Tư tưởng văn hóa phương Tây: Gần 10 năm bôn ba, khảo sát nhiều nước, nhất là các nước tư sản phát triển Mỹ, Anh, Pháp, HCM có dịp hiểu được bản chất của CNTB và CNĐQ. Người nhanh chóng chiếm lĩnh vốn kiến thức của thời đại:  Tự do, bình đẳng, bác ái  Đề cao con người, quyền con người.  Tinh thần duy lí, lối làm việc dân chủ.  Truyền thống dân chủ và tiến bộ c) Chủ nghĩa Mac-Lenin: Nhân tố ảnh hưởng quyết định đến tư tưởng HCM. Cơ sở hình thành TG quan và phương pháp luận của HCM Giúp HCM hấp thụ và chuyển hóa những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc, tư tưởng-văn hóa nhân loại tạo thành hệ thống tư tưởng của mình. 3) Những nhân tố chủ quan thuộc phẩm chất cá nhân Ng Ái Quốc: Trí tuệ thông minh, tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, óc phê phán tinh tường, sáng suốt. Hoài bão lớn, khát vọng lớn, khổ công tìm tòi, học hỏi Nghị lực phi thường, chịu gian khổ, hi sinh Tâm hồn yêu nước, nhiệt thàng Cmạng, thương dân, thương yêu mọi “Người cùng khổ” CÂU 2: Mục tiêu và động lực của CNXH,tình hình cụ thể ở VN và biện pháp? A) Mục tiêu tổng quát của CNXH:  Mục tiêu chung của CNXH là độc lập cho dân tộc , hạnh phúc cho nhân dân “không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân”, làm cho XH ngày càng tiến bộ, vật chất ngày càng tăng,tinh thần ngày càng tốt.  HCM quan niệm mục tiêu cao nhất của CNXH là nâng cao đời sống nhân dân. Đó là sự tin tưởng cao độ vào lí tưởng vì dân, là tiêu chí tổng quát để khẳng định và kiểm nghiệm tính chất XHCN của các lí luận CNXH và chính sách thực tiễn.  Hiện nay Đảng ta đã vận dụng mục tiêu chung này trong chủ trương “dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh” B) Mục tiêu cụ thể ở VN: 1) Mục tiêu chính trị : Chế độ chính trị phải do nhân dân lao động làm chủ Nhà nước là của dân, do dân, vì dân, mọi quyền lực thuộc về nhân dân Cán bộ nhà nước vừa thay dân quản lí XH, vừa là công bộc của dân Dân thực hiện quyền làm chủ thông qua Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cần phát huy tính năng động của người làm chủ, lo việc nước như việc nhà 2) Mục tiêu kinh tế : Xây dựng một nền kinh tế CNXH phát triển toàn diện: • Công nông- nghiệp hiện đại • KH-KT tiên tiến • Cách bốc lột theo CNTB được xoá bỏ dần • Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện • Công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu Kết hợp các loại lợi ích kinh tế-đặc biệt là chế độ khoán. Quyền lợi công nhân được đảm bảo “Ai làm nhiều hưởng nhiều,làm ít hưởng ít” “công tư đều lợi” 3 )Mục tiêu VH-XH: a) VH: CNXH gắn liền VH, là nền VH vì con người: • Lấy hạnh phúc của dân tộc, đồng bào làm cơ sở • Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại • Kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống • Gắn liền lao động sx Văn hóa thể hiện trong mọi hoạt đọng tinh thần của xh: • Xóa mù chữ,xây dựng và phát triển giáo dục • Nâng cao dân trí, xây dựng và phát triển văn hóa nghệ thuật • Thực hiện nếp sống mới… Văn hóa có vai trò soi đường cho quốc dân đi. b) XH: CNXH là một xh công bằng, bình đẳng dân chủ, hợp lí, con người là chủ nhân thật sự,chính sách xh được quan tâm thực hiện ,đạo đức lối sống phát triển lành mạnh. Mục tiêu xây dựng CNXH là đào tạo con người “Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần phải có con người XHCN”: • Đào tạo con người có năng lực và tinh thần làm chủ • Có đạo đức kiến thức KH • Nhạy bén với cái mới, dám nghĩ dám làm • Trau dồi rèn luyện đạo đức cách mạng • Gắn tài năng với đạo đức, phẩm chất chính trị với trình độ học vấn, “vừa hồng vừa chuyên” C) Động lực của CNXH ở VN: Là những nhân tố tạo nên nguồn năng lượng kích thích sự tự thân vận động, thúc đẩy công cuộc xây dựng CNXH nhất là nguồn nội lực của cnxh, động lực quan trọng nhất là con người, là nhân dân lao động mà nồng cốt là công-nông-trí. HCM coi động lực con người là quan trọng nhất,quyết định nhất vì xét cho cùng các động lực khác muốn phát triển phải thông qua động lực con người.  Động lực con người:  Ở bình diện cộng đồng: phải phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc.Bởi:  Việc xây dựng CNXH: không chỉ là vấn đề có tính giai cấp mà còn là vấn đề mang tính dân tộc, không chỉ là sự nghiệp của riêng giai cấp công nông mà là sự nghiệp chung của toàn dân tộc.  Truyền thống yêu nước, sự đoàn kết cộng đồng, tinh thần lao động sáng tạo cuả nhân dân, là sức mạnh tổng hợp tạo nên động lực của toàn xh Ở bình diện cá nhân: Sức mạnh cộng đồng được hình thành từ sức mạnh mỗi cá nhân. Muốn phát huy sức mạnh cộng đồng cần tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát triển, phát huy tối đa năng lực bản thân. Nhà nước đại diện cho ý chí và quyền lực của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lí xh, đưa sự nghiệp xây dựng cnxh đến thắng lợi, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. HCM quan tâm đến hiệu lức của tổ chức, bộ máy, tính nghiêm minh của pháp luật, sự trong sạch, liêm khiết của bộ máy NN.  Động lực kinh tế: phát triển kinh tế sx kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi người trở nên giàu có…, luôn chú ý đến lợi ích chính đáng của người lao động, đời sống con người. CNXH chống CN cá nhân nhưng không chống lợi ích cá nhân.  Văn hóa, khoa học, giáo dục: động lực tinh thần không thể thiếu của xh  Động lực bên ngoài: kết hợp sức mạnh thới đại, tăng cường hợp tác quốc tế, CN yêu nước phải gắn liền CN quốc tế của giai cấp công nhân, sử dụng tốt những thành quả KH-KT thế giới.  Trở lực kìm hãm CNXH: • Cn cá nhân • Tham ô , lãng phí, quan liêu • Chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỉ luật • Chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng… Nội lực là quyết định nhất, ngoại lực là rất quan trọng.Vì vậy trong xây dựng CNXH, HCM nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lục là chính, đồng thời tranh thủ giúp đỡ,hợp tác quốc tế. D) Biện pháp xây dựng CNXH ở VN:  Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo, chống CN giáo diều, CN kinh nghiệm, phát huy nghị lực và sáng tạo của nhân dân căn cứ vào thực tiễn đất nước  Kết hợp chặt chẽ 2 nhiệm vụ: xây dựng CNXH và bảo vệ TQ  Xây dựng CNXH từ một nước có xuất phát điểm thấp về kinh tế ta phải kết hợp cải tạo với xây dựng trên tất cả các lĩnh vực mà xây dựng là chủ chốt và lâu dài  Thực hiện kế hoạch hóa một cách dân chủ  Tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm  Gắn mục tiêu cao cả của CNXH với kế hoạch biện pháp cụ thể thiết thực  Gắn sự nghiệp xây dựng CNXH ở Vn với sự nghiệp đấu tranh chung của cả loài người  “Đem tài dân, sức dân, của dân để làm lợi cho dân” CÂU 3: Hai quan niệm của Cách mạng giải phóng dân tộc? A) CM giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động ,sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc: a) CM giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động ,sáng tạo:  CNTB chuyển sang giai đoạn độc quyền, nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường là nguyên nhân dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa- nơi lấy nguyên liệu,đầu tư,tiêu thụ hàng , mộ nhân công rẻ mạt,và tuyển binh lính bản xứ cho CNTB.  “…nọc độc và sức sống của con rắn độc TBCN tập trung ở các thuộc địa”. HCM nhận định muốn đánh rắn phải đánh đằng đuôi.  Trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ, CN thực dân, CM thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt. Nhân dân các dân tộc thuộc địa có khả năng CM to lớn.Vì vậy việc đoàn kết giữa các dân tộc thuộc địa là vô cùng cần thiết.  HCM khẳng định công cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực tự giải phóng.  Người đánh giá cao sức mạnh của một dân tộc vùng dậy chống thực dân, chủ trương phát huy nỗ lực chủ quan của dân tộc, tránh tư tưởng bị động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài  “Một dân tộc không tự lực cánh sinh ma cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập” b) Quan hệ CM thuộc địa với CMVS ở chính quốc:  Trong phong trào CS quốc tế đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của CM thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi CMVS ở chính quốc.Quan điểm này đã làm giảm tính chủ động, sáng tạo của các phong trào CM ở thuộc địa.  Theo HCM, giữa CM giải phóng dân tộc ở thuộc địa và CMVS ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau chống kẻ thù chung là CNĐQ. Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không lệ thuộc, hoặc quan hệ chính phụ.  CM giải phóng dân tộc ở thuộc địa hoàn toàn có thể giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc  Đây là một luận điểm sáng tạo có giá trị lí luận và thực tiễn to lớn, 1 cống hiến quan trọng của HCM vào kho tàng lí luận của CN Mác-Lênin đã được thắng lợi của phong trào CM giải phóng dân tộc trên toàn TG chứng minh là hoàn toàn đúng đắn. B) Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đương Cm bạo lực: a)Tính tất yếu của bạo lực CM:  “Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu”. Chưa đánh bại ĐQ thì chưa thể có thắng lợi hoàn toàn. Con đường để giành và giữ độc lập dân tộc chỉ có thể là con đường CM bạo lực.  HCM vạch rõ tính tất yếu của bạo lực CM “Cần dùng bạo lực CM chống lại bạo lực phản CM, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”.  Bạo lực CM là bạo lực của quần chúng. Hình thức của bạo lực CM gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang b) Tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo và hòa bình:  Tư tưởng HCM về bạo lực cách mạng xuất phát tình yêu thương con người, quí trọng sinh mạng, luôn tranh thủ khả năng giành và giữ chính quyền ít đổ máu.  Người tìm mọi cách ngăn chặn xung đột vũ trang, tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình. Việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng  Tư tưởng bạo lực CM & tư tưởng nhân đạo hòa bình thống nhất biện chứng với nhau  Đánh giặc không phải là tiêu diệt hết lực lượng mà chủ yếu là đánh bại ý chí xâm lược giành thắng lợi = ngoại giao để kết thúc chiến tranh c) Hình thái bạo lực CM:  “lực lượng chính là ở dân”, tiến hành khởi nghĩa toàn dân & chiến tranh nhân dân, lực lượng vũ trang làm nồng cốt.  Phương châm đánh lâu dài, tự lực cánh sinh, phát huy cao độ nguồn sức mạnh chủ quan, tránh bị động, trông chờ vào sự giúp đỡ của bên ngoài.  “Quân sự là việc chủ chốt” đồng thợi phải kết hợp đấu tranh chính trị, tranh thủ sự viện trợ của quốc tế.  Đấu tranh ngoại giao cũng là mặt trận có ý nghĩa chiến lược, thêm bạn bớt thù phân hóa và cô lập kẻ thù, tranh thủ sự ủng hộ đồng tình của quốc tế.  Đấu tranh kinh tế, ra sức tăng gia sx, thực hành tiết kiệm phát triển kinh tế.  Chiến tranh về mặt văn hóa cũng không kém phần quan trọng. 4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng: a) Quan điểm về vai trò của đạo đức CM: HCM quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của con người CM, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của suối. Vì đó là điều kiện tiên quyết để người CM lãnh đạo nhân dân. Đó cũng là cơ sở, động lực để người CM có ý chí, nghị lực để vượt qua những khó khăn CM. Vai trò của đạo đức CM còn thể hiện ở chỗ đó là thước đo lòng cao thượng của con người. Theo quan diểm của HCM, mỗi người có 1 công việc, tài năng, vị trí khác nhau nhưng ai giữ được đạo đức CM đều là người cao thượng. Quan niệm lấy đạo đức làm gốc của HCM ko có nghĩa là tuyệt đối hóa mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng: “Có tài mà ko có đức là người vô dụng, có đức mà ko có tài thì làm việc gì cũng khó”. Cho nên phải kết hợp giữa đức và tài để hoàn thành nhiệm vụ CM. Đạo đức CM là động lực để phát triển xã hội. b) Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người VN trong thời đại mới: Một là: “ Trung với nước, hiếu với dân”  Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác.  Từ khái niệm cũ “Trung với vua, hiếu với cha mẹ” trong đạo đức truyền thống của xã hội PK phương Đông, HCM đưa vào 1 ND mới mang tính CM đó là: “Trung với nước, hiếu với dân.”  Theo HCM, nước là nước của dân, dân là người làm chủ của nước. Vì vậy, “Trung với nước, hiếu với dân” là thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với con người đi lên và phát triển của đất nước như lời mà người đã từng nói: “Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hi sinh vì độc lập tự do của TQ, vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đanh thắng.”  ND chủ yếu của trung với nước là: • Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu CM • Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải đặt lợi ích của Đảng, của TQ, của CM lên trên hết. • Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.  ND chủ yếu của hiếu với dân là: • Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của ND. • Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với dân, tổ chức, vận động ND thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. • Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của ND. Hai là: “Thương yêu con người”  HCM đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phầm chất đạo đức cao đẹp nhất.  Người dành tình yêu thương rộng lớn cho những người cùng khổ, bị áp bức bốc lột.  HCM đã từng nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bật là làm sao nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.  HCM yêu thương đồng bào, đồng chí của Người, ko phân biệt miền xuôi, miền ngược, trẻ hay già, trai hay gái… ko phân biệt 1 ai, hễ là người VN yêu nước thì đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người.  Tình yêu thương của Người còn thể hiện đối với những người có sai lầm, khuyết điểm. Với tấm lòng bao dung của một người cha, người căn dặn: “ Mỗi con người đều có thiện ác ở trong lòng. Ta phải làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người CM”.  Người căn dặn Đảng là phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên luôn chú ý đến phẩm chất con người. Ba là: “Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung”  Tư tưởng HCM là sự thống nhất, hòa quyện giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.  CNQT là 1 trong những đặc điểm quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Nó bắt nguồn từ bản chất quốc tế của GCCN và XHCN  ND chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng HCM rộng lớn và sâu sắc. Đó là sự tôn trọng và thương yêu tất cả các dân tộc, ND các nước, chống sự hằn thù, bất bình đẳng dân tộc và sự phân biệt chủng tộc.  Người khẳng định: “Bốn phương vô sản đều là anh em”, giúp bạn là giúp mình, thắng lợi của mình cũng là thắng lợi của NDTG. Người đã góp phần to lớn, có hiệu quả xây đắp tình đoàn kết quốc tế, tạo ra 1 kiều quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay cho đối đầu, kiến tạo một nền văn hóa hòa bình trên TG. Bốn là: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”  Đây là những khái niệm đạo đức cũ được HCM tiếp thu, chọn lọc đưa vào những yêu cầu và nội dung mới. * Cần, kiệm, liêm, chính:  Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là một biểu hiện sinh động của phẩm chất: “Trung với nước, hiếu với dân”  Cần là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai.  Kiệm là tiết kiệm vật tư, tiền bạc, của cải, thời gian, ko hoang phí, ko xa xỉ.  Liêm là trong sạch, ko tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng.  Chính là ko tà, làthẳng thắn, đứng đắn.  Các đức tính đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cần mà ko kiệm giống như 1 chiếc thùng ko đáy. Kiệm mà ko cần thì lấy gì mà kiệm. Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ lại cần có cành, lá, hoa, quả, mới là hoàn chỉnh.  Cần, kiệm, liêm, chính cần thiết đối với tất cả mọi người. Nó là thước đo bản chất “người” của một con người.  Cần, kiệm, liêm, chính càng cần thiết đối với cán bộ, đảng viên. Vì nếu cán bộ, đảng viên mắc sai lầm, khuyết điểm thì sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung của CM, đến uy tín của Đảng. Nếu ko giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”.  Cần, kiệm, liêm, chính còn là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minh, tiến bộ của một dân tộc.  Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua, ái quốc; là cái cần để “làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự đoàn thể,giai cấp, nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. * Chí công vô tư:  Chí công vô tư là ham làm những việc ích quốc, lợi dân, ko ham địa vị, ko màng công danh, vinh hoa, phú quý, ko nghĩ đến mình trước, hưởng thụ đi sau, là vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào; là đặt lợi ích của CM, của ND lên trên hết”.  Thực hành chí công vô tư cũng có nghĩa là phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức CM.  CN cá nhân là 1 kẻ địch nguy hiềm, một trở ngại lớn cho việc xây dựng CNXH, là mối nguy hại cho cá nhân, con người, cho một Đảng và cả dân tộc. Vì vậy thắng lợi của CNXH ko thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ CN cá nhân.  Cần có nhận thức đúng đắn giữa CN cá nhân và lợi ích cá nhân. HCM cho rằng đấu tranh chống CN cá nhân ko phải là giày xéo lên lợi ích cá nhân. c) Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới: Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức:  Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu “ miệng nói tay làm”, phải nêu đạo đức CM trước quần chúng; cán bộ đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Sống theo phương châm “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Cổ vũ “người tốt, việc tốt”, các điển hình tiêu biểu.  Đạo làm gương phải được quán triệt trong tất cả mọi đối tượng, mọi lĩnh vực: từ Đảng, Nhà nước, các đoàn thề đến nhà trường, gia đình, xã hội…  Đối với mỗi người nhất là đối với những người lãnh đạo, lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới đem lại hiệu quả cho bản thân mình và cho người khác.  Nếu nói nhiều mà làm ít, nói mà ko làm, nói 1 đằng làm 1 nẻo thì chỉ đem lại những hậu quả phản tác dụng. Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi:  Cùng với việc xây dựng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, phải chống những biểu hiện sai trái với những yêu cầu của đạo đức mới.  Xây phải đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây.  Xây dựng đạo đức mới bằng việc giáo dục những phẩm chất tốt, nêu gương người tốt, việc tốt… để mọi người có ý thức đạo đức lành mạnh.  Chống những cái sai, cái xấu, vô đạo đức bằng tự phê bình và phê bình; bằng giáo dục, thuyết phục, bằng kỉ luật…  HCM coi trọng việc chống chủ nghĩa cá nhân và xây dựng CN tập thể.  Cuộc vận động “3 xây, 3 chống”: nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế – tài chính, cải tiến kĩ thuật; chống tham ô, lãng phí, quan liêu.  Để xây và chống có kết quả phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi; phải có phong trào chung cho toàn Đảng, toàn dân, có phong trào riêng cho từng ngành, từng giới. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời:  Theo HCM, mỗi người phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức. Đó là công việc phải làm suốt đời, ko được chủ quan tự mãn, lơ là rèn luyện.  Theo HCM: “Đạo đức CM ko phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bean bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.”  Rèn luyện đạo đức theo TTHCM ko giống như “tu thân, dưỡng tính” của Nho giáo, Phật giáo”. Vì đạo đức CM là đạo đức mới với mục đích là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp của Đảng và của dân tộc nhằm giải phóng dân tộc, xã hội, con người.  Tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn , trên tinh thần tự giác, dựa vào long tâm, trách nhiệm của mỗi người. Có như vậy thì việc tu dưỡng mới có đạt kết quả. d) Liên hệ với sinh viên: Thực trạng đạo đức lối sống trong sinh viên hiện nay:  Phần lớn sinh viên, thanh niên, trí thức vẫn giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch làng mạnh; khiêm tốn, cần cù sáng tạo trong học tập; sống có bản lĩnh, năng động, nhạy bén, dám chịu trách nhiệm, ko ỷ lại, chây lười; luôm gắn bó với ND, phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.  Bên cạnh đó cũng có những tiêu cực trong đời sống xã hội ảnh hưỡng đến sinh viên như: ko có niềm tin, lý tưỡng, mất phương hướng phấn đấu, ko có chí lập nghiệp, chạy theo lối sống thực dụng, sống thử, sống dựa dẫm, thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình và xã hội, nghiện ngập, thiếu trung thực… Học tập và làm theo tư tưỡng HCM:  Xác định đúng vị trí, vai trò của đạo đức đối với cá nhân.  Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức HCM: o Học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. o Học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn. o Học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của ND, kính trọng ND, hết lòng phục vụ ND; luôn nhân ái, khoan dung, vị tha và nhân hậu với con người. o Học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích sống. 5) T ư tưởng H ồ C hí M inh về Đảng Cộng Sản Việt Nam: Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn đến việc thành lập D9aCS Đông Dương năm 1930.  Đây là một quan điểm của HCM về quy luật hình thành ĐCSVN, là sự phát triển sang tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trên cơ sở tổng kết thực tiễn VN. HCM thấy rõ vai trò quan trọng của CN Mác – Lênin đối với CMVN và đối với quá trình hình thành ĐCSVN. HCM đánh giá cao vị trí, vai trò lãnh đạo của giai cấp CN trong sắp xếp lực lượng CM HCM nêu thêm yếu tố phong trào yêu nước vì: • Phong trào yêu nước có vị trí, vai trò to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc VN. Phong trào yêu nước liên tục và bền bỉ trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đã kết thành CN yêu nước và nó trở thành giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của dân tộc VN. • Phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước bởi vì hai phong trào đó đều có mục tiêu chung đó là: giải phóng dân tộc, làm cho VN hoàn toàn độc lập, xây dựng đất nước hùng cường. Hơn nữa, phong trào đấu tranh của CN ko những chống lại ách áp bức giai cấp mà lại chống lại ách áp bức dân tộc. • Phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân. Giai cấp nông dân chiếm tới 90% dân số (đầu thế kỉ XX). Do đó GCND là bạn đồng minh của GCCN. Giữa phong trào CN và phong trào yêu nước có mối quan hệ chặt chẽ. GCCN và GCND hợp thành quân chủ lực của CM. • Phong trào yêu nước của trí thức VN là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của ĐCSVN. Tuy số lượng ko nhiều nhưng trí thức lại là những ngòi nổ cho các phong trào yêu nước và thường ở vai trò là những người lãnh đạo. . CÂU 1 :Tư tưởng HCM, nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM? A) Tư tưởng HCM là gì?  Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc. trang b) Tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo và hòa bình:  Tư tưởng HCM về bạo lực cách mạng xuất phát tình yêu thương con người, quí trọng sinh mạng, luôn tranh. quyết định đến tư tưởng HCM. Cơ sở hình thành TG quan và phương pháp luận của HCM Giúp HCM hấp thụ và chuyển hóa những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc, tư tưởng- văn hóa nhân

Ngày đăng: 07/07/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan