Cuộc cạnh tranh lành mạnh ppt

10 483 0
Cuộc cạnh tranh lành mạnh ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cuộc cạnh tranh lành mạnh Hôm qua nhận được một lá thư. Ai đó biết rõ tên họ của mình, ghi rất chi tiết, gửi đến tận nhà. Hai trang đánh máy với lời lẽ lạnh lùng, pha tiếng Anh theo kiểu công ty nước ngoài, bất cần và kiêu ngạo. Sốc đến nỗi hôm nay mình bỏ cả buổi dạy ở trường, ở nhà đóng cửa phòng nằm khóc một mình, nguyền rủa bao nhiêu lời cay đắng… Chiến thư… Cô ta thuộc phía đối tác trong một thương vụ mà mình nghe kể loáng thoáng qua lời của chồng mình, một thương vụ anh đang săn đuổi. Cô ta “viết thư này để tuyên bố một cuộc cạnh tranh lành mạnh giữa hai chúng ta. Để đổi lấy gì? Tất nhiên để đổi lấy chồng chị, và cũng là người đàn ông mà em yêu, Quang, người đàn ông của cả hai chúng ta!”. “Chị đừng nghĩ tới việc gặp em, cũng đừng nghĩ tới việc sẽ “thẳng thắn trò chuyện và thuyết phục em thay đổi”. Em đã ngồi trong quán cà phê trước cửa trường đại học của chị hai tuần liên tục, thấy chị không ít hơn 10 lần, thậm chí đã có lần vào lớp ngồi lẫn với sinh viên nghe chị giảng bài, đã có profile của chị và biết bà tiến sĩ kinh tế xinh đẹp thường dùng màu son nào khi đến lớp, đi chiếc xe nào và có thói quen đi chợ buổi sáng hay buổi chiều nữa kia… Đề nghị cạnh tranh này dành cho hai chúng ta – đều là phụ nữ, đều là trí thức, chị có dám chấp nhận không? Nếu là loại đàn bà tầm thường, em sẽ lén lút quyến rũ chồng chị rồi lặng lẽ ngấu nghiến hạnh phúc của mình trong một góc tối nào đó, hoặc bằng lòng làm một kiểu “vợ bé, vợ nhỏ”. Nhưng không. Rất sòng phẳng, em nghĩ chị cần hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình. Em là một trong những người có quyền quyết định sẽ ký hợp đồng để rót một khoản đầu tư khá khổng lồ cho công ty của Quang trong thời gian tới. 29 tuổi, 11 năm sống ở nước ngoài, vùi tuổi trẻ vào học và làm việc, em đã có được những gì em muốn. Em không cần Quang chu cấp, không cần giành giật nhà cửa với chị, không cần địa vị hay bằng cấp của Quang, tất cả những thứ đó em đều có. Thêm vào đó, em trẻ hơn chị 14 tuổi, "smart, fashionable, modern and sexy" (thông minh, thời trang, hiện đại và gợi tình). Lần đầu tiên gặp anh ấy, em đã biết một cách đích xác người đàn ông đó là để dành cho mình. Cảm giác của anh ấy chắc cũng như thế. Em tin Quang chú ý đặc biệt đến em, cho dù anh ấy đã có vợ con. Thế hệ của em, môi trường sống của em và bản thân em không quan tâm đến dư luận. Em muốn có Quang, muốn Quang rời khỏi gia đình chị và đến với em. Chị có thể xỉ vả, ghen tuông như đa phần các bà vợ bị “giựt chồng” (từ này em mới học được khi về Việt Nam. Quái lạ, em nghĩ, chồng chứ có phải cái giỏ xách đựng tiền đâu mà “giựt”?). Nhưng, không ích gì đâu. Em không quan tâm đến những điều đó. Anh ấy là một mục tiêu, ai thắng trong cuộc cạnh tranh này sẽ được. So với em, chị không phải không có "competitive advantage" (lợi thế cạnh tranh). Chị có chiếc giường vợ chồng, nơi anh ấy nhiều khi chẳng có cảm xúc gì nhưng vẫn về đó hằng đêm. Em muốn có anh ấy trên chiếc giường của em thì phải lập kế hoạch, qua nhiều cửa ải lắm. Chị có tình yêu của anh ấy còn lại từ thời tuổi trẻ (thứ mà em đang tấn công để giết chết trong nay mai). Chị có ràng buộc pháp luật. Chị có nhiều thứ mà có thể, em chưa biết hết. Những năm tháng về lại Việt Nam, khi nhìn các bà vợ giữ chặt lấy chồng, cho rằng chồng mình vĩnh viễn là chồng mình, em thấy buồn cười và ái ngại. Cái thời coi chồng mình là một thứ sở hữu độc quyền đã xưa rồi. Đàn ông vốn là những kẻ tự do. Họ vẫn có quyền yêu người khác, cũng như chị như em vậy thôi. Nếu em đáng yêu và yêu anh ấy thật lòng, tại sao anh ấy không được quyền yêu lại? Gia đình cũng như thế giới, có thể thay đổi. Em sẽ chiến đấu cho sự thay đổi này, để chiếm lấy người đàn ông mà mình yêu. Chiến đấu một cách công khai, bằng năng lực cạnh tranh, chị đồng ý chứ?”. …và chiến lược? Đọc thư, mình điên lên vì căm giận. Trời ơi, sao cái đứa con gái lăng loàn trắc nết ấy lại không chọn ai khác mà chọn chính chồng mình? Chồng mình đã làm gì với nó, để nó có thể giở ra với mình cái giọng trịch thượng ấy? Người ta lấy chồng là để yên tâm khỏi phải cạnh tranh gì nữa, tại sao mình, nhan sắc đã chớm tàn phai, lại phải đối diện với lời thách đấu ngang ngược của một đứa con gái, đã trẻ hơn lại còn học thức, còn quyền lực và đầy arrogance (sự kiêu ngạo)? Cuộc cạnh tranh này có cân sức gì đâu! Chấp nhận hay không chấp nhận? Nghe sao phảng phất nét bi thương ai oán của câu hỏi thời Hamlet (nhân vật bi kịch nổi tiếng của Shakespeare): “Tồn tại hay không tồn tại?”… Nhưng có thể không chấp nhận không? Cô ta có để yên cho gia đình mình, cho mối quan hệ giữa mình và chồng (thời gian gần đây hình như cũng có chút gì hơi lỏng lẻo)? Cái ả đáng băm vằm ấy đã lên tiếng thách thức mình bằng chính chuyên môn của mình. Không chấp nhận cạnh tranh coi như thua trắng trên sân nhà. Bao năm đi giảng lý thuyết kinh tế, không ngờ có một ngày mình phải đương đầu với bài toán cạnh tranh ngay trong nhà mình. Thường thì mình sẽ bắt sinh viên của mình làm gì? Phân tích SWOT? (SWOT: Viết tắt những chữ: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ). Phân tích SWOT là một công cụ thông dụng giúp tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh). Chấp nhận cạnh tranh? Lập kế hoạch? Xem xét đầu tư? Quản trị rủi ro? Nghĩ đi nghĩ lại, cay đắng đến nẫu người, mình quyết định bắt đầu bằng những thứ mà mình đã từng học, đã từng giảng. Mình có gì? Mình có chồng. Lâu nay mình xem điều này như một sự hiển nhiên không thú vị gì, giờ phải nghiêm túc xem lại. Còn cô ta (cùng lắm) chỉ có người yêu. Vào cuộc chiến này, mình chiến đấu để giữ chồng của mình, cha của con mình, chứ không phải vì một người đàn ông nào đó có cũng được mà không cũng được. Xuất phát từ một cái đã thuộc về mình, đi đến mục tiêu vẫn là cái phải thuộc về mình, có vẻ như mình nắm được cuộc chiến này hơn là mình tưởng. Strength – mình đã tìm ra điểm mạnh đầu tiên và cơ bản, kéo theo những điểm mạnh khác mà lâu nay mình bỏ quên. Mình có tình yêu, vẫn “còn ta với nồng nàn” đủ để căm phẫn trước sự thách thức ngang ngược của cô ta. Chỉ vì lâu nay mình không quan tâm đến tỏ tình, nên có thể nó phần nào nguội lạnh. Làm sao để anh biết mình vẫn còn yêu? Đây là vấn đề “truyền thông nội bộ”. Hãy trở lại với mệnh đề đơn giản và quen thuộc mà lâu nay mình quên dùng tới: Em yêu anh. Hãy nói bằng tấm lòng vì mình biết mình thực lòng yêu, chứ không phải chỉ là sợ mất chồng. Mình sẽ “tổ chức sự kiện”, sẽ cùng với anh đi chơi, sẽ kỷ niệm 15 năm ngày cưới, sẽ cùng anh đi khám lại căn bệnh tim mãn tính, để trái tim anh nhắc chừng anh đang ở cung đường nào của phong độ và bên anh có ai là bạn đồng hành… Cá nhân mình có gì mà cô ta không có? Mình có đồng minh. Các con, cha mẹ hai bên. Mình sẽ sử dụng đồng minh để thăm dò, nghiên cứu thị trường, làm feedback (khảo sát thông tin phản hồi) đo sự hài lòng và tình yêu. Thông tin có được qua con, qua ông bà sẽ giúp mình tự điều chỉnh. Cô ta chỉ có “cảm giác”, cùng lắm thì có khẳng định “anh yêu em” – đàn ông nào mà chả nói câu đó với năm bảy cô. Mình không lẻ loi. Mình có "quân đội", còn cô ta chỉ có "tướng lãnh". Đây là lúc sử dụng "quân đội" của mình, gồm cả binh vận, ngoại giao và tình báo. Mình tin người đàn bà chẳng bao giờ đơn độc trong cuộc chiến bảo vệ gia đình. Vợ biết gì về chồng mà cô ta không biết? Có. Chồng là đàn ông Việt Nam chính hiệu con nai vàng, có thể rất có ấn tượng và cũng có thể rất thích những cô gái tân tiến, mạnh mẽ, thậm chí “có yếu tố nước ngoài” như cô ta. Nhưng vợ hiểu, sâu xa về mặt cội nguồn bản chất, chồng yêu thích sự chung thủy, dịu dàng, thích người đàn bà “nép bóng tùng quân” làm nổi bật phẩm chất nam nhi (có phần hơi gia trưởng) của chồng. Vợ cũng là đàn bà Việt Nam 100%, trong cuộc cạnh tranh này, "hàng nội" phải thắng, vợ lại là “hàng nội chất lượng cao” có giá, chứ không phải là hàng nhái. Cuộc cạnh tranh của vợ sẽ được xã hội ủng hộ. Opportunity – “cơ hội” đây rồi! Và điều quan trọng: mình sẽ đầu tư. Mình biết điểm yếu của mình là sự trẻ trung. Mình không thể ngay lập tức trẻ lại 14 tuổi, nhưng vẫn có thể là một người đàn bà quyến rũ ở tuổi 40. Lâu nay mình chỉ đầu tư cho những tiện nghi trong gia đình, đầu tư cho con cái, hôm nay mình sẽ xem xét đầu tư cho chính bản thân mình. Đầu tư cho con người luôn là đầu tư thông minh và thiết yếu. Nguồn tài chính sẵn có, giải ngân không vướng thủ tục, mình sẽ quản lý đầu tư hiệu quả! Thực hiện chính sách ngoại giao thời mở cửa, mình sẽ báo cho cô ta biết mình sẵn sàng chiến đấu, nhưng cũng sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán trao đổi để cùng hợp tác. Mình có thể mở cho cô ta cơ hội ra khỏi cuộc cạnh tranh này, giới thiệu một đối tác khác (đáng để cô ta chọn hơn) và buông chồng mình ra. Quyết đấu cho đến máu đổ đầu rơi, mình và cô ta được gì? Đàn ông nói chung (trừ chồng mình ra!), theo mình nghĩ, cũng không cao giá đến thế. Đúng lý thuyết kinh doanh hiện đại, mình sẽ đề nghị một phương thức “win win” (hai bên đều có lợi), để tránh bớt những nguy cơ, tránh bớt cho thế giới phụ nữ một cuộc tương tàn không đáng có! Tất cả đã chuẩn bị. Mình chấp nhận cuộc cạnh tranh này. Lành mạnh. . đàn bà Việt Nam 100%, trong cuộc cạnh tranh này, "hàng nội" phải thắng, vợ lại là “hàng nội chất lượng cao” có giá, chứ không phải là hàng nhái. Cuộc cạnh tranh của vợ sẽ được xã hội. những nguy cơ, tránh bớt cho thế giới phụ nữ một cuộc tương tàn không đáng có! Tất cả đã chuẩn bị. Mình chấp nhận cuộc cạnh tranh này. Lành mạnh. . Anh ấy là một mục tiêu, ai thắng trong cuộc cạnh tranh này sẽ được. So với em, chị không phải không có "competitive advantage" (lợi thế cạnh tranh) . Chị có chiếc giường vợ chồng,

Ngày đăng: 07/07/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan