PHONG tục đón năm mới ở một số quốc gia trên thế giới

21 555 1
PHONG tục đón năm mới ở một số quốc gia trên thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một năm cũ khép lại cũng chính là cánh cửa mở ra một năm mới.Khi đó trên khắp thế giới mọi người không phân biệt giàu nghèo lại nô nức đón một năm mới thật an lành.Đón năm mới là khoảng thời gian đặc biệt nhất trong năm đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới.Năm mới đến với các nước khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Dù phong tục mỗi nơi mỗi khác, nhưng tất cả các nghi lễ, phong tục có kỳ lạ đến đâu cũng đều chung một mục đích, đó là cầu mong năm mới đem lại may mắn, hạnh phúc và an lành đến với mọi người… Không phải năm mới ở đâu cũng phảng phất hương vị cây thông,tuyết trắng hay đèn lồng và câu đối đỏ… Có bao nhiêu dân tộc là có bấy nhiêu phong tục đón năm mới, từ các hoạt động vui chơi giải trí đến thưởng thức các món ăn đặc biệt cùng gia đình, bạn bè. Chúc mừng năm mới” Đó là câu nói đầu tiên mà mọi người đều nói khi gặp nhau vào ngày đầu tiên của năm mới. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có những cách chào đón năm mới theo các phong tục truyền thống riêng. Hãy cùng khám phá những phong tục diễn ra trong những ngày Tết ở một số nước trên thế giới.

PHONG TỤC ĐÓN NĂM MỚI A.MỞ ĐẦU. Một năm cũ khép lại cũng chính là cánh cửa mở ra một năm mới.Khi đó trên khắp thế giới mọi người không phân biệt giàu nghèo lại nô nức đón một năm mới thật an lành.Đón năm mới là khoảng thời gian đặc biệt nhất trong năm đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới.Năm mới đến với các nước khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Dù phong tục mỗi nơi mỗi khác, nhưng tất cả các nghi lễ, phong tục có kỳ lạ đến đâu cũng đều chung một mục đích, đó là cầu mong năm mới đem lại may mắn, hạnh phúc và an lành đến với mọi người… Không phải năm mới ở đâu cũng phảng phất hương vị cây thông,tuyết trắng hay đèn lồng và câu đối đỏ… Có bao nhiêu dân tộc là có bấy nhiêu phong tục đón năm mới, từ các hoạt động vui chơi giải trí đến thưởng thức các món ăn đặc biệt cùng gia đình, bạn bè. "Chúc mừng năm mới” - Đó là câu nói đầu tiên mà mọi người đều nói khi gặp nhau vào ngày đầu tiên của năm mới. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có những cách chào đón năm mới theo các phong tục truyền thống riêng. Hãy cùng khám phá những phong tục diễn ra trong những ngày Tết ở một số nước trên thế giới. B.VIỆT NAM-TẾT NGUYÊN ĐÁN. I. TÌM HIỂU VỀ TẾT NGUYÊN ĐÁN: 1. Như thế nào là Tết Nguyên Đán: Dân tộc nào cũng đều có Ngày Tết, lấy ngày đầu tiên của năm mới làm cái mốc và đó là ngày lễ lớn nhất trong năm của mỗi dân tộc. Người Việt Nam cũng như người Trung Hoa và một số dân tộc khác chịu ảnh hưởng văn minh Trung Hoa, bắt đầu thực sự “ăn Tết” vào ngày mồng một của năm mới và gọi những ngày lễ này là Tết Nguyên Đán. Tết Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân- hạ-thu-đông Tết còn là dịp để mọi người tưởng nhớ, tri âm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý và tình nghĩa xóm làng  Các tên gọi khác của Tết Nguyên Đán: Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm Lịch, Tết Việt Nam, năm mới hay đơn giản gọi là Tết.  Giải thích về từ:“ TẾT NGUYÊN ĐÁN” Từ nguyên: “Tết nguyên đán” có nguồn gốc từ chữ Hán 1 • Chữ "Tết" do chữ "Tiết" mà thành. Việt Nam thuộc nền văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thời") trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán. • Hai chữ "Nguyên đán": "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán". 2. Nguồn gốc ra đời: Theo truyền thuyết, người Việt Nam ăn Tết từ thời Hùng Vương. Theo lịch sử Trung Hoa từ thế kỉ thứ nhất, quan nước Trung Hoa sang nước ta truyền cho dân ta biết cách làm ruộng và các sinh hoạt văn hóa khác, trong đó có cả việc ăn Tết cổ truyền. Song thực tế đã chứng minh rằng: Trước khi người Trung Hoa sang đô hộ , dân tộc Việt đã có sinh hoạt văn hóa nề nếp và đặc sắc. Như vậy, có thể nói Tết cổ truyền của người Việt Nam phải hình thành từ trước thế kỉ thứ nhất, không phải do người Hoa khai hóa hay đồng hóa. Tuy nhiên, do cùng nằm chung vùng lục địa, lại nằm kề nhau nên không thể không mang những ảnh hưởng của nhau. Sau này, khi Trung Hoa đô hộ nước ta nhiều năm liền những ảnh hưởng đó càng lớn hơn. 3. Quan niệm ngày tết: Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được nhận lì xì bằng một phong bì đỏ thắm. Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam cũng có những điều khác nhau. II. HOẠT ĐỘNG NHỮNG NGÀY CUỐI NĂM: Từ xa xưa đã có câu: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, 2 Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. 1. Chợ Tết: Chợ Tết là những phiên chợ có phiên họp chợ vào trước tết từ 25 đến 30 tháng Chạp, bán nhiều mặt hàng, nhưng nhiều nhất là các mặt hàng phục vụ cho tết Nguyên đán, như các loại hoa quả, thực phẩm, vật dụng trang trí và đặc biệt không thể thiếu đào, quất, mai…. Vào những ngày này, các chợ sẽ bán suốt cả đêm, và đi chợ Tết đêm là một trong những cái thú đặc biệt. Kèm theo các chợ mua bán ngày giáp tết đông đúc, nhiều nơi còn tổ chức các chợ hoa nhằm vui xuân. Những loại chợ Tết đặc biệt cũng sẽ chấm dứt vào trước giờ Ngọ giao thừa. Người Việt có câu “mồng bốn chợ ma, mồng ba chợ người” nên chợ được họp phiên đầu năm là mồng ba tết (ngày mồng 3 tháng 1 âm lịch) 2. Chuẩn bị mâm ngũ quả: Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có khoảng năm thứ trái cây khác nhau. Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng. Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Chọn số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi. Mỗi miền có cách bày trí mâm ngũ quả khác nhau. 3. Mua hoa tết: Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là đào và mai, hầu như nhà nào cũng có thêm những loại hoa để thờ cúng và hoa trang trí. Hoa thờ cúng có thể như hoa vạn thọ,hoa cúc, hoa lay ơn ; hoa để trang trí thì muôn màu sắc như hoa hồng, hoa thủy tiên, hoa lan, hoa đồng tiền ngoài ra còn có những loại hoa khác cắm kèm sẽ tạo sự phong phú và mang ý nghĩa sum họp cho bình hoa ngày tết. Màu sắc tươi vui chủ đạo của bình hoa cũng ngụ ý cầu mong một năm mới làm ăn phát đạt, gia đình an khang và sung túc. 4. Mua tranh tết: Tranh Tết gồm: Tranh dân gian Việt Nam, tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống và tranh Kim Hoàng. Phía trên bàn thờ thường treo một tranh dân gian vẽ ngũ quả, chiếc cuốn thư có khi là một chữ Nho (chữ Tâm, Phúc, Đức ).Tranh Tết từ lâu đã trở 3 thành một tập quán, một thú chơi của người dân Việt Nam và nó là một phần không thể thiếu trong không gian của ngày Tết cổ truyền xưa kia. Những màu sắc rực rỡ như khơi gợi nên cảm giác mới mẻ ấm cúng rộn rã sắc xuân trong mỗi gia đình của người Việt. 5. Câu đối đỏ: Dùng để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ. 6. Sắp dọn bàn thờ: Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà ông Vải. Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. 7. Ngày dựng cây nêu: Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5-6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng điạ phương) như vàng mã,bùa trừ tà,cành xương rồng,hình cá chép bằng giấy,giải cờ vây Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để ma quỷ không tới quấy nhiễu Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không maỵ. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời và ngày 7 tháng Giêng triệt hạ, gọi là "hạ nêu" . 8. Ngày ông công, ông táo: Tết của người Việt bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, là ngày mà người Việt cúng ông Táo. Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc Hoàng. Ông Táo được cúng vào trưa hoặc chiều ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm. Lễ cúng được chuẩn bị rất đầy đủ và chu đáo, gồm: hương, nến, hoa quả, vàng mã, hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà và ba con cá chép. 9. Gói bánh trưng: Theo phong tục của người Việt có ngày gói bánh chưng và chuẩn bị các 4 món đồ tế lễ trong dịp Tết. Cũng trong ngày này, người ta thường đi thăm mồ mả gia tiên, sửa sang, dọn cỏ, quét vôi và làm một mâm cỗ cúng mời tổ tiên về ăn Tết với con cháu. Bánh chưng là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam, bánh chưng và bánh dày có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc từ truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời Vua Hùng thứ 6. 10. Ngày tất niên: Nó có thể là ngày 30 tháng chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu) Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên vào giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng giêng giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau); trong đó, thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết, đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. III. KHOẢNH KHẮC GIAO THỪA: Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Dịp này, người ta thường bắn pháo hoa ở những địa điểm rộng rãi, thoáng mát. Cúng giao thừa là lễ cúng để đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Cúng giao thừa gồm: cúng giao thừa ngoài trời và cúng giao thừa trong nhà. - Cúng Giao thừa ngoài trời:Mâm lễ được sắp bày với lòng thành kính tiễn đưa người Nhà Trời đã cai quản mình năm cũ trở lại Thiên Đình và đón người mới xuống sẽ làm nhiệm vụ cai quản Hạ Giới năm tới. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, hoa quả, rượu hoặc nước, vàng mã 5 - Cúng Giao thừa trong nhà: Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến. Mâm lễ bao gồm các món ăn ngày Tết được chế biến tinh khiết và trang nghiêm, bao gồm: cỗ mặm, cỗ ngọt và chay. IV. BẢY NGÀY ĐẦU NĂM: 1. Ba ngày Tân niên: Ngày mồng Một tháng Giêng: là ngày Tân niên đầu tiên và được coi là ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết. Không kể những người tốt số, hợp tuổi được mời đi xông đất, vào sáng sớm ngày này. Người Việt cổ thường không ra khỏi nhà, chỉ bày cỗ cúng Tân niên, ăn tiệc và chúc tụng nhau trong nội bộ gia đình.Sáng mồng Một Tết còn gọi là ngày Chính đán, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Đối với những gia đình đã tách khỏi cha mẹ và cha mẹ vẫn còn sống, họ đến chúc tết các ông bố theo tục: Mồng Một Tết cha. Ngày mồng Hai tháng Giêng: ngày này cũng có những hoạt động cúng lễ tại gia vào sáng sớm. Sau đó, nguời ta chúc tết các bà mẹ theo tục Mồng Hai Tết mẹ Ngày mồng Ba tháng Giêng: Sau khi cúng cơm tại gia theo lệ cúng ít nhất đủ ba ngày Tết, các học trò thường đến chúc Tết thầy dạy học theo tục Mồng Ba Tết thầy 1. Xuất hành và hái lộc: Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm, thường được thực hiện vào ngày tốt đầu tiên của năm mới để đi tìm may mắn cho bản thân và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày Hoàng đạo, giờ Hoàng đạo và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần Tục hái lộc,diễn ra phổ biến ở miền Bắc, cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc và cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ. 2. Thăm viếng họ hàng, hàng xóm, bạn bè và đồng nghiệp: Thăm viếng họ hàng, hàng xóm, bạn bè và đồng nghiệp để gắn kết tình cảm, chúc nhau những câu tốt lành đầu năm mới. Lời chúc tết thường là sức khỏe, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công. 3. Mừng tuổi: 6 Lì xì: tức là người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ, hay "hồng bao" với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn. Hoặc những người con trưởng thành cũng mừng tuổi bố mẹ thêm tuổi. 4. Hóa vàng: Ngày mồng 4 tháng Giêng theo lịch cổ là ngày con nước. Trong ngày này, người Việt làm lễ cúng tổ tiên đã về ăn Tết với con cháu và đốt nhiều vàng mã để tiền nhân về cõi âm có thêm tiền vốn đầu năm, phù hộ độ trì cho con cháu hậu thế làm ăn phát đạt.Tục hóa vàng ngày mồng 4 hoặc mồng 5, không ít gia đình vẫn theo truyền thống cũ: làm cơm, đốt vàng mã gửi người thân khuất bóng lời cầu nguyện một năm mới nhiều may mắn. 5. Khai hạ: Ngày mồng 7 tháng Giêng (cũng có thể là mồng 6 tháng Giêng) là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết. Trong ngày này, người Việt làm lễ hạ Cây nêu, gọi là lễ Khai hạ, kết thúc dịp Tết Nguyên đán và bắt đầu bước vào việc làm ăn trong năm mới từ ngày mồng 8 hoặc mồng 9 tháng Giêng. V.Những phong tục tập quán và sinh hoạt ngày tết: 1. Phong tục ngày tết: - Phong tục chỉ còn tồn tại phảng phất: sêu tết, trồng và hạ nêu, hát sắc bùa, ghánh nước, chúc tết theo thứ tự, lạy sống ông bà… - Phong tục vẫn đang tồn tại rộng rãi: mua và xin câu đối trước tết, mâm ngũ quả và bàn thờ gia tiên, xông nhà, chọn hướng xuất hành, lễ chùa, khai ấn khai bút, mua muối, đi lễ chùa xin xăm(xin thẻ). 2. Sinh hoạt ngày tết: - Áo quần mới: sáng mùng Một Tết, cả nhà dậy sớm, thay quần áo mới để làm lễ gia tiên. Người ta cho rằng cần phải rũ bỏ những cái cũ, cái không may mắn đi theo quần áo cũ và đón một năm mới với nhiều hi vọng và niềm vui mới từ bộ quần áo mới đó. - Dọn dẹp nhà cửa trước Tết: Do tục kiêng cữ quét nhà trong ngày Tết, nên trước tết mọi người đều dọn dẹp thật sạch sẽ. - Trả nợ cũ: dịp tất niên là dịp trả nợ cũ, xóa bỏ xích mích của năm cũ, để hướng tới năm mới vui vẻ hòa thuận hơn - Treo quốc kỳ: Những năm sau ngày thống nhất đất nước, tại Việt Nam ngày tết cũng như các ngày lễ trong năm, chính phủ đều khuyến khích treo quốc kỳ. 7 - Trò chơi dân gian: phổ biến là những trò như bịt mắt bắt dê, hát chèo, hát cải lương, múa võ, hát bội, chọi gà, chơi cờ người, đập niêu, đánh và nhiều trò dân gian cổ truyền khác. - Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp Tết ai thích trò nào chơi trò ấy,những trò như: tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, chắn, tổ tôm - Cúng đưa và Hạ nêu: Trong những ngày Tết, người Việt quan niệm rằng có sự hiện diện của Ông Bà tổ tiên nên bàn thờ luôn được thắp hương và cúng cơm mỗi ngày. Thường thì chiều mồng Bốn hay mồng Năm cúng tiễn đưa Ông Bà, chiều mồng Bảy cúng hạ nêu. - Đốt pháo: thường hay có trong dịp cúng tất niên hay thời khắc giao thừa ngày Tết cổ truyền. Tuy nhiên sau đó Nhà Nước cấm đốt nổ pháo và thay vào đó tổ chức các đêm bắn pháo hoa cho người dân thưởng thức. 3. Lễ hội Tết - Các lễ hội truyền thống khác như: thi đấu cờ người, đua thuyền, đấu vật, đánh còn, múa lân, thi thả chim bồ câu tùy theo bản sắc văn hóa của mình, mỗi địa phương đều tổ chức lễ hội ngày tết với những phần "lễ" và phần "hội" chứa đựng những nét văn hóa khác nhau rất phong phú. 4. Ẩm thực ngày tết: - Bánh truyền thống:bánh chưng, bánh dầy, bánh tét - Cỗ Tết: dịp Tết người Việt thường tổ chức ăn uống lớn, gọi là ăn cỗ. Các món cỗ trong nhiều gia đình có thể có bóng bì, canh măng, chân giò có nấm hương, miến nấu lòng gà, nem rán, xôi gấc, thịt gà, giò lụa, giò mỡ, dưa muối hành - Mứt Tết và các loại bánh kẹo khác để thờ cúng, sau đó dọn ra để đãi khách. - Trái cây, mâm ngũ quả, và đặc biệt là dưa hấu đỏ không thể thiếu trong những gia đình miền Nam. Dưa hấu được cúng nơi bàn thờ Tổ tiên, bên cạnh các loại mứt, mâm ngũ quả, bánh kẹo , và nhiều quả dưa còn được gắn thêm chữ Phước – Lộc – Thọ. Sáng mồng một Tết, người nhà cử người bổ quả dưa để bói cầu may và lấy hên xui. 8 - Kẹo bánh thì đa dạng hơn: Kẹo bột, kẹo dồi, kẹo vừng (mè), kẹo dừa, kẹo, kẹo đậu phụng (kẹo cu-đơ), bánh chè lam Ngoài ra, Tết còn có hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương, hạt điều,hạt dẻ - Nước uống ngày Tết: Phổ biến nhất vẫn là rượu. Sau bữa ăn, người ta thường dung trà xanh. Ngày nay còn có thêm các loại ruợu của phương Tây, bia và các loại nước ngọt. - Ngoài ra, các gia đình miền Nam thường có thêm nồi thịt kho nước dừa và nồi khổ qua hầm và nem bì, dưa giá miền Nam, củ kiệu ngâm, bánh tráng để ăn mấy ngày tết. Còn Miền Bắc có cơm rượu và thịt đông, dưa hành và ngày trước có chè. Miền Trung có dưa món và món tré, giống giò thủ của miền Bắc nhưng nhiều vị củ riềng, thịt chua và tai heo C.ĐÓN NĂM MỚI Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI. I.CÁC NƯỚC Ở CHÂU Á. Cùng với Việt Nam, Trung Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên, Hàn Quốc đón năm mới theo Âm lịch với nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc điển hình. 1.Trung Quốc. Trước đây, Tết truyền thống của Trung Quốc có tên là “Nguyên đán” song đến năm 1949, sau khi Trung Quốc chính thức sử dụng công lịch và đặt tên cho ngày 1/1 dương lịch là Tết “Nguyên đán” thì ngày Tết theo lịch âm trước đây được đổi tên thành “Xuân tiết” (Tết xuân). Theo tập tục dân gian của quốc gia này, ý nghĩa rộng lớn của Xuân tiết bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp âm lịch, kéo dài đến ngày rằm tháng Giêng năm mới, trong đó ngày 30 tháng Chạp - giao thừa và mồng một tháng Giêng chính là thời điểm long trọng và đáng nhớ nhất của cả dịp Tết. Tại mỗi địa phương trên đất nước Trung Quốc, người dân đón Tết xuân với nhiều tập tục truyền thống khác nhau, song tất cả đều có một điểm chung đó là vào tối 30 Tết, cả gia đình sẽ cùng quây quần ăn bữa cơm sum họp đoàn viên. Điểm đặc biệt, trên khắp mọi miền của đất nước Trung Quốc và ở những miền đất mà người Hoa đang sinh sống, khi đón Tết đều diễn ra những hoạt động văn hóa long trọng như treo đèn kết hoa muôn màu muôn sắc. Thông qua những hoạt động này, người dân Trung Quốc thể hiện mong muốn có một cuộc sống tươi đẹp hơn, xua đi bệnh tật, xui xẻo cũng như mong muốn 9 gửi tới những người thân yêu lời chúc phúc, sức khoẻ, sự yên bình cho một năm mới. 1.Hàn quốc. Tết âm lịch cổ truyền của người Hàn Quốc, theo tiếng Hàn gọi là Seollah, thường rơi vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 dương lịch. Đây chính là đại lễ quan trọng nhất trong năm, còn có tên gọi khác nữa là Won Dan, theo âm tiếng Trung Quốc là Tết Nguyên đán. Buổi tối trước giao thừa, họ thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Các thanh tre được đốt trong nhà lúc giao thừa để xua đuổi tà ma vì tục truyền do tiếng nổ của các thanh tre sẽ làm cho ma quỷ khiếp sợ bỏ chạy. Đặc biệt, người dân Hàn Quốc thường không ngủ trong đêm giao thừa bởi theo truyền thuyết, nếu ngủ thì đến khi thức dậy sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn. Trong những tuần giáp Tết, người Hàn Quốc, nhất là giới trẻ, thường trao cho nhau các tấm bưu thiếp để cảm ơn về những gì đã có trong năm cũ và cầu chúc một năm mới hạnh phúc đang đến. Vào những ngày Tết, mọi người đều mặc trang phục truyền thống hanbok hoặc chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất và cả gia đình cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Sau nghi lễ này, những người ít tuổi trong gia đình sẽ cúi lạy những người lớn tuổi. Với các trẻ em, đây còn là dịp để chúng được thoả sức tham gia vào các trò chơi truyền thống được tổ chức ở nhiều địa điểm công cộng như: kéo co, thả diều, bập bênh và yut-nori - một loại trò chơi trên ván gỗ dùng gậy. Đặc biệt, sẽ là thiếu sót khi bàn về ngày Tết Nguyên đán của Hàn Quốc mà không nhắc đến văn hoá ẩm thực trong mối quan hệ chặt chẽ với các nghi thức thờ cúng thần, Phật và tổ tiên. Đồ ăn để cúng thần, Phật, tổ tiên được các gia đình chuẩn bị từ trước Tết và phải được hoàn tất vào đêm giao thừa. Đồ ăn dâng cúng có khi bao gồm hơn 20 món, trong đó nhất thiết phải có món chính là ttok-kuk (một loại phở nước được chế từ bò hay gà). Người Hàn Quốc cho rằng, ngày Tết ăn ttok-kuk có nghĩa là “ăn” một năm khác. Thêm nữa, do trên 50% dân số Hàn Quốc theo đạo Phật, đạo Khổng và đạo Lão vốn đều du nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ từ nhiều thế kỷ trước, nên đa số các gia đình Hàn Quốc đến nay vẫn rất coi trọng việc thờ cúng đức Phật, thần linh và tổ tiên. Câu chúc tết phổ biến nhất của người Hàn Quốc là “Say hay boke-mahn he pah du say oh”, có nghĩa “Mong nhiều phúc lành năm mới sẽ đến với bạn”. Trong những ngày Tết, nhà nào cũng treo “Bok jo ri” ở ngoài cửa. Bok jo ri 10 [...]... khoe với bạn bè thế giới những phong tục, tập quán phong phú và một nền văn hóa đa dạng a Phong tục điển hình đầu năm Một phong tục phổ biến trong dịp năm mới ở Colombia là người dân tụ tập vào thời khắc giao thừa và chúc mừng nhau Người Colombia có tục đón năm mới với phong tục "đốt" năm cũ Phong tục này có sự tham gia của toàn thể gia đình Đốt “Ngài năm cũ” (Mr Old Year) là phong tục truyền thống... thúc trong những màn nhảy múa chúc mừng năm mới 7.Chile a .Phong tục đầu năm Chile cũng là một trong những quốc gia trên thế giới có những cách đón năm mới độc đáo và kỳ lạ Đã thành thông lệ như khoảng 11 năm trước, những người dân của Tacla (một thành phố nhỏ thuộc Chile) đều đón năm mới bên những người họ hàng của mình tại nghĩa địa thành phố dù họ đều đã “sang thế giới bên kia” Khi cha xứ kết thúc bài... tiên trên thế giới để chào đón năm mới Sự bắt đầu của năm mới được tổ chức bởi pháo hoa tại Sydney, Australia Pháo hoa tượng trưng chéo từ đêm giao thừa của năm mới, đánh dấu sự kết thúc của năm cũ, ngày đầu năm mới, đánh dấu sự khởi đầu của năm mới Pháo hoa lớn nhất và phức tạp nhất xảy ra vào lúc nửa đêm giữa hai ngày như là một cách nói tạm biệt quá khứ và chào đón tương lai Harbour Sydney Úc là một. .. vui mới Tết Dương Lịch hiện nay chưa được tất cả các quốc gia trên thế giới chấp nhận ngày 01 tháng Giêng là ngày New Year Tuy nhiên Tết Dương Lịch vẫn là thời điểm đánh dấu một năm trôi qua và năm mới bắt đầu.Tuy nhiên khi bạn đón năm mới một nước nào đó trên châu Âu hoa lệ bạn sẽ xó những trải nghiệm riêng.Dưới đây là một số nước mà bạn nên tự mình trải nghiệm 1.Nước Anh Trước kia, Tết năm mới ở Anh... Ngay đầu năm mới, người dân có tục tặng bánh mì và muối cho khách quý 12 Biểu tượng năm mới ở Nga là "Cây năm mới" , gọi là Novogodnaya Yolka, với những ngôi sao rực sáng đèn Năm mới là dịp để cha mẹ trao quà cho các con dưới cây này Cũng như một số quốc gia phương Tây khác, người Nga cũng đón năm mới trong màn trình diễn pháo hoa và những buổi tiệc linh đình, gồm: thịt, đậu xanh, dưa chua, hành, sốt mayonnaise,... đó.Nhưng phần nào giúp chúng ta hiểu biết về văn hóa đón năm mới ở một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới. Chúng ta có thể có cái nhìn chung nhất,cũng như biết được khi tết đến các quốc gia khác làm gì.Cũng như khi giao tiếp,quan hệ với một người nước nào đó,bạn cũng phải có hiểu biết một chút văn hóa của nước họ.Hi vọng những tài liệu chúng tôi cung cáp trên đây sẽ giúp ích cho các bạn 20 21 ... trong gia đình cũng như hội bạn bè của người Paragoay 6.Peru a Phong tục đầu năm Một trong những kiểu đón năm mới kỳ lạ nhất là phong tục đốt hình nộm ở Peru Suốt những ngày gần sang năm mới, người ta có thể thấy ở rất nhiều nơi trong thành phố Lima, thủ đô Peru bày bán những hình nộm của những 16 người được coi là “kẻ thù chung của dân tộc” hay những người không được dân chúng nước này yêu mến Một phong. .. với Kitô giáo và Hồi giáo là phổ biến nhất Châu Phi có một lượng lớn các nền văn hóa pha tạp lẫn nhau nên phong tục đón năm mới của các quốc gia thuộc châu lục này cũng vô cùng đa dạng và phong phú Để hiểu sơ qua văn hóa đón năm mới của người phi châu, chúng ta có thể điểm qua 1 vài nước: 17 1.Ai cập Một lãnh thổ thống nhất lâu đời nhất trên thế giới. Giza là kim tự tháp lớn nhất từng được xây dựng Người... nơi đây cũng vô cùng đặc sắc Đầu tiên là văn hóa tết ở đất nước phát triển nhất thế giới 1.Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Là một quốc gia đa sắc tộc nhưng phần đông là người nhập cư, nên năm mới ở Mỹ có nhiều sắc thái văn hóa khác nhau Tuy nhiên có một đặc điểm chung nhất trong đêm giao thừa người ta thường đổ ra đường và nhảy múa suốt đêm để đón chào năm mới Các đường phố chật người với tiếng cười đùa, còi... giải thưởng cho cuộc đua tổng cộng 400.000 đô la Úc Điều quan trọng là cần lưu ý rằng không phải tất cả các nền văn hóa tại Úc theo lịch Gregory quan sát đêm giao thừa và ngày đầu năm mới Ví dụ năm mới trong Hindu, Trung Quốc, Coptic, Do Thái, lịch Hồi giáo khác nhau của lịch Gregorian D.KẾT LUẬN Thế giới là vô tận,nền văn hóa của các nước trên thế giới vô vùng đặc sắc và phong phú .Trên đây chỉ là một . nhau. Người Colombia có tục đón năm mới với phong tục "đốt" năm cũ. Phong tục này có sự tham gia của toàn thể gia đình. Đốt “Ngài năm cũ” (Mr. Old Year) là phong tục truyền thống của. PHONG TỤC ĐÓN NĂM MỚI A.MỞ ĐẦU. Một năm cũ khép lại cũng chính là cánh cửa mở ra một năm mới. Khi đó trên khắp thế giới mọi người không phân biệt giàu nghèo lại nô nức đón một năm mới. khoe với bạn bè thế giới những phong tục, tập quán phong phú và một nền văn hóa đa dạng. a. Phong tục điển hình đầu năm Một phong tục phổ biến trong dịp năm mới ở Colombia là người dân tụ tập

Ngày đăng: 06/07/2014, 22:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan