GDNK : LỊCH SỬ TÂY NAM BỘ - LỊCH SỬ VỀ HÀ TIÊN.

18 787 2
GDNK : LỊCH SỬ TÂY NAM BỘ - LỊCH SỬ VỀ HÀ TIÊN.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI SƯU TẦM NGOẠI KHÓA : LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TÂY NAM BỘ - LỊCH SỬ HÀ TIÊN Bài hát : Hà Tiên Sáng tác: Lê Dinh Ca sĩ: :: :: Tôi nhớ hoài một chiều dừng chân ghé qua thăm miền ước mơ Hà Tiên mến yêu đẹp như xứ thơ xa cách tôi còn nhớ Nhớ ghi muôn đời nước trời biển mơ xanh xanh màu ánh mắt em gái chiều năm xưa như vấn vương ai trên bến chiều xa vắng năm tháng còn ngẩn ngơ Hà Tiên ơi, đây miền xinh tươi như hoa gấm trong đời Hà Tiên ơi, đây những bóng dừa xanh mát biển khơi Tôi qua lăng Mạc Cửu, nằm trên con voi cùn Tôi vô thăm Thạch Động, trời bát ngát mênh mông Nghe chuông ngân chiều vắng như tiếng nói cô miên xao xuyến tâm tư người ghé thăm Hà Tiên Giây phút đẹp còn lại kỷ niệm khó phai trên bờ mắt ai Hà Tiên đã ghi vào tâm trí tôi ôi luyến lưu làng mây Nhớ thương với đầy hướng về Hà Tiên Quê hương hùng vĩ hiên ngang ngắm mặt trùng dương Đây bến Tô Châu khôn sánh niềm lưu luyến tôi hướng về Hà Tiên ĐK: Hà Tiên ơi, đây miền xinh tươi như hoa gấm trong đời Hà Tiên ơi, đây những bóng dừa xanh mát biển khơi Tôi qua lăng Mạc Cửu, nằm trên con voi cùn Tôi vô thăm Thạch Động, trời bát ngát mênh mông Nghe chuông nghiêng chiều vắng, như tiếng nói cô miên xao xuyến tâm tư người ghé thăm Hà Tiên Giây phút đẹp còn lại kỷ niệm khó phai trên bờ mắt ai Hà Tiên đã ghi vào tâm trí tôi ơi luyến lưu làn mây Nhớ thương với đầy hướng về Hà Tiên Quê hương hùng vĩ hiên ngang ngắm mặt trùng dương Đây bến Tô Châu khôn sánh niềm lưu luyến tôi hướng về Hà Tiên Bài hát :Yêu dấu Hà Tiên Anh trở lại Hà Tiên thăm em, người em dịu hiền Đường cách trở hai nơi, xa xôi, thương thì tìm tới Hà Tiên ơi sao vẫn không rời, bước chân gọi mời Yêu dấu Hà Tiên với biển khơi, gởi nhau mấy lời thương nhớ trong đời Chuông Cô Tự phù dung ngân vang, gội tan bụi trần Chiều bóng ngả Tô Châu, tương tư, hỏi người nào thấu Hà Tiên ơi, em vẫn tuyệt vời, gió mưa giữa trời Không ước thề xui khiến gặp nhau Từ giây phút đầu nghe trái tim sầu ĐK: Hà Tiên, trông dáng em mỹ miều Bên bướm hoa dập dìu, em đưa anh về thăm lăng Mạc Cửu Biển rộng bình an ôm hòn phụ tử Mênh mông gió lộng thạch động Làm xao xuyến, khi về lưu luyến thương quá Hà Tiên Mai giã biệt Hà Tiên, xa anh, lòng sao bùi ngùi Đời gối mỏi bôn ba, tha phương nhớ hoài người thương Thuyền xa bến ôm ấp kỷ niệm với bao nỗi niềm Năm tháng buồn hiu hắt chờ mong Hà Tiên vẫn đẹp yêu dấu bên lòng ./. HÀ TIÊN THƠ MỘNG Về phía Tây của ba tỉnh Cần Thơ, Long Xuyên và Châu Đốc là vùng Rạch Giá Hà Tiên. Dới thời các chúa Nguyễn, đồng bằng Nam bộ có 3 dinh (Biên Hòa, Gia Định và Long Hồ) và trấn Hà Tiên. Thuở ấy Hà Tiên trấn bao gồm một vùng bạt ngàn từ Hà Tiên, Rạch Giá, Cần Thơ, Bạc Liêu, và Long Xuyên (Cà Mau ngày nay). Đến khi Nam kỳ chia làm 6 tỉnh thì tỉnh Hà Tiên vẫn bao gồm những vùng đất trên. Về vị trí (của Hà Tiên trong Nam Kỳ Lục Tỉnh), phía Đông và Tây Nam của Hà Tiên giáp An Giang, Tây giáp Vịnh Thái Lan và Tây Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp Cao Miên. Đất Hà Tiên do Mạc Cửu, một trung thần của nhà Minh, không phục nhà Thanh, nên di cư sang khai khẩn lập nghiệp. Đến năm 1714 thì xin nội thuộc nhà Nguyễn. Năm 1735, sau khi Mạc Cửu qua đời, con là Mạc Thiên Tứ lên thay làm Tổng Trấn Hà Tiên. Năm 1757, sau khi ông xin Chúa Nguyễn được hỗ trợ giúp đưa vua Miên là Nặc Tôn về xứ và đánh dẹp bọn loạn thần, Nặc Tôn nhớ ơn bèn dâng 5 phủ là Châu Sum, Sài Mạt, Linh Quỳnh, Cần Bọt và Vũng Thơm cho Thiên Tứ, ông bèn đem năm phủ ấy xin nội thuộc vào chúa Nguyễn. Chúa cho lập ra 5 đạo gồm Kiên Giang (Rạch Giá), Long Xuyên (Cà Mau ngày nay), Trấn Giang (Cần Thơ ngày nay), Ba Xuyên (Sóc Trăng) và Bạc Liêu. Như vậy tính đến năm 1757 thì toàn bộ Nam Kỳ đã nội thuộc Việt Nam. Về sông ngòi thì Hà Tiên trong Nam Kỳ Lục Tỉnh, vùng Rạch Giá và Chương Thiện có hai con sông lớn là Đại Giang (sông Cái Lớn) và Tiểu Giang (sông Cái Bé), riêng vùng Cà Mau thì có sông Bồ Đề. Sau khi Pháp chiếm xong Nam Kỳ, chúng chia Hà Tiên ra thành năm tỉnh là Hà Tiên, Rạch Giá, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Một phần của Trấn Giang (Cần Thơ) được sáp nhập vào tỉnh Tam Cần (tỉnh lỵ đặt tại quận Trà Ôn). Trước khi Pháp chiếm Nam Kỳ, thì Hà Tiên hãy còn là một tỉnh rộng lớn có hạng trong sáu tỉnh của Nam Kỳ Lục Tỉnh. Công nghiệp khai khẩn, xây dựng và phát triển vùng Hà Tiên gắn liền với dòng họ Mạc di dân từ Trung Quốc hơn 300 năm về trớc, từ thời Mạc Cửu, đến Mạc Thiên Tứ và Mạc Tử Sanh Thuở ấy dù Mạc Cửu đã dâng đất Hà Tiên cho các chúa Nguyễn, nhưng các chúa vẫn tiếp tục cho ông cha truyền con nối làm Tổng Trấn, và dòng họ Mạc đã liên tục ba đời đem hết công sức của mình biến vùng đất hoang sơ ấy thành một vùng phì nhiêu trù phú. Điều khó khăn nhất cho vùng Hà Tiên chính là nơi khai sanh ra Chiêu Anh Các, một thi văn đàn sớm nhất của miền Nam do Mạc Thiên Tích sáng lập. Đồng thời Hà Tiên cũng là nơi sinh trưởng của cố thi sĩ Đông Hồ, một nhà thơ và nhà văn hóa lớn của Việt Nam vào thế kỷ 20. Vì nước ngọt rất khan hiếm, nên thời Mạc Cửu ông đã khuyến khích nhà nhà đào ao trồng sen để giữ nước ngọt đủ xài cho cả năm. Hà Tiên là một vùng hết sức đặc biệt, vì nằm ngay trong vùng châu thổ sông Cửu Long nhưng lại có nhiều hang động đẹp chỉ sau có Hạ Long. Về phía Đông thị xã Hà Tiên là Đông Hồ, dài chừng 3 cây số, rộng gần 2 cây số, hữu ngạn bờ hồ có núi Ngũ Hổ, tả ngạn là núi Tô Châu sừng sững như thách đố cùng tuế nguyệt, về phía Đông của hồ là sông Giang Thành và phía Tây là sông Hà Tiên. Đông Hồ là một hồ nước rộng gần 6 cây số vuông, mặt nước phẳng lặng giữa bốn bề sông núi hùng vĩ, tạo ra thắng cảnh thật tự nhiên và thơ mộng. Cách Hà Tiên chừng 4 cây số về phía Tây là mũi Nai, một mỏm đá cao khoảng 100 mét nằm nhô ra biển, tại đây người ta có thể trông thấy bờ Đông Bắc đảo Phú Quốc dễ dàng. Trên đỉnh mũi Nai là ngọn hải đăng được Pháp xây hồi thế kỷ thứ 19. Tuy mỏm đá của Mũi Nai nhô cao ra ngoài, nhưng bãi biển tại đây lại bằng phẳng, rất thích hợp cho việc tắm biển. Đi trên quốc lộ 17 về phía biên giới Miên Việt, cách thị xã Hà Tiên chừng 3 cây số chúng ta sẽ đến Thạch Động hay "Thạch Động Thôn Vân" (động đá nuốt mây). Từ trên phi cơ nhìn xuống từ xa xa, Thạch Động như một tảng đá thật to nằm cheo leo một mình giữa một vùng bình nguyên bằng phẳng, cửa động nằm trên cao độ 50 mét, không riêng gì buổi sáng và chiều mà hầu như lúc nào mây cũng vắt ngang qua động, dù động không cao lắm. Trong động có nhiều hang khá rộng, được tạo nên bởi sự xâm thực đá từ cuộc nước rút (khoảng 4 hay 5 mét) sau cùng cách nay khoảng 1 .200 năm. Rồi những dòng nước theo ngàn năm xâm thực đá đã tích tụ vô số những thạch nhũ tuyệt đẹp và độc đáo trong hang. Ngoài ra, trên một ngọn đồi cách thị xã Hà Tiên chừng 2 cây số về phía Tây còn nhiều di tích lăng mộ của dòng họ Mạc, xây dựng cách nay trên 300 năm. Chính giữa là lăng Mạc Cửu, hai bên là lăng mộ của con cháu như quan Tổng Binh Mạc Thiên Tích, Tham Tướng Mạc Tử Hoàng, lăng bà Mạc Thiên Tích, Mạc Công Du, Mạc Công Tây, v.v. Dưới chân đồi là nhà thờ dòng họ Mạc, luôn mở rộng cửa đón khách đến thăm viếng. Hiện tại Hà Tiên vẫn còn dấu tích một chiến lũy là một bờ thành trồng toàn tre gai dài gần 2 cây số, rộng khoảng 1 cây số do Mạc Thiên Tích xây dựng để ngăn giặc Xiêm và Miên. Tại chân núi Bình Sơn, gần thị xã Hà Tiên có chùa Phù Dung, còn gọi là Phù Cừ Am Tự, do Tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tích dựng lên vào khoảng giữa thế kỷ 18. Tục truyền rằng ông Mạc Thiên Tích đã dựng chùa này bà Ai Cơ Phù Cừ Nguyễn thị Xuân, vợ thứ hai của ông đến tu. Trong khuôn chùa hãy còn khu mộ của bà Nguyễn thị Xuân và bốn vị sư truyền thừa sau này. Trong thị xã Hà Tiên còn có chùa Tam Bảo do Mạc Cửu xây dựng vào năm 1730 và được trùng tu lại vào năm 1930. Cách Hà Tiên khoảng 30 cây số về phía Nam dọc theo bờ biển là khu vực đồi núi Hòn Chông (nằm trong xã Bình An, quận Kiên Lơng). Hòn Chông là một hang động sát bờ biển, đã từng là nơi trú ẩn của Nguyễn ánh khi bị Tây Sơn truy lùng. Hiện nay, thỉnh thoảng người ta còn tìm gặp một số tiền kẽm mà Nguyễn ánh đã cho đút trong hang động này. Bãi biển Hòn Chông hãy còn hoang sơ, yên tĩnh và đẹp. Nằm sát biển là những hàng dương liễu, người ta gọi là Bãi Dương, dài khoảng 2 cây số, là một trong những bãi tắm tốt nhất của vùng Hà Tiên.Núi Tô Châu Sau Bãi Dương là một mỏm đất pha đá nằm nhô ra biển, trên một ngọn đồi nhỏ, đó là Hòn Trẹm. Từ Hòn Trẹm đi khoảng 1 cây số là chùa Hang, chùa nằm sâu trong hang đá khoảng 40 mét, mặt hướng về đất liền. Trong hang, những thạch nhũ thõng xuống tạo ra một thứ ánh sáng lờ mờ huyền ảo như một cảnh trong truyện thần tiên. Hang đi luồn ra phía sau ngó thẳng ra một vùng biển trong xanh. Ngoài khơi chùa Hang là Hòn Phụ Tử nằm sừng sững giữa khoảng trời, mây, nước bao la như một góc nhỏ của Vịnh Hạ Long (cố thi sĩ Đông Hồ đã có bài vịnh về Hà Tiên như vậy). Xa xa phía trên là những hàng cây thốt nốt nhớ hình ảnh xa xưa của đất nước Chân Lạp hay Phù Nam một thời vang bóng. Về phía Tây Nam của hòn Phụ Tử là Hòn Nghệ cách bờ khoảng 2 giờ đi thuyền máy. Hòn Nghệ tuy nhỏ với những đá lông chông, nhưng lại có những bãi tắm nước xanh ngắt. Đây là một trong những bãi tắm đẹp nhất trong vùng. Hòn Chông còn là một khu thiên nhiên biển, núi, rừng pha lẫn, và hãy còn nhiều loại động vật hiếm quý trú ngụ. Đây là một vùng tài nguyên vô tận về đá vôi trong khu vực Kiên Lương. Ngoài đường bộ đi về Rạch Giá, Hà Tiên còn có cả đường bộ lẫn đường thủy đi về Châu Đốc dọc theo kinh Vĩnh Tế. Ngoài khơi của Hà Tiên là đảo Phú Quốc, rộng trên 50.000 mẫu Tây, nơi chẳng những nổi tiếng về nước mắm, cá khô, tôm khô, mà còn nổi tiếng về du lịch với những thắng cảnh thiên nhiên trên đảo. Trong những năm đầu của thời Đệ nhứt Cộng Hòa, tỉnh Hà Tiên trở thành quận và sáp nhập vào tỉnh Rạch Giá cho tới ngày hôm nay. Ngoài ra, ngoài khơi Hà Tiên, còn rất nhiều hòn nhỏ rất đẹp khác. TÌM HIỂU LỊCH SỬ HÌNH THÀNH HÀ TIÊN Nói đến công cuộc khai phá vùng đất trấn Hà Tiên trong giai đoạn ban đầu - vào những thập kỷ cuối thể kỷ XVII và nửa đầu thế kỷ XVIII, một vấn đề đặt ra là nên đánh giá vai trò và công lao của họ Mạc - Mạc Cửu và con là Mạc Thiên Tích - như thế nào cho đúng. Về vấn đề này trước nay đã có nhiều ý kiến nêu lên, tuy có khác nhau về sắc thái, nhưng tựu trung đều nhấn mạnh hoặc ra sức đề cao vai trò và công lao của hai cha con họ Mạc, coi đó là nhân tố quyết định đối với công cuộc khai phá vùng đất thuộc trấn Hà Tiên lúc mới bắt đầu, quy kết tất cả công lao khai phá Hà Tiên về cho Mạc Cửu và con là Mạc Thiên Tích. Nổi bật nhất là Trần Kinh Hoà, một học giả nghiên cứu và giảng dạy Sử ở Đài Loan, trong diễn văn “Họ Mạc và chúa Nguyễn ở Hà Tiên” đọc tại trụ sở Hội Nghiên cứu liên lạc văn hoá Á châu của chính quyền Sài Gòn ngày 7-9-1958, đã khẳng định rằng “Hà Tiên dưới thiện chí của Mạc Cửu ngày một thịnh vượng, nhân dân được an cư lạc nghiệp, xã hội Hà Tiên là một xã hội văn nhã”(1). Trần Kinh Hoà còn cho là về phương diện chính trị, họ Mạc ở Hà Tiên lúc nào cũng giữ được thực quyền của một tiểu bang - một chính quyền tự chủ đã từng đóng vai trò “nước hoãn xung” giữa ba nước Việt Nam - Xứ Đàng Trong của chúa Nguyễn, Xiêm La và Chân Lạp. Một vài người khác cũng có quan điểm đề cao vai trò của Mạc Cửu như Trần Kinh Hoà. Họ cho rằng sau khi đến Hà Tiên, Mạc Cửu đã tổ chức chiêu mộ những người dân lưu tán từ khắp nơi hoặc nông dân định cư tại chỗ tập trung vào việc khai thác. Không những thế, Mạc Cửu còn chia đất và mau sắm những nông cụ cần thiết cho những lưu dân tiến hành khai thác ruộng đất, nhờ đó mà vùng đất Hà Tiên vốn khắc nghiệt sớm trở thành một vùng đất trù phú. Sự thật có phải thế không? Khi đề cập đến công cuộc khai thác, cần có sự phân biệt rạch ròi giữa việc xây dựng và phát triển về mặt kinh tế - chủ yếu là kinh doanh buôn bán - vùng phố thị Hà Tiên (tức thị xã Hà Tiên ngày nay) với việc mở mang khai phá vùng đất thuộc trấn Hà Tiên nói chung. Đó là hai công việc hoàn toàn khác nhau về nội dung, quy mô và địa bàn. Nói cách khác, cần có sự phân biệt giữa việc đứng ra tổ chức xây dựng và phát triển vùng phố thị Hà Tiên của Mạc Cửu và Mạc Thiên Tích với việc mở mang khai phá cả vùng đất thuộc trấn Hà Tiên của những lưu dân và cư dân địa phương. Trước hết cần tìm hiểu việc xây dựng và mở mang vùng lỵ sở Hà Tiên mà sử cũ gọi là Mang Khảm hay Phương Thành. Theo sử cũ thì vùng lỵ sở Hà Tiên tục xưng là Mang Khảm, tiếng Trung Quốc gọi là Phương Thành, trước khi Mạc Cửu đến ở và kinh dinh, đã là một cảng khẩu có tàu bè nước ngoài đến buôn bán hoặc ghé qua trên đường di chuyển. Việc buôn bán ở đây đã có sự tấp nập ở một mức độ nhất định. Chính yếu tố này đã kích thích Mạc Cửu, vốn là một thương nhân buôn bán lớn trên mặt biển(2), nhanh chóng chuyển từ Nông Pênh về phủ Sài Mạt để hoạt động. Và sau khi đặt chân đến Hà Tiên, việc làm đầu tiên và chủ yếu của ông ta là mở tiệm hút, trưng mua việc thu thuế hoa chi các sòng bạc lớn để làm giàu, mà điều này chỉ có thể làm được một khi Mang Khảm đã là một trung tâm giao dịch buôn bán lớn có nhiều thương nhân giàu có. Sau khi trở nên giàu có nhờ việc mở tiệm hút, tổ chức sòng bạc thu hoa chi, đào được hầm bạc, Mạc Cửu liền nghĩ tới và bắt tay ngay vào việc phát triển công cuộc kinh doanh buôn bán của Hà Tiên, nhất là việc buôn bán với nước ngoài, mở mang phố chợ, xây dựng thành quách, theo Gia Định thành thông chí là thành đất, còn theo Văn hiến thông khảo của nhà Thanh thì đó là thành cây. Nhiều tài liệu cho thấy Mạc Cửu đã kêu gọi và đón nhận thuyền buôn các nước đến buôn bán(3), đồng thời cũng chủ động đặt quan hệ buôn bán với các nước. Năm 1728 và năm 1729, Mạc Cửu phái Lưu Vệ Quân và Huỳnh Tập Quan mang hai thương thuyền sang Nhật Bản liên hệ việc mậu dịch, được chính phủ Nhật Bản - Mạc Phủ Đức Xuyên - cấp giấy phép buôn bán. Năm 1731 và năm 1732, lại phái thương thuyền sang Nhật. Việc buôn bán với Trung Quốc cũng được bắt đầu từ năm 1729, từ đó những thổ sản của Hà Tiên như hải sâm, cá khô, tôm khô v.v… lục tục xuất cảng sang Trung Quốc(4). Để khuyến khích tàu buôn nước ngoài đến buôn bán, Mạc Cửu đã cho thi hành một chính sách thuế hàng hoá khá ưu đãi. Hàng hoá buôn bán chỉ phải chịu một món thuế nhỏ mà thôi(5). Đến thời Mạc Thiên Tích, kế tục sự nghiệp của Mạc Cửu, Thiên Tích càng ra sức đẩy mạnh việc thông thương với nước ngoài. Năm 1740 và 1742, Thiên Tích hai lần phái hai thuyền chủ Ngô Chiêu Viên và Lâm Thiên Trường cùng thuyền buôn sang Nagasaki để xúc tiến việc mậu dịch với Nhật Bản. Đi đôi với việc mở rộng buôn bán với các nước, Thiên Tích còn khuếch trương việc xây dựng phố chợ, đường xá, xây cất dinh thự, đền miếu, trại quân, kho tàng, công xưởng (xưởng sửa chữa tàu thuyền), thành luỹ v.v… làm cho bộ mặt của phố cảng Hà Tiên càng được đổi mới, càng trở nên sầm uất với cảnh “đường lối tiếp giáp, phố xá liền lạc, người Việt, người Tàu, người Cao Miên, người Đồ Bà đều theo chủng loại cư trú, ghe thuyền ở sông biển qua lại nơi đây không dứt, thật là một đại đô hội nơi góc biển vậy!” Toàn bộ những hoạt động nói trên của Mạc Cửu và Mạc Thiên Tích đã nhanh chóng mang lại sự mua bán sầm uất, trù mật cho phố cảng Hà Tiên, từ đó đã thu hút thêm nhiều lưu dân đến ở trong đó có người Việt, người Hoa, người Giava và dân cư Khơme gần bên. Chúng ta có thể coi đó làm một sự đóng góp trực tiếp và to lớn của hai cha con Mạc Cửu vào sự thịnh vượng của phố cảng Hà Tiên vào những thập niên đầu thế kỷ XVIII. Đó là điều cần được khẳng định và không phải bàn cãi. Song, ngoài việc mở mang phố cảng Hà Tiên, điều chúng ta muốn biết nhiều hơn, đó là tình hình khai phá trên toàn địa bàn trấn Hà Tiên nói chung đã diễn ra như thế nào dưới thời Mạc Cửu và Mạc Thiên Tích và vai trò của cha con họ Mạc ở đây ra sao? [...]... Tô Quân cùng các thuộc hạ Trường Cầu, Lý Xá dâng biểu cầu thân với nhà Nguyễn Kể từ ngày đó, Hà Tiên trở thành mảnh đất cuối cùng của đất Việt về hướng Tây Nam Bãi biển Mũi Nai - Hà Tiên Vào thế kỉ XVIII, Hà Tiên là một thị trấn buôn bán sầm uất, một hải cảng luôn có mặt các tàu buôn phương Tây và các nước Nam Á, trong hải trình từ Tây sang Đông và ngược lại Những tàu này thường xuyên cập bến, những... lớn bởi vì nó là một vấn đề lịch sử nhưng lại mang ý nghĩa chính trị thực tiễn sâu sắc THÊM TƯ LIỆU VỀ LỊCH SỬ HÀ TIÊN Có thể nói vùng đất Hà Tiên - Kiên Giang hội tụ được hầu hết dáng vẻ của nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong nước Hãy đến Hà Tiên một lần để hiểu và yêu hơn mảnh đất đầu sóng ngọn gió Được khai mở vào đầu thế kỉ thứ 18, cách thành phố Rạch Giá 93 km, Hà Tiên từ lâu đã nổi tiếng... khi Mạc Cửu đặt chân đến Hà Tiên, những lưu dân người Việt, người Hoa… đã đến định cư tại đây cùng với cư dân địa phương - người Khmer, làm ăn sinh sống và Mạc Cửu chỉ là người có công đứng ra nhóm họp họ lập thành làng xóm mà thôi Về điểm này, chúng tôi cho rằng Trịnh Hoài Đức đã rất đúng khi viết: “…hựu chiêu Việt Nam lưu dân ư (tôi nhấn mạnh - H.L) Phú Quốc, Lũng Ký, Cần Bột, Vũng Thơm, Rạch Giá,... thắng cảnh của xứ Hà Tiên: đình Nguyễn Trung Trực, mộ Bà lớn tướng Lê Kim Định, đền Phó Cơ Điều, Sắc tứ Tam bảo tự, chùa Phù Dung (còn gọi là am Phù Cừ) mà người dân tự hào là Hà Tiên thập cảnh Có thể nói vùng đất Hà Tiên hội tụ được hầu hết dáng vẻ của nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong nước Hãy đến Hà Tiên một lần để hiểu và yêu hơn mảnh đất đầu sóng ngọn gió Lăng miếu Hà Tiên Hà Tiên, vùng đất... đã tạo nét riêng cho xứ sở Hà Tiên Hà Tiên nghèo nhưng đẹp, nhiều người bảo vậy! Bạn đã nghe chưa Hà Tiên Thập Vịnh, nơi Tao Đàn Chiêu Anh Cát, nơi vị tổng trấn Mạc Thiên Tích tập hợp những anh tài trong thiên hạ Hà Tiên đẹp lắm, nét đẹp tự ngàn xưa! Hà Tiên thập vịnh là mười bài thơ làm để vịnh mười cảnh đẹp của Hà Tiên do Mạc Thiên Tích đề xướng từ năm Bính Thìn 1736 Đó l : Kim dự lan đào Bình san... với các vùng khác Đến đầu thế kỷ XIX, Trịnh Hoài Đức vẫn còn ghi nhận về trấn Hà Tiên như sau: “Trấn Hà Tiên phong tục tập quán theo Trung Hoa, mà ít có hạng thân sĩ Người Kinh (tức là người Việt - HL), người Thượng ở xen lộn, chuyên việc buôn bán, người Trung Quốc, người Cao Miên (tức người Khơme - HL), người Đồ Bà (tức người Giava - HL) phần đông ở theo bờ biển, địa lợi chưa khẩn trưng, nhân dân không... có thể ngắm cảnh đẹp Hà Tiên bốn phía Xa xa là Thạch Động, thôn Vân, biển Đông Hồ, núi Cô Tô Hà Tiên còn nổi tiếng với chùa Phù Dung, còn gọi là "Tiêu Tự", được xem là ngôi chùa cổ nhất Hà Tiên Trong quá trình tìm hiểu nền nhà Chiêu anh các của Mạc Thiện Tích, người ta phát hiện có hai ngôi chùa Phù Dung: ngôi chùa cổ ngày nay chỉ còn lại nền chùa, và cái tháp nằm ở hướng Tây Nam núi Phù Dung Còn ngôi... biết Hà Tiên xưa kia thuộc vùng đất Mang Khảm (tục danh Trấn Phiên thành, còn gọi là Đồng Trụ trấn) Tương truyền rằng, ngày xưa vì mến cảnh trần gian nơi đây có nhiều cảnh đẹp, non nước hữu tình, tiên nữ thường xuất hiện, vậy là có tên Hà Tiên Năm 1679, Mạc Cửu (quê quán Lôi Châu, Quảng Đông, Trung Quốc) vì bất mãn với chế độ nhà Thanh, lưu lạc đến vùng đất Hà Tiên, chiêu tập lưu dân lập nên xứ Hà Tiên.. . núi và đổi tên là Tam Mạc Công Từ Đến năm Thành Thái thứ 9 (1897), hội Lạc Thiên vận động nhân dân đóng góp tiền công trùng tu lại đền và khánh thành vào ngày 2 2-1 -1 902 rồi giữ nguyên đến nay Chốn tôn nghiêm này phụng từ ba vị công thần, với phần giữa chính điện là Khai trấn Thượng trụ Quốc đại tướng quân, Vũ Nghị Công Trung Đăng thần Mạc Cửu (giỗ ngày 2 7-5 âm lịch hằng năm), bên tả là Đạt nghĩa Tống... phong sau thành Hà Tiên Điệp là trùng trùng điệp điệp, lớp lớp, từng từng Thúy là màu xanh chi trả Bình san điệp thúy là ngọn núi như tấm bình phong sắc xanh lớp lớp Từ trên núi Bình San, Hà Tiên hiện ra thơ mộng đến vô cùng: một bên là biển Đông mênh mông, một bên là núi Voi Phục, điểm xuyết là những núi đá vôi cô độc càng tôn thêm vẻ đẹp riêng của xứ sở Hà Tiên mà không nơi nào có được! Đã đến Hà Tiên . TẦM NGOẠI KHÓA : LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TÂY NAM BỘ - LỊCH SỬ HÀ TIÊN Bài hát : Hà Tiên Sáng tác: Lê Dinh Ca s : :: :: Tôi nhớ hoài một chiều dừng chân ghé qua thăm miền ước mơ Hà Tiên mến yêu đẹp. trên. Về vị trí (của Hà Tiên trong Nam Kỳ Lục Tỉnh), phía Đông và Tây Nam của Hà Tiên giáp An Giang, Tây giáp Vịnh Thái Lan và Tây Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp Cao Miên. Đất Hà Tiên do. mong Hà Tiên vẫn đẹp yêu dấu bên lòng ./. HÀ TIÊN THƠ MỘNG Về phía Tây của ba tỉnh Cần Thơ, Long Xuyên và Châu Đốc là vùng Rạch Giá Hà Tiên. Dới thời các chúa Nguyễn, đồng bằng Nam bộ có

Ngày đăng: 06/07/2014, 20:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan