SKKN toan 1: Gay hung thu cho hs qua tro choi học tap

9 403 0
SKKN toan 1: Gay hung thu cho hs qua tro choi học tap

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phòng giáo dục quỳ hợp Trờng tiểu học châu đình ************ Gây hứng thú học toán cho học sinh lớp 1 thông qua các trò chơi học tập Ngời thực hiện : Cao Thị Thuý Năm 2007 Đặt vấn đề I. Lí do chọn đề tài Phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học là một trong những vấn đề đợc quan tâm hàng đầu củ hầu hết các Quốc gia , của những bậc phụ huynh và các thầy cô giáo . Cùng với tất cả các môn học khác trong chiến lợc phát triển toàn diện , có thể nói Toán học đóng một vai trò hết sức quan trọng , nó rèn luyện cho các em không phải đơn thuần là tính toán mà điều chủ yếu là năng lực t duy . Chính bởi t duy sâu sắc mà các em mới có thể nhanh nhẹn , nhạy bén hơn trong nhiều môn học khác . Rèn luyện Toán học không có nghĩa đơn giản là kì vọng các em trở thành những nhà Toán học mà chính là rèn luyện t duy cho các em trở nên linh hoạt hơn trong những vấn đề của nhà trờng hoặc ở cơng vị nào trên bớc đờng mai sau. Vì vậy muốn các em học tốt môn Toán trớc hết phải tạo cho các em những say mê hứng thú với môn học . Cùng với các phơng pháp và hình thức tổ chức dạy học khác , trò chơi học tập đóng một vai trò hết sức quan trọng . Thông qua trò chơi học tập , họ sinh có thể lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng , thoải mái, tự nhiên , phát huy ở trẻ óc quan sát tinh nhạy , trí tởng tợng phong phú , t duy suy luận lô gíc Trên tinh thần " Học mà chơi , chơi mà học " , " chơi vui học càng vui" nhằm thoả mãn đợc nhiều loại nhu cầu trong khi chơi . Với u thế nh vậy , trò chơi học tập thực sự là một phơng tiện hữu hiệu để tạo ra sự hài hoà , thoải mái không rập khuôn , khô cứng , đảm bảo tính tự nhiên trong cuộc sống cũng nh trong học tập của học sinh tiểu học một cách hứng thú bổ ích. Cùng với kinh nghiệm trong những năm trực tiếp chỉ đạo chuyên môn của khối lớp 1 , qua nghiên cứu , tìm tòi , thu thập và tham khảo đồng nghiệp tôi mạnh mạnh dạn chọn viết đề tài : " Gây hứng thú học toán cho học sinh lớp 1 thông qua các trò chơi học tập" II. Thực trạng : Qua thời gian chỉ đạo chuyên môn lớp 1 , qua thăm lớp dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy rằng : Các giáo viên đã vận dụng tốt việc đổi mới phơng pháp và hình thức tổ chức dạy học vào trong giảng dạy nhất là áp dụng trò chơi học tập toán váo tiết dạy với mục đích là làm cho tiết học sôi nổi hơn , hứng thú hơn ; đặc biệt là trong những tiết thực tập , thao giảng . Qua dự những tiết có áp dụng trò chơi học tập tôi nhận thấy học sinh hứng thú hơn , tích cực hơn trong khi học song đó là những tiết day mà giáo viên có kĩ năng tổ chức trò chơi học tập tốt . Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận giáo viên đa trò chơi học tập vào tiết day một cách hình thức , máy móc dẫn đến không thành công , không đem lại hiệu quả thậm chí " phản giáo dục " . Một số ít giáo viên khác lại rất ngại tổ chức trò chơi học tập trong những tiết học bình thờng ở trên lớp mà chỉ áp dụng khi có ngời dự giờ . Nguyên nhân chủ yếu là do : - Kĩ năng thiết kế trò chơi học tập của giáo viên còn hạn chế . - Giáo viên còng lúng túng khi tổ chức trò chơi học tập trong dạy Toán vì không nắm vững tiến trình tổ chức một trò chơi học tập . - Giáo viên ngại chuẩn bị đồ dùng để tổ chức trò chơi học tập . Bởi vậy dẫn đến việc học sinh thiếu hứng thú khi tiếp thu bài học . Các em chỉ chú ý đến việc làm bài chấm điểm . Khi xong tiết học , chỉ một số học sinh là nắm chắc kiến thức đã học , một số khác thì nhớ một cách mơ hồ thậm chí quên đi. Tôi đã tiến hành thực nghiệm và khảo sát học sinh khối 1 ( Hai lớp 1 A và 1B ) sau khi dạy học ( không áp dụng trò chơi học tập ) thu đợc kết quả nh sau: Tổng số HS Kết quả điều tra bằng phiếu Kết quả khảo sát chất lợng Hứng thú Bình th- ờng Cha hứng thú Khá , giỏi Trung bình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 56 14 25 17 30.4 25 44. 6 20 35.7 28 50.0 8 14.3 Các giải pháp I Cấu trúc trò chơi học tập Toán - Mỗi trò chơi học tập toán đều nhằm củng cố những kiến thức , kĩ năng cụ thể hoặc những tri thức tổng hợp nh giải toán , số , hình học - Một trò chơi phải có luật chơi , cách chơi , trò chơi phải có tính thi đua tức là có thắng có thua . - Một trò chơi học tập toán đợc viết theo cấu trúc sau: 1. Mục đích : Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện , củng cố kiến thức kĩ năng nào . 2. Đồ dùng : Mô tả đồ dùng đợc sử dụng trong trò chơi. 3. Số ngời tham gia chơi: chỉ rõ số ngời tham gia chơi, những trò chơi có nhiều ngời tham gia chơi cần đợc chỉ rõ . 4. Luật chơi: chỉ rõ các quy định đối với ngời chơi , quy định thắng thua trong trò chơi. 5. Cách phát triển trò chơi: Dựa vào hình thức , cách chơi và luật chơi của trò chơi có sẵn , ta có thể thay thế trò chơi một cách linh hoạt tạo ra nhiều trò chơi phù hợp với đối tợng học sinh , phù hợp với nội dung kiến thức củng cố ôn luyện . II. Cách tổ chức trò chơi: Các trò chơi đợc tổ chức theo nhóm ngay trong lớp học với thời gian từ 5 đến 10 phút ( tuỳ theo nội dung kiến thức ) Giáo viên phải hớng dẫn cụ thể cách chơi luật chơi rồi sau đó các nhóm tự đánh giá , giám sát lẫn nhau . Ngoài ra , giáo viên phải có nhận xét khích lệ , cũng không nên để thời gian chơi quá dài ảnh hởng đến giờ học . Một trò chơi học tập đợc tiến hành nh sau : * Nêu tên trò chơi. * Hớng dẫn cách chơi , luật chơi. * Phân nhóm chơi. * Tiến hành chơi: - Chơi thử .( nhiều trờng hợp có thể bỏ qua ) - Nhấn mạnh luật chơi , nhất là những lỗi lầm thờng gặp ở phần chơi thử . - Cho học sinh chơi chính thức . - Tổng kết trò chơi. Để trò chơi học tập đạt hiệu quả cao cần lu ý : - Trò chơi phải có mục đích học tập rõ ràng . - Trò chơi phải thu hút đợc học sinh tham gia . - Trò chơi phải đợc chuẩn bị tốt nghĩa là giáo viên phải nắm vững yêu cầu mục đích trò chơi , phải có kế hoạch đợc thực hiện tốt ở bài soạn, phải chuẩn bị tốt các phơng tiện phục vụ cho trò chơi nh chuẩn bị các tranh ảnh cắt từ sách báo cũ , cắt hình những bông hoa chiếc là ép cứng để sử dụng cho những năm sau. III . Soạn một số trò chơi : 1. Những trò chơi về biểu tợng ban đầu : 1.1. Trò chơi thứ nhất : Con voi : * Mục đích : Trò chơi dân gian nhằm củng cố các biểu tợng về trớc, sau, phải, trái. * Chuẩn bị: Nơi chơi đủ rộng để nhiều tổ cùng chơi. * Cách tiến hành : Toàn tổ xếp hàng vòng tròn . Một em tách ra khỏi vòng , vào khoảng trống trong vòng vừa hát vừa giả làm con voi . Các bạn vỗ tay cùng hát : Con vỏi con voi Cái vòi đi trớc Hai chân trớc đi trớc Hai chân sau đi sau Còn cái đuôi đi sau rốt Tôi xin kể nốt Câu chuyện con voi Em vừa hát vừa cúi lom khom giả làm con voi . Khi hát câu " Cái vòi đi trớc " em đa tay phải lên mũi và xoè ra giả làm cái vòi . Khi hát câu "Hai chân trớc đi trớc" em thõng đôi tay giả làm hai chân trớc . Khi hát câu :" Hai chân sau đi sau " em dậm hai chân xuống đất , giả làm đôi chân sau .Khi hát câu " Còn cái đuôi đi sau rốt " em chụm tay trái lại đa về đằng sauvẫy vẫy giả làm đuôi voi . Sau khi hát xong em trở về chỗ . Một em khác thay và cứ tiếp tục nh vậy hết em này đến em khác . Trò chơi sẽ thú vị hơn nếu hai , ba hoặc cả tổ vừa hát vừa giả làm voi, thi xem nhóm nào làm voi đều hơn , đẹp hơn. 1.2 Trò chơi thứ hai : Xếp hàng : * Mục đích : Luyện tập để củng cố các biểu tợng : Cao, thấp , trớc, sau , bên phỉa , bên trái , ở giữa. * Chuẩn bị : Một số bông hoa ( có thể là hoa giấy hoặc lá cờ) nơi chơi đủ rộng cho 3 tổ cùng chơi. * Cách tiến hành: Mỗi tổ cử ra 3 ngời chơi có chiều cao khác nhau đứng thành một nhóm . các nhóm đứng không xa nhau trớc mặt giáo viên . Giáo viên ra lệnh : xếp hàng dọc, thấp đứng trớc , cao đứng sau . Các nhóm nhanh chóng xếp hàng theo hiệu lệnh. Nhóm nào xếp đúng lệnh và xong trớc thì đợc thởng hai bông hoa ( lá cờ) Nhóm nào xếp sai lệnh thì không đợc thởng. Sau đó 3 em về chỗ và mỗi tổ lại cử 3 em khác lên chơi , cách chơi tơng tự nhng lệnh đợc thay đổi , ví dụ nh : - Xếp hàng dọc , thấp nhất đứng giữa cao nhất đứng sau cùng . - Xếp hàng ngang thấp nhất đứng giữa cao nhất đứng bên trái. Tổ nào đợc nhiều bông hoa hay lá cờ hơn thì thắng cuộc . 2. Các trò chơi củng cố nội dung số học: 2.1. Trò chơi thứ 3: Nối nhanh tay * Mục đích : - Củng cố thứ tự 1,2,3. - Tập đếm các số từ 1 đến 3. * Chuẩn bị : Pho to tranh vẽ với số lợng bằng số học sinh sao cho mỗi em đợc một bảng . * Cách tiến hành: Học sinh tự làm , ai nối nhanh và đúng sẽ đợc cô khên. Nối Số 1 với đồ vật có một tay cầm , nối số 2 với các đồ vật có hai tay cầm Nối Số 1 với đồ vật có một tay cầm , nối số 2 với các đồ vật có hai tay cầm 2.2. Trò chơi thứ 4: Tìm tên con vật nhanh * Mục đích: Củng cố khả năng liên hệ thực tế của học sinh sau khi đã học các số 1,2,3,4,5 * Chuẩn bị : Học sinh tự nghĩ tên các con vật có hai chân và 4 chân . * Cách tiến hành: Có thể cử hai nhóm học sinh mỗi nhóm 5 em . Giáo viên yêu cầu : Nhóm 1 : hãy nghĩ tên các con vật khác nhâu có 4 chân . Nhóm 2 : hãy nghĩ tên các con vật khác nhau có 2 chân . Giáo viên phổ biến luật chơi: Hai đội sẽ bốc tăm xem nhóm nào nêu trớc . Ví dụ : Khi nhóm 1 nêu tên con vật có 4 chân , giáo viên yêu cầu nhóm 2 nêu tên con vật có 2 chân , tiếp đến là nhóm 1 rồi đến nhóm 2 cứ nh vậy nhóm nào không tìm đợc con vật thuộc nhóm mình sẽ bị thua . Trong trò chơi này giáo viên là trọng tài . Giáo viên nên ghi tên các con vật đã đợc nêuđể tránh lặp lại sau đó tổng kết trò chơi. 2.3. Trò chơi thứ 5 : Thi đếm : * Mục đích : Luyện đếm các số theo thứ tự: * Chuẩn bị : Trò chơi này không cần chuẩn bị trớc : * Cách tiến hành : Học sinh đứng vòng tròn , một học sinh bắt đầu đếm 1 theo chiều quay kim đồng hồ học sinh tiếp theo đếm 2 , học sinh tiếp đếm 3 cứ nh vậy cho đến hết . Giáo viên có thể bắt đầu ở một số bất kì để học sinh tập đếm . Theo ngợc chiều quay kim đồng hồ học sinh đếm theo thứ tự giảm dần cho đến khi có lệnh dừng lại ở số 0 thì lại đổi chiều đếm . Học sinh nào đếm sai phải nhảy lò cò một vòng để rồi trở lại chỗ cũ . Lu ý : Có thể đổi trò chơi đếm cách 2 , cách 3. 2.4 Trò chơi thứ 6: Buộc dây cho bóng : * Mục đích : Củng cố cho học sinh về phép cộng trừ trong phạm vi 5 * Chuẩn bị: 4 tờ bìa có hình vẽ , gồm hai phần : Phần trên vẽ các quả bóng bay. Trên mỗi quả có ghi 1 phép cộng hoặc trừ trong phạm vi 5 . Phần dới vễ một cụm các ô vuông ghi các kết quả của các phép tính trên. * Cách tiến hành : Chia lớp thành 4 tổ , mỗi tổ cử 5 bạn lên nối bóng với ô ghi kết quả tơng ứng ở dới . Mỗi em trong đội chỉ đợc nối 1 lần và chuyển cho em khác nối tiếp . Tổ nào xong trớc và đúng là tổ đó thắng cuộc . - 1 2.5. Trò chơi thứ 7: Ai nhanh ai khéo : * Mục đích : Giúp học sinh ghi nhớ các bảng tính đã học . - Rèn luyện sự nhanh nhẹn khéo léo . * Chuẩn bị : Chọn 4 đội mỗi đội 6 em . Phát cho mỗi đội một tờ bìa có hình vẽ sauvà 8 mảnh bìa tròn ở giữa có ghi các số từ 0 đến 7. * Cách tiến hành : Các em trong đội sẽ chuyền tay nhau hình vẽ và các tấm bìa , mỗi em khi nhận đợc hình vẽ phải chọn một tấm bìa dán vào một hình tròn sao cho hai hình tròn đối diện với nhau tạo thành một phép cộng có tổng là 7 ( nh mẫu 5 + 2 = 7) Thời gian chơi là 3 phút , đội nào xong trớc và đúng sẽ thắng ( Giáo viên có thể thiết kế thành các phép tính khác ) 2.6 Trò chơi thứ 8 : Thành lập phép tính : *Mục đích: - Học sinh tự thành lập đợc một phép tính đúng từ các số và dấu đã cho . - Củng cố về so sánh số . * Chuẩn bị : Các số và dấu phải ghi trên tấm bìa có gắn nam châm . * Cách tiến hành : Giáo viên treo bảng đã đợc gắn các số và dấu không theo thứ tự nhất định . Giáo viên nói : Từ các số và dấu trên hãy thành lập các phép tính đúng . Giáo viên cho đại diện của hai tổ , mỗi tổ 3 em lên thành lập phép tính . Giáo viên cùng học sinh dới lớp làm trọng tài , tổ nào tành lập đợc phép tính đúng hơn , nhanh hơn sẽ thắng cuộc. 2.7. Trò chơi thứ 9: Lá + lá = hoa * Mục đích : Nhằm củng cố cộng nhẩm các số tròn chục trong phạm vi 100 * Chuẩn bị: Giáo viên vẽ lên bảng phụ hoặc giấy rô ki to các cây hoa ( Cây chỉ có lá mà cha có hoa ) mỗi cây có 2 lá ( hoặc 3 lá ) . Trên mỗi lá có ghi các số tròn chục . Chẳng hạn : Cắt một số bông hoa bằng bìa ở giữa có ghi số là kết quả của các phép tính cộng các số tròn chục ở từng cây ( mỗi cây có một bông hoa kết quả đúng ) có thể làm thêm những bông hoa ghi kết quả sai. Chẳng hạn : * Cách tiến hành : Tổ chức cho học sinh chơi theo hình thức " tiếp sức " thi giữ hai đội . Mỗi đội cử 3 đại diện. Đội nào gắn hoa đúng , nhanh thì đội đó thắng cuộc. 3. Các câu đố vui : Mục tiêu chung : Nhằm củng cố cách đọc , cách viết , nhận dạng và phân biệt các số tự nhiên . Ngoài ra còn củng cố một số tính chất của số tự nhiên và có một chút hài hớc đối với trẻ. Đố em : Câu 1: Số nào tròn trịa Nh quả trứng gà? Câu 2: Số nào giống gậy Ông già hay mang ? Câu 3 : Số nào giống ngỗng giống ngan Ai đạt điểm đó chẳng ngoan chút nào ? Câu 4 : Đố em biết đợc số nào Điểm thi đợc nó thở phào thậy may? Số đó - viết ngợc lạ thay Cả lớp khen giỏi vỗ tay rào rào ? Câu 5 : Hai o xinh xắn Xếp chồng lên nhau Em hãy đoán mau Đó là số mấy? Phần kết luận I. Những kết quả đạt đợc: Mỗi giờ học nói chung , giờ Toán nói riêng, áp dụng trò chơi học tập nh trên sẽ giúp hs tiếp thu kiến thức một cách tự giác , tích cực hơn , hứng thú hơn ; học sinh thấy vui hơn , cởi mở hơn. Mặt khác , nó còn giúp học sinh củng cố kiến thức , rèn luyện kĩ năng , kĩ xảo đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm mà các em tích luỹ đợc thông qua hoạt động chơi. Nhờ vậy chất lợng học tập đợc nâng lên rõ rệt , học sinh nắm chắc kiến thức hơn. Cụ thể qua khảo sát thực nghiệm các lớp 1A, 1B thu đợc kết quả nh sau: Tổng số HS Kết quả điều tra bằng phiếu Kết quả khảo sát chất lợng Hứng thú Bình thờng Cha hứng thú Khá , giỏi Trung bình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 56 30 53.6 25 44.6 1 1.8 44 78.6 12 21.4 0 0 II. Bài học rút ra: Đa trò chơi Toán học vào trong dạy học Toán là một trong những cách đổi mới về hình thức tổ chức tổ chức dạy học đợc nhiều ngời quan tâm. để trò chơi học tập Toán đem lại hiệu quả cao trong dạy học , giáo viên cần phải : 1. Biết cách thiết kế trò chơi học tập toán phù hợp với nội dung bài học theo cấu trúc sau: * Nêu rõ mục đích trò chơi nhằm củng cố kiến thức kĩ năng nào . * Chỉ rõ đồ dùng đợc sử dụng trong trò chơi. * quy định rõ số ngời tham gia chơi. * Nêu rõ cách chơi , luật chơi. * Dựa vào trò chơi có sẵn để sáng tạo trò chơi mới phù hợp nội dung kiến thức kĩ năng cần củng cố . 2. Phải biết cách tổ chức trò chơi học tập theo các bớc sau: * Nêu tên trò chơi. * Hớng dẫ cách chơi , luật chơi. * Phân nhóm chơi. * Tiến hành chơi: - Cho học sinh chơi thử một lần . - Nhấn mạnh luật chơi lại một lần nữa. - Cho học sinh chơi chính thức. * Tổng kết trò chơi. 3. Đầu t vào việc chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho trò chơi: Chuẩn bị tranh ảnh các con vật , đồ vật cắt từ sách báo cũ , cắt hình những bông hoa , chiếc lá dán vào bìa ép cứng để sử dụng cho những năm sau. Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học Toán 1 giúp các em hứng thú hơn , tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng , dễ nhớ hơn , với bài viết này tôi hi vọng sẽ cùng với đồng nghiệp của mình góp một phần nhotrong việc đổi mới phơng pháp dạy học . Kính mong nhận đợc sự góp ý của hội đồng khoa học các cấp . Ngày 04 tháng 4 năm 2007 Ngời viết Vi Thị Tuyết . học châu đình ************ Gây hứng thú học toán cho học sinh lớp 1 thông qua các trò chơi học tập Ngời thực hiện : Cao Thị Thu Năm 2007 Đặt vấn đề I. Lí do chọn đề tài Phát triển trí tuệ cho. 21.4 0 0 II. Bài học rút ra: Đa trò chơi Toán học vào trong dạy học Toán là một trong những cách đổi mới về hình thức tổ chức tổ chức dạy học đợc nhiều ngời quan tâm. để trò chơi học tập Toán đem. tìm tòi , thu thập và tham khảo đồng nghiệp tôi mạnh mạnh dạn chọn viết đề tài : " Gây hứng thú học toán cho học sinh lớp 1 thông qua các trò chơi học tập" II. Thực trạng : Qua thời

Ngày đăng: 06/07/2014, 12:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan