DE THI+DAP AN+MA TRAN HK 2 SINH 9

5 498 3
DE THI+DAP AN+MA TRAN HK 2 SINH 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THCS Tân Trung Lớp:…………………… Họ tên HS:……………………… ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II-NH 2009-2010 MÔN: SINH HỌC LỚP 9 THỜI GIAN: 45 PHÚT (Không kể TG giao đề) I.Trắc nghiệm khách quan: (3đ) ( Học sinh làm bài trong thời gian 15 phút ) Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án lựa chọn đúng nhất. 1. Biểu hiện của hiện tượng thoái hóa giống là A. Con lai sinh trưởng tốt hơn bố mẹ chúng. B. Con lai có sức sống kém dần. C. Con lai có khả năng chống chịu tốt với môi trường. D. Năng suất luôn tăng lên. 2. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn sẽ dẫn đến thoái hóa giống vì: A. Đời con kém thích nghi. B. Cây phát triển chậm. C. Tính bất thụ đời con cao. D. Gen lặn bất lợi trở lại trạng thái đồng hợp. 3. Phép lai nào sau đây tạo được ưu thế lai? A. Lai khác dòng ở thực vật. B. Lai gần ở động vật. C. Tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật. D. Lai con cái với bố mẹ. 4. Hiện tượng sau đây xuất hiện do giao phối gần là: A.Con ở đời F 1 luôn có đặc điểm tốt. B. Xuất hiện quái thai, dị tật ở con. C. Con luôn có nguồn gen tốt của bố và mẹ. D. Con thường sinh trưởng và phát triển tốt hơn bố mẹ 5. Khuyết điểm của phương pháp chọn lọc cá thể là A. Đòi hỏi công phu, khó ứng dụng rộng rãi. B. Kết quả thường dễ nhầm với thường biến. C. Kết quả không cao bằng chọn lọc hàng loạt. D. Cho năng suất luôn thấp ở các vụ mùa sau. 6. Giữa các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khu vực có các biểu hiện quan hệ là: A. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ đối địch. B. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch. C. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. D. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế 7. Quan hệ nào sau đây được xem là quan hệ ký sinh? A. Dê và bò cùng sống trên một cánh đồng cỏ. B. Nấm sống trên da người. C. Hươu và hổ cùng sống trong một cánh rừng. D. Lúa và cỏ trên một cánh đồng. 8. Ví dụ về quan hệ nào sau đây được xem là quan hệ cộng sinh? A. Giữa vi khuẩn Rizôbium và rễ cây họ đậu. B. Giữa chấy, rận với cơ thể động vật. C. Giữa cáo và thỏ. D. Giữa các con ngựa trên một cánh đồng. ĐỀ CHÍNH THỨC 9. Đặc điểm chỉ có ở quần thể người mà không có ở các quần thể sinh vật khác là: A. Giới tính, pháp luật, kinh tế, văn hóa. B. Sinh sản, giáo dục, hôn nhân, kinh tế. C. Pháp luật, kinh tế, văn hóa, giáo dục, hôn nhân. D. Tử vong, văn hóa, giáo dục, sinh sản 10. Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi: A. xảy ra sự cạnh tranh gay gắt trong quần thể. B. xuất hiện nhiều kẻ thù trong môi trường sống. C.nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi. D.dịch bệnh tràn lan 11. Để bảo vệ thiên nhiên hoang dã, cần ngăn chặn các hoạt động nào dưới đây? A. Trồng cây, gây rừng để tạo môi trường sống cho động vật. B. Săn bắt thú hoang dã, quý hiếm. C. Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia. D. Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn. 12. Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất là: A. Trồng cây, gây rừng. B. Tiến hành chăn thả gia súc. C. Cày xới để làm nương, rẫy sản xuất cây lương thực. D. Làm nhà ở. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II-NH 2009-2010 MÔN: SINH HỌC LỚP 9 THỜI GIAN: 45 PHÚT (Không kể TG giao đề) II. Tự luận: (7đ) (Học sinh làm bài trong thời gian 30 phút) Câu 1: Trình bày các thao tác giao phấn ở cây lúa bằng phương pháp cắt vỏ trấu (2đ) Câu 2: Trong một hệ sinh thái có các sinh vật sau: vi sinh vật, dê, gà, cáo, hổ, mèo rừng, cỏ, thỏ. (2.5đ) a) Vẽ sơ đồ lưới thức ăn của các sinh vật có trong hệ sinh thái trên. b) Xác định các mắc xích chung của lưới thức ăn trên. c) Nếu như cỏ chết hết, quần xã sinh vật trên có tồn tại không? Câu 3: Có những biện pháp nào để hạn chế ô nhiễm môi trường? (2đ) Câu 4: Nguồn năng lượng như thế nào được gọi là nguồn năng lượng sạch? (0,5đ) → → → ] → Z Z ] ] HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 9 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Mỗi câu đúng 0,25đ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 B D A B A C B A C C B A II. TỰ LUẬN Câu 1: - Cắt vỏ trấu để lộ rõ nhị đực (0,25đ) - Dùng kẹp để rút bỏ nhị đực ( khử nhị đực ) (0,25đ) - Sau khi khử nhị đực, bao bông lúa để lai bằng giấy kính mờ, có ghi ngày lai và tên của người thực hiện(0,5đ) - Nhẹ tay nâng bông lúa chưa cắt nhị và lắc nhẹ lên bông lúa đã khử nhị đực (sau khi đã bỏ bao giấy kính mờ) (0,5đ) - Bao bông lúa đã được lai bằng giấy kính mờ và buộc thẻ có ghi ngày tháng, người thực hiện, công thức lai. (0,5đ) Câu 2: a) (1,5đ) Dê Hổ Cỏ Thỏ Cáo Vi sinh vật Gà Mèo rừng b) Mắc xích chung: dê, thỏ, gà, cáo, mèo rừng (0,5đ) c) Nếu cỏ chết hết, động vật ăn cỏ sẽ chết hoặc chuyển sang nơi khác tìm nguồn thức ăn, → động vật ăn thịt cũng sẽ chết hoặc chuyển sang noi khác→ hệ sinh thái không tồn tại. (0,5đ) Câu 3: Có nhiều biện pháp hạn chế, chống ô nhiễm như: - Các biện pháp xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt (0,25đ) - Cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm (0,25đ) - Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, năng lượng mặt trời…. (0,5đ) - Xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh để hạn chế bụi và điều hoà khí hậu (0,5đ) - Cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm môi trường…. (0,5đ) Câu 4: Năng lượng sạch là nguồn năng lượng khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều, năng lượng nhiệt từ lòng đất. (0,5đ) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKII Môn: Sinh học Lớp 9- Năm học: 2009 – 2010 Các chủ đề chính Các mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL ChươngVI(Phần I): Ứng dụng di truyền học( Từ bài 34 ) Câu 1, 4,5 Câu 2,3 Câu1 (2đ) 3,25đ Phần II Chương I: Sinh vật và môi trường Câu 6,7,8 Câu 2 (2,5đ) 3,25đ Chương II: Hệ sinh thái Câu 9, 10 0,5đ Chương III: Con người, dân số và môi trường Câu 3 (2đ) 2đ Chương IV: Bảo vệ môi trường Câu 11, 12 Câu 4 (0,5) 1đ Tổng 10 câu 1 câu 2 câu 1 câu 1 câu 10đ Tỉ lệ 25 % 5% 5% 20% 20% 25% 100% 30% 30% 20% 25% 100% Toàn bài TNKQ 30% Tự luận 70% . 1, 4,5 Câu 2, 3 Câu1 (2 ) 3 ,25 đ Phần II Chương I: Sinh vật và môi trường Câu 6,7,8 Câu 2 (2, 5đ) 3 ,25 đ Chương II: Hệ sinh thái Câu 9, 10 0,5đ Chương III: Con người, dân số và môi trường Câu 3 (2 ) 2 Chương. cắt vỏ trấu (2 ) Câu 2: Trong một hệ sinh thái có các sinh vật sau: vi sinh vật, dê, gà, cáo, hổ, mèo rừng, cỏ, thỏ. (2. 5đ) a) Vẽ sơ đồ lưới thức ăn của các sinh vật có trong hệ sinh thái trên. b). 3 (2 ) 2 Chương IV: Bảo vệ môi trường Câu 11, 12 Câu 4 (0,5) 1đ Tổng 10 câu 1 câu 2 câu 1 câu 1 câu 10đ Tỉ lệ 25 % 5% 5% 20 % 20 % 25 % 100% 30% 30% 20 % 25 % 100% Toàn bài TNKQ 30% Tự luận 70%

Ngày đăng: 06/07/2014, 11:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan