Kỳ vọng thái quá! pps

5 142 0
Kỳ vọng thái quá! pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỳ vọng thái quá! Việc học của con cái là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Với mong muốn trang bị cho con mình những thứ tốt nhất để làm hành trang vào đời, cha mẹ thường dành mọi điều kiện tối ưu cho con cái. Để rồi từ đó, họ luôn mong muốn rằng con sẽ gặt hái được những kết quả tốt nhất. Sự kỳ vọng thái quá của cha mẹ vô tình đã tạo áp lực lên con trẻ. Trẻ bị "khủng bố" tinh thần Bé Huy học lớp 4, đi học về mặt buồn xo, lí nhí chào mẹ rồi đi ngay lên lầu. Nghi có chuyện gì không ổn, chị Hương liền gọi con xuống hỏi. Ban đầu Huy chối quanh, nhưng đến khi mẹ hỏi tập vở đâu đưa mẹ xem, thì bé không giấu được nữa. Vừa lật quyển vở toán ra, chị đã hét ầm lên: “Con làm bài kiểu gì mà chỉ có 8 điểm vậy nè!”. Tiếp theo đó là chị cằn nhằn con đủ kiểu và dọa không cho con xem tivi, tuần này không được đi bơi, tối ba về sẽ méc ba đánh đòn…. Cha mẹ nào chẳng thương con, ai cũng muốn con mình khỏe mạnh, giỏi giang, hạnh phúc. Nhưng nhìn cảnh chiều hôm đó bé Huy ngồi bưng tô cơm mà nước mắt ngắn dài thì không thể hiểu mẹ bé nghĩ gì. Chị Hương lý giải rằng, chị chỉ luôn muốn tốt cho con. Con người ta đi học toàn điểm 10, điểm 9, con mình học như vậy thì sao bằng người ta. Chị còn nói: “Phải làm thế cho con sợ, để nó cố gắng hơn!”. “Cô ơi cứu con với, có cách nào giấu được quyển sổ liên lạc này không cô? Chiều nay con không dám về nhà đâu …”. Đó là lời của một nữ sinh lớp 7 gọi đến cho trung tâm tư vấn ngay sau khi được cô chủ nhiệm phát sổ liên lạc. Giọng em đầy lo lắng: “Lần trước được xếp loại tiên tiến, lần này trung bình, về nhà chắc ba má không tha cho đâu”. Khi con cái gặp khó khăn hay có điều gì gây buồn phiền thì những người đầu tiên chúng nghĩ đến là cha mẹ. Ấy vậy mà chỉ vì thành tích học tập, các em phải bấu víu vào những người xa lạ, sợ hãi cha mẹ, lại còn tìm cách nói dối, thậm chí là có ý định rời bỏ gia đình. Tuy đó có thể chỉ là những suy nghĩ nông cạn, nhất thời, nhưng cũng đủ cho thấy áp lực về thành tích học tập đang “khủng bố” tinh thần của các em hàng ngày. Hệ lụy khó lường Từ tâm lý mong con thành đạt, các bậc cha mẹ thường xuyên thúc ép con học. Tuy nhiên, cũng không thể không kể đến nhiều động cơ học tập khác do cha mẹ áp đặt lên con cái, như là: con học giỏi để cha mẹ hãnh diện với dòng họ, bạn bè, đồng nghiệp; hay con học để thực hiện thay ước mơ, hoài bão của cha mẹ thời niên thiếu; hoặc đơn giản là do phụ huynh dồn quá nhiều công sức cho con nên luôn kỳ vọng vào kết quả, mà biểu hiện cụ thể là điểm số, danh hiệu. Nhiều cha mẹ còn quan niệm, gây áp lực về thành tích với con cũng là một phương pháp để trẻ có sự ganh đua, cố gắng hơn trong học tập. Dù xuất phát từ nguyên do gì đi nữa, thì việc thúc ép con học, gây áp lực nặng nề cho con về điểm số, xếp loại đều gây nên những tác động xấu cho con. Rất có thể trẻ sẽ học tập một cách máy móc, nhồi nhét mà không biết vận dụng linh hoạt, vì chỉ cần điểm số. Mặt khác, áp lực từ cha mẹ sẽ dễ làm trẻ phát sinh khuynh hướng học đối phó, tìm cách gian lận để đạt điểm cao, hoặc sinh tật nói dối, che đậy khi kết quả không được như ý. Sự kỳ vọng thái quá của cha mẹ có thể tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, tập tính xấu cho trẻ là hơn thua với bạn bè ở từng con điểm, từng thứ bậc, từ đó có thể làm mất đi những mối quan hệ bạn bè trong sáng của trẻ. Điều đặc biệt quan trọng là, với cơ thể đang phát triển, nhận thức còn thiếu sâu sắc mà trẻ phải thường xuyên chịu đựng áp lực cao, rất dễ đưa trẻ đến khủng hoảng tinh thần, mệt mỏi, mất tự tin vào bản thân, tự ti mặc cảm. Nguy hại hơn là trẻ có thể mắc chứng trầm cảm, phản kháng bạo lực… Những tổn thương tâm lý này rất khó khắc phục. Giúp con khôn lớn, trưởng thành theo sự phát triển riêng của mỗi đứa con là điều mà các bậc cha mẹ cần lưu ý. Để làm được điều này, đòi hỏi các bậc cha mẹ phải quan tâm con sâu sát từng ngày, phát hiện kịp thời những điểm mạnh để phát huy, những hạn chế để uốn nắn, chỉnh sửa. Trên hết là tình yêu thương vô bờ bến với con cái, chấp nhận và động viên con trên nền tảng những gì chúng đang có. . Kỳ vọng thái quá! Việc học của con cái là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Với mong muốn. cái. Để rồi từ đó, họ luôn mong muốn rằng con sẽ gặt hái được những kết quả tốt nhất. Sự kỳ vọng thái quá của cha mẹ vô tình đã tạo áp lực lên con trẻ. Trẻ bị "khủng bố" tinh. gian lận để đạt điểm cao, hoặc sinh tật nói dối, che đậy khi kết quả không được như ý. Sự kỳ vọng thái quá của cha mẹ có thể tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, tập tính xấu cho trẻ là hơn

Ngày đăng: 06/07/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan