TÁM MẠCH KHÁC KINH (KỲ KINH BÁT MẠCH) (Kỳ 5) doc

5 412 5
TÁM MẠCH KHÁC KINH (KỲ KINH BÁT MẠCH) (Kỳ 5) doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÁM MẠCH KHÁC KINH (KỲ KINH BÁT MẠCH) (Kỳ 5) 3. Triệu chứng khi mạch âm kiểu rối loạn: Triệu chứng chủ yếu xuất hiện khi mạch âm kiểu bị rối loạn là tình trạng ngủ gà hoặc ly bì. Thiên Đại luận, sách Linh khu có đoạn: “Khi mà vệ khí lưu lại ở âm phận mà không vận hành đến được nơi dương phận thì âm khí sẽ bị thịnh. Âm khí thịnh thì mạch âm kiểu đầy vì thế mắt cứ phải nhắm lại”. Thiên thứ 21 (Hàn nhiệt bệnh), sách Linh khu có đoạn: “Khi đầu hay mắt bị khổ thống, thủ huyệt nằm ở giữa 2 đường gân giữa cổ nhập vào não. Đây là nơi tương biệt với mạch âm kiểu và Dương kiểu, là nơi giao hội giữa các đường kinh âm dương, là nơi mà mạch Dương kiểu nhập vào âm và mạch âm kiểu xuất ra ở dương để rồi giao nhau ở khóe mắt trong. Khi nào dương khí thịnh thì mắt mở trừng, khi nào âm khí thịnh thì mắt nhắm lại”. Để tổng kết về triệu chứng chủ yếu của mạch âm kiểu khi bị rối loạn, có thể nêu ra đây đoạn văn sau trong Trung y học khái luận, chương I: “Khi mạch âm kiểu bị rối loạn, dương khí của cơ thể bị hư, âm khí trở nên thịnh. Vì thế người bệnh luôn luôn cảm thấy buồn ngủ”. Một triệu chứng khác cũng được đề cập trong những tài liệu kinh điển khi mạch âm kiểu bị rối loạn là chứng nói khó. Thiên 41, sách Tố vấn có đoạn: “Mạch âm kiểu cảm phải ngoại tà, làm đau thắt lưng lan đến cổ, người bệnh nhìn thấy mờ. Nếu cảm nặng, thời người ngửa ra sau, lưỡi cứng và không nói ra được”. Ngoài ra mạch âm kiểu còn được đề cập đến trong trị liệu chứng đau nhức mà vị trí đau khó xác định. Thiên Quan năng, sách Linh khu có đoạn: “Nếu có chứng đau nhức mà không có bộ vị nhất định, ta chọn huyệt thân mạch là nơi mà mạch Dương kiểu đi qua, hoặc huyệt chiếu hải là nơi mà mạch âm kiểu đi qua; ở người đàn ông thì ta chọn mạch Dương kiểu, ở người đàn bà thì ta chọn mạch âm kiểu”. 4. Huyệt khai (giao hội huyệt) của mạch âm kiểu và cách sử dụng: Huyệt khai của mạch âm kiểu là huyệt chiếu hải của kinh Thận, nằm ở hõm dưới mắt cá trong. Huyệt chiếu hải có quan hệ với huyệt liệt khuyết trong mối quan hệ chủ - khách của hệ thống mạch Nhâm và mạch âm kiểu. Theo sách Châm cứu đại thành thì huyệt chiếu hải được sử dụng trong những trường hợp co thắt thanh quản, tiểu đau, đau bụng dưới, đau vùng hố chậu, tiểu máu lẫn đàm nhớt. Trên người phụ nữ, có thể dùng điều trị khó sinh do tử cung không co bóp, rong kinh. Phương pháp sử dụng: - Trước tiên là châm huyệt chiếu hải. - Kế tiếp là châm nhữmg huyệt trị triệu chứng. - Cuối cùng chấm dứt với huyệt liệt khuyết. IV. HỆ THỐNG MẠCH ĐỐC, MẠCH DƯƠNG KIỂU Mạch Đốc và mạch Dương kiểu hợp thành hệ thống mạch thứ nhất mang tính chất dương. Cả 2 mạch đều có một đặc điểm chung là phân bố ở vùng phần dương của cơ thể và hợp nhau ở huyệt tình minh nhánh lên của mạch Đốc theo kinh cân của túc thái dương đến cổ, mặt rồi đến huyệt tình minh. Mạch Dương kiểu chạy theo vùng dương của cơ thể lên mặt và tận cùng ở huyệt tình minh). A. MẠCH ĐỐC 1. Lộ trình đường kinh: - Mạch Đốc bắt nguồn từ Thận, chạy đến huyệt hội âm, chạy tiếp đến huyệt trường cường. Từ đây đường kinh chạy tiếp lên trên dọc theo cột sống đến cổ tại huyệt phong phủ (từ đây đường kinh có nhánh đi sâu vào não), chạy tiếp lên đỉnh đầu đến huyệt bách hội, vòng ra trước trán, xuống mũi, môi trên (huyệt nhân trung) và ngân giao ở nướu răng hàm trên. Từ huyệt phong phủ (ở gáy), có nhánh đi ngược xuống 2 bả vai để nối với kinh cân của túc thái dương Bàng quang, chạy tiếp xuống mông và tận cùng ở bộ sinh dục - tiết niệu. Từ đây (từ huyệt trung cực) xuất phát 2 nhánh: - Nhánh đi lên trên: theo kinh cân Tỳ đến rốn. Tiếp tục đi lên theo mặt sau thành bụng, qua Tâm, xuất hiện trở ra ngoài da ở ngực để nối với kinh cân của Bàng quang ở ngực, chạy tiếp đến cổ, mặt, đi sâu vào đồng tử và chấm dứt ở huyệt tình minh. - Nhánh đi xuống: theo bộ phận sinh dục - tiết niệu đến trực tràng, đến mông (nối với kinh cân Bàng quang tại đây) rồi chạy ngược lên đầu đến tận cùng ở huyệt tình minh (từ đây đi sâu vào não). Lại theo kinh chính Thận đi xuống đến thắt lưng ở huyệt Thận du rồi cho nhánh đi vào Thận. 2. Những mối liên hệ của mạch Đốc: Mạch Đốc nhận tất cả kinh khí từ các đường kinh dương của cơ thể (bể của các kinh dương). Mạch Đốc cùng với tất cả những kinh dương (thái dương, dương minh, thiếu dương) hòa hợp với nhau và tạo thành dương của cơ thể. Mạch Đốc có tác dụng: - Điều chỉnh và phấn chấn dương khí toàn thân. - Duy trì nguyên khí của cơ thể. . TÁM MẠCH KHÁC KINH (KỲ KINH BÁT MẠCH) (Kỳ 5) 3. Triệu chứng khi mạch âm kiểu rối loạn: Triệu chứng chủ yếu xuất hiện khi mạch âm kiểu bị rối loạn là tình. Thận. 2. Những mối liên hệ của mạch Đốc: Mạch Đốc nhận tất cả kinh khí từ các đường kinh dương của cơ thể (bể của các kinh dương). Mạch Đốc cùng với tất cả những kinh dương (thái dương, dương. chọn huyệt thân mạch là nơi mà mạch Dương kiểu đi qua, hoặc huyệt chiếu hải là nơi mà mạch âm kiểu đi qua; ở người đàn ông thì ta chọn mạch Dương kiểu, ở người đàn bà thì ta chọn mạch âm kiểu”.

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan