TÁM MẠCH KHÁC KINH (KỲ KINH BÁT MẠCH) (Kỳ 2) doc

5 390 7
TÁM MẠCH KHÁC KINH (KỲ KINH BÁT MẠCH) (Kỳ 2) doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÁM MẠCH KHÁC KINH (KỲ KINH BÁT MẠCH) (Kỳ 2) C. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG KỲ KINH BÁT MẠCH Những mạch khác kinh có quan hệ chặt chẽ với những kinh chính. Người xưa đã ví kinh chính như sông, mạch khác kinh như hồ. Sự quan hệ này được thể hiện ở bát mạch giao hội huyệt. Trong bệnh lý rối loạn của mạch khác kinh, phương pháp chọn huyệt như sau: - Chọn giao hội huyệt của mạch bị bệnh. - Kế tiếp là những huyệt điều trị triệu chứng. - Cuối cùng là huyệt giao hội của mạch khác kinh có quan hệ chủ - khách với mạch bị bệnh. Do phương pháp sử dụng trên nên kỳ kinh bát mạch được khảo sát theo 4 hệ thống chủ khách. - Hệ thống 1: âm - âm: mạch Xung với mạch âm duy. - Hệ thống 2: âm - âm: mạch Nhâm với mạch âm kiểu. - Hệ thống 3: dương - dương: mạch Đốc với mạch Dương kiểu. - Hệ thống 4: dương - dương: mạch Đới với mạch Dương duy. Chúng tôi không đề cập trong bài này phương pháp sử dụng bát mạch giao hội huyệt theo Linh quy bát pháp. Phương pháp sử dụng huyệt theo thời gian “mở” của những huyệt khóa này sẽ được trình bày trong phương pháp châm theo Linh quy bát pháp. II. HỆ THỐNG MẠCH XUNG, MẠCH ÂM DUY Lộ trình của mạch Xung sử dụng những huyệt của kinh Thận, lộ trình của mạch âm duy sử dụng những huyệt của kinh Tỳ và kinh Can. Lộ trình của chúng đi theo những kinh âm chính và nối với mạch Nhâm tại huyệt liêm tuyền. A. MẠCH XUNG 1. Lộ trình đường kinh: Mạch Xung khởi nguồn từ Thận. Từ Thận, mạch Xung chạy xuống dưới đến huyệt hội âm của mạch Nhâm. Từ đây, mạch Xung chia làm 2 nhánh: - Nhánh sau: chạy đến mặt trong của cột sống. - Nhánh trước: theo mạch Nhâm đến huyệt quan nguyên. Từ đây đến nối với huyệt hoành cốt (ngang trung cực, cách 1/2 thốn), chạy dọc theo kinh Thận đoạn ở bụng đến huyệt u môn (ngang cự khuyết, cách 1/2 thốn). Trên đoạn ở bụng này, mạch Xung có những nhánh nhỏ nối với kinh cân ở trường vị. Đường kinh chạy tiếp tục lên trên theo kinh Thận đến huyệt du phủ. Trên đoạn đường ở ngực, mạch Xung lại cũng cho nhiều nhánh nối với các khoảng liên sườn. Đường kinh chạy tiếp tục lên hầu họng và nối với huyệt liêm tuyền của mạch Nhâm và sau đó lên mặt, vòng quanh môi. Từ huyệt hoành cốt có nhánh đi xuống theo mặt trong đùi để đi chung với kinh Thận (sách Linh khu, Thiên Động du) đến bắp chân, mắt cá trong. Trên đoạn này, mạch Xung có nhiều nhánh đến những vùng của chi dưới nhằm làm “ấm cho chân và cẳng chân”. Cũng từ huyệt Hoành cốt, có 1 nhánh khác đến huyệt khí xung của kinh Vị, sau đó tiếp tục đi chéo xuống mặt sau cẳng chân và chấm dứt ở ngón chân cái. Thiên 62 sách Linh khu có ghi “ Khi xuống dưới chân, nó có 1 chi biệt đi lệch vào bên trong mắt cá, xuất ra trên mu bàn chân, nhập vào trong khoảng ngón chân cái, rót vào các lạc mạch, nhằm làm ấm cho chân và cẳng chân”. 2. Những mối liên hệ của mạch Xung: - Liên hệ với kinh chính Thận: ở đoạn bụng ngực, mạch Xung mượn những huyệt của kinh Thận (hoành cốt, u môn, du phủ). - Liên hệ với mạch Nhâm: mạch Xung có những nhánh đến nối với mạch Nhâm ở mặt tại huyệt liêm tuyền và thừa tương, đến vùng bụng dưới nối với huyệt quan nguyên, âm giao. - Liên hệ với kinh chính Vị: tại huyệt khí xung để từ đó chạy tiếp xuống mặt trong cẳng chân. - Liên hệ với mạch âm duy trong mối quan hệ chủ khách. 3. Triệu chứng khi mạch Xung rối loạn: Một cách tổng quát, dựa vào lộ trình đường kinh, chúng ta có thể thấy những biểu hiện sau: a. Do rối loạn nhánh ở bụng: - Đau vùng thắt lưng, cảm giác hơi bốc từ bụng dưới. - Đau tức bụng dưới, ói mửa sau khi ăn. - Ở phụ nữ: + Ngứa âm hộ, đau sưng âm hộ. + Kinh kéo dài, sa tử cung, thống kinh. + Co thắt âm hộ, huyết trắng, hiếm muộn. - Ở đàn ông: + Sưng đau dương vật, tinh hoàn; viêm niệu đạo. + Liệt dương, di tinh. b. Do rối loạn nhánh ngực và mặt: - Đau vùng trước tim. - Khó thở kèm cảm giác hơi bốc ngược lên. - Khô họng, nói khó. Theo sách Châm cứu đại thành (quyển 5): “Những triệu chứng khi mạch Xung có bệnh: tức ngực, đau thượng vị, ói mửa sau khi ăn, hơi dồn ở ngực, đau hạ sườn, đau quanh rốn, bệnh ở trường vị do phong kèm sốt, ớn lạnh và đau vùng tim. Ở phụ nữ, bệnh phụ khoa, sót nhau, rong kinh”. . TÁM MẠCH KHÁC KINH (KỲ KINH BÁT MẠCH) (Kỳ 2) C. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG KỲ KINH BÁT MẠCH Những mạch khác kinh có quan hệ chặt chẽ với những kinh chính. Người xưa đã ví kinh chính. của mạch khác kinh có quan hệ chủ - khách với mạch bị bệnh. Do phương pháp sử dụng trên nên kỳ kinh bát mạch được khảo sát theo 4 hệ thống chủ khách. - Hệ thống 1: âm - âm: mạch Xung với mạch. sông, mạch khác kinh như hồ. Sự quan hệ này được thể hiện ở bát mạch giao hội huyệt. Trong bệnh lý rối loạn của mạch khác kinh, phương pháp chọn huyệt như sau: - Chọn giao hội huyệt của mạch

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan