TÁM MẠCH KHÁC KINH (KỲ KINH BÁT MẠCH) (Kỳ 1) pot

5 811 11
TÁM MẠCH KHÁC KINH (KỲ KINH BÁT MẠCH) (Kỳ 1) pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÁM MẠCH KHÁC KINH (KỲ KINH BÁT MẠCH) (Kỳ 1) I. ĐẠI CƯƠNG Tám mạch khác kinh (Kỳ kinh bát mạch) bao gồm các mạch: − Mạch Xung − Mạch âm kiểu − Mạch Đới − Mạch Dương kiểu − Mạch Đốc − Mạch âm duy − Mạch Nhâm − Mạch Dương duy Những mạch khác kinh có nhiệm vụ liên lạc và điều hòa sự thịnh suy của khí huyết trong 12 kinh chính để đảm bảo sự cân bằng của cơ thể. Những nhà châm cứu xưa đã xem “những đường kinh như là sông, những mạch khác kinh như là hồ”. Một cách tổng quát như sau: - Các mạch Nhâm, Đốc, Xung, Đới: chức năng sinh đẻ. - Mạch Dương kiểu, âm kiểu: chức năng vận động. - Mạch Dương duy, âm duy: chức năng cân bằng. A. Ý NGHĨA CỦA NHỮNG TÊN GỌI - Đốc có nghĩa là chỉ huy, cai trị. Mạch Đốc có lộ trình chạy theo đường giữa sau thân và quản lý tất cả các kinh dương của cơ thể, vì thế còn có tên “bể của các kinh dương”. - Nhâm có nghĩa là trách nhiệm, có chức năng hướng dẫn. Mạch Nhâm chạy theo đường giữa trước thân và quản lý tất cả các kinh âm, vì thế còn có tên “bể của các kinh âm”. - Xung có nghĩa là nơi tập trung, giao lộ. Mạch Xung nối những huyệt của kinh Thận ở bụng và ngực. - Kiểu có nghĩa là thăng bằng, linh hoạt. Đây cũng là tên gọi khác kinh cho mắt cá chân của các vũ công. Hai mạch Kiểu đều bắt nguồn từ mắt cá chân, có nhiệm vụ chỉ đạo các vận động của cơ thể, đến chấm dứt ở khóe mắt trong để duy trì hoạt động của mí mắt. - Duy có nghĩa là nối liền. Mạch âm duy có lộ trình ở phần âm của cơ thể và nối các kinh âm với nhau. Mạch Dương duy có lộ trình ở phần dương của cơ thể và nối các kinh dương với nhau. - Đới có nghĩa là đai. Mạch đới chạy vòng quanh thân, bên dưới các sườn và bọc lấy những đường kinh chính như bó lúa (ngoại trừ kinh Can và kinh Bàng quang). B. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA 8 MẠCH KHÁC KINH 1. Những mạch khác kinh tạo thành 4 hệ thống, bao gồm: - Hai hệ thống mạch âm - âm. - Hai hệ thống mạch dương - dương. Có nghĩa là 4 hệ thống liên lạc được gọi “hệ thống chủ - khách”. - Hệ thống 1: mạch Xung (âm) với mạch âm duy (âm). - Hệ thống 2: mạch Nhâm (âm) với mạch âm kiểu (âm). - Hệ thống 3: mạch Đốc (dương) với mạch Dương kiểu (dương). - Hệ thống 4: mạch Đới (dương) với mạch Dương duy (dương). 2. Những mạch khác kinh không có lộ trình đi sâu vào các tạng phủ, ngoại trừ có một số mạch đi vào phủ khác thường (mạch Đốc, Xung, Nhâm đi từ dạ con (nữ tử bào; mạch Đốc vào não tủy). Mạch khác kinh là những đường dẫn tinh khí của Thận lên đầu. 3. Trừ mạch Đới đi vòng quanh lưng, 7 mạch còn lại đều đi từ dưới lên và tất cả đều bắt nguồn từ Thận - Bàng quang. - Thiên Động du, sách Linh khu có đoạn: “Xung mạch là biển của 12 kinh, cùng với đại lạc của kinh túc thiếu âm, khởi lên từ bên dưới Thận (khởi vu Thận hạ) ”. - Thiên Bản du, sách Linh khu có đoạn: “Mạch Nhâm và Đốc bắt nguồn từ Thận và thông với âm dương của trời đất”. - Những mạch âm kiểu, Dương kiểu, âm duy và Dương duy xuất phát tuần tự từ những huyệt chiếu hải, thân mạch, trúc tân, kim môn thuộc hệ thống Thận - Bàng quang. 4. Những mạch khác kinh không gắn với ngũ hành, không có quan hệ biểu lý như kinh chính. 5. Chỉ có 2 mạch Nhâm và Đốc có huyệt riêng, các mạch còn lại đều mượn huyệt của các đường kinh chính khi nó đi qua. . TÁM MẠCH KHÁC KINH (KỲ KINH BÁT MẠCH) (Kỳ 1) I. ĐẠI CƯƠNG Tám mạch khác kinh (Kỳ kinh bát mạch) bao gồm các mạch: − Mạch Xung − Mạch âm kiểu − Mạch Đới − Mạch Dương kiểu − Mạch. đường kinh chính như bó lúa (ngoại trừ kinh Can và kinh Bàng quang). B. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA 8 MẠCH KHÁC KINH 1. Những mạch khác kinh tạo thành 4 hệ thống, bao gồm: - Hai hệ thống mạch âm. có một số mạch đi vào phủ khác thường (mạch Đốc, Xung, Nhâm đi từ dạ con (nữ tử bào; mạch Đốc vào não tủy). Mạch khác kinh là những đường dẫn tinh khí của Thận lên đầu. 3. Trừ mạch Đới đi

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan