LỘ TRÌNH VÀ HỘI CHỨNG BỆNH CỦA 12 KINH CHÍNH (Kỳ 1) pps

5 581 2
LỘ TRÌNH VÀ HỘI CHỨNG BỆNH CỦA 12 KINH CHÍNH (Kỳ 1) pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

LỘ TRÌNH VÀ HỘI CHỨNG BỆNH CỦA 12 KINH CHÍNH (Kỳ 1) I. ĐẠI CƯƠNG Mười hai kinh chính là phần chính của học thuyết Kinh lạc, gồm: - Ba kinh âm ở tay: + Kinh thủ thái âm Phế + Kinh thủ thiếu âm Tâm + Kinh thủ quyết âm Tâm bào. - Ba kinh dương ở tay: + Kinh thủ dương minh Đại trường + Kinh thủ thiếu dương Tam tiêu + Kinh thủ thái dương Tiểu trường. - Ba kinh âm ở chân: + Kinh túc thái âm Tỳ + Kinh túc quyết âm Can + Kinh túc thiếu âm Thận. - Ba kinh dương ở chân: + Kinh túc thái dương Bàng quang + Kinh túc thiếu dương Đởm + Kinh túc dương minh Vị. Mỗi kinh chính đều có vùng phân bố nhất định ở mặt ngoài của thân thể và tạng phủ bên trong. Vì vậy, mỗi kinh đều bao gồm một lộ trình bên ngoài và một lộ trình bên trong. Mỗi kinh đều có sự liên lạc giữa tạng và phủ có quan hệ biểu (ngoài nông) - lý (trong sâu), cho nên mỗi đường kinh đều có những phân nhánh để nối liền với kinh có quan hệ biểu lý với nó (ví dụ nối giữa phế và đại trường, giữa can và đởm II. CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA ĐƯỜNG KINH Về chức năng, kinh mạch là nơi tuần hoàn của khí huyết đi nuôi dưỡng toàn thân để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể, làm trơn khớp, nhuận gân xương (Linh khu - Bản tạng luận). “Kinh mạch giả, sở dĩ hành huyết khí nhi dinh âm dương, nhu cân cốt, lợi quan tiết giả dã”. Đồng thời, kinh mạch cũng là con đường mà tà khí bệnh tật theo đó xâm nhập vào trong cũng như là con đường mà bệnh tật dùng để biểu hiện ra ngoài khi công năng của tạng phủ tương ứng bị rối loạn. Tác dụng của 12 kinh chính rất quan trọng. Thiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu: “Tác dụng của kinh mạch một mặt nói lên chức năng sinh lý bình thường, sự thay đổi bệnh lý của cơ thể; mặt khác có thể dựa vào đó để quyết đoán sự sống chết, để chẩn đoán mọi bệnh, còn dùng nó để điều hòa hư thực, làm quy tắc chỉ đạo lâm sàng cho nên kinh mạch không thể không thông được”. “Kinh mạch giả, sở dĩ năng quyết tử sinh, xử bách bệnh, điều hư thực, bất khả bất thông”. III. ĐƯỜNG TUẦN HOÀN CỦA 12 KINH CHÍNH Một cách tổng quát, đường tuần hoàn khí huyết trong 12 kinh chính như sau: - Ba kinh âm ở tay: đi từ bên trong ra bàn tay. - Ba kinh dương ở tay: đi từ bàn tay vào trong và lên đầu. - Ba kinh dương ở chân: đi từ đầu xuống bàn chân. - Ba kinh âm ở chân: đi từ bàn chân lên bụng ngực. Chiều của các đường kinh được xác định dựa vào 2 lý thuyết: Lý thuyết âm thăng (đi lên trên) dương giáng (đi xuống). Lý thuyết con người hòa hợp với vũ trụ: Thiên - Địa - Nhân. Khí huyết vận hành trong kinh mạch, kinh sau tiếp kinh trước và tạo thành một đường tuần hoàn kín đi khắp cơ thể theo sơ đồ dưới đây: . LỘ TRÌNH VÀ HỘI CHỨNG BỆNH CỦA 12 KINH CHÍNH (Kỳ 1) I. ĐẠI CƯƠNG Mười hai kinh chính là phần chính của học thuyết Kinh lạc, gồm: - Ba kinh âm ở tay: + Kinh thủ thái âm Phế + Kinh. định ở mặt ngoài của thân thể và tạng phủ bên trong. Vì vậy, mỗi kinh đều bao gồm một lộ trình bên ngoài và một lộ trình bên trong. Mỗi kinh đều có sự liên lạc giữa tạng và phủ có quan hệ. loạn. Tác dụng của 12 kinh chính rất quan trọng. Thiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu: “Tác dụng của kinh mạch một mặt nói lên chức năng sinh lý bình thường, sự thay đổi bệnh lý của cơ thể; mặt

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan