KỸ THUẬT CHÂM VÀ CỨU (Kỳ 7) doc

5 365 2
KỸ THUẬT CHÂM VÀ CỨU (Kỳ 7) doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KỸ THUẬT CHÂM VÀ CỨU (Kỳ 7) 2. Cứu xoay tròn: Đặt diếu ngải cách da 1 khoảng đủ thấy nóng ấm, rồi từ từ di chuyển điếu ngải theo vòng tròn, từ hẹp tới rộng. Khi người bệnh thấy nóng đều vùng định cứu là được. Thường kéo dài khoảng 20 - 30 phút. Cách cứu này hay dùng để chữa các bệnh ngoài da. 3. Cứu điếu ngải lên xuống (cứu mổ cò): Đưa đầu đ iếu ngải lại gần sát da (người bệnh có cảm giác nóng rát) rồi lại kéo điếu ngải xa ra, làm như thế nhiều lần, thường cứu trong khoảng 2 - 5 phút. Cách cứu này thường dùng cho chứng thực và trong chữa bệnh cho trẻ em. 4. Cứu nóng: Cứu nóng còn gọi là cứu gián tiếp bằng điếu ngải: hơ điếu ngải lên vùng da thông qua một lát gừng, lát tỏi hoặc một nhúm muối trên da. E. CỨU BẰNG MỒI NGẢI Cứu bằng mồi ngải có hai phương pháp khác nhau: cứu trực tiếp và cứu gián tiếp. 1. Cứu trực tiếp: gồm 2 loại. - Cứu bỏng: hiện nay ít được dùng. - Cứu ấm: thường dùng mồi ngải to. Đặt mồi ngải vào huyệt và đốt. Khi mồi ngải cháy được 1/2, người bệnh có cảm giác nóng ấm thì nhấc ra và thay bằng mồi ngải thứ 2, thứ 3 theo y lệnh. Sau khi cứu xong, chỗ cứu thấy ấm và có quầng đỏ. 2. Cứu gián tiếp: Đây là cách cứu có dùng lát gừng, lát tỏi, đặt vào giữa da và mồi ngải, thường được dùng trong cách cứu ấm. Cách cứu này thường dễ gây biến chứng bỏng hơn cách cứu trực tiếp, cần chú ý để phòng tránh. Khi mồi ngải cháy được 2/3 thì thay mồi ngải khác lên mà cứu, cho đến khi da chỗ cứu hồng nhuận lên thì đạt. Hình thức cứu này (theo YHCT) là hình thức phối hợp hai tác dụng điều trị với nhau (tác dụng của châm cứu và tác dụng dược lý của dược vật sử dụng kèm như gừng, tỏi, muối ). Do đó tùy theo bệnh mà chọn loại này hay loại khác để lót mồi ngải. VI. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA CỨU 1. Chỉ định: Các bệnh lý hoặc rối loạn thuộc thể "Hàn" theo Đông y. Thường hay sử dụng trong những trường hợp huyết áp thấp, tiêu chảy kèm ói mửa, tay chân lạnh, các trường hợp đau nhức tăng khi gặp thời tiết lạnh. 2. Chống chỉ định: Các bệnh lý hoặc rối loạn thuộc thể "Nhiệt" của Đông y. Cần đặc biệt chú ý khi cứu những vùng liên quan đến thẩm mỹ, đến hoạt động chức năng như vùng mặt, các vùng gần khớp (sợ làm bỏng sẽ gây sẹo co rút). VI. TAI BIẾN XẢY RA VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG - Bỏng: tổn thương bỏng trong cứu thường nhẹ (độ I hay độ II). - Xử trí: tránh không làm vỡ nốt phồng. - Phòng ngừa: để tay thầy thuốc gần chỗ cứu để biết mức độ nóng. . KỸ THUẬT CHÂM VÀ CỨU (Kỳ 7) 2. Cứu xoay tròn: Đặt diếu ngải cách da 1 khoảng đủ thấy nóng ấm, rồi từ từ di chuyển. da. E. CỨU BẰNG MỒI NGẢI Cứu bằng mồi ngải có hai phương pháp khác nhau: cứu trực tiếp và cứu gián tiếp. 1. Cứu trực tiếp: gồm 2 loại. - Cứu bỏng: hiện nay ít được dùng. - Cứu ấm: thường. 2. Cứu gián tiếp: Đây là cách cứu có dùng lát gừng, lát tỏi, đặt vào giữa da và mồi ngải, thường được dùng trong cách cứu ấm. Cách cứu này thường dễ gây biến chứng bỏng hơn cách cứu trực

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan