Y học Cổ truyền với miễn dịch và khả năng kháng khuẩn (Kỳ 2) ppt

5 220 0
Y học Cổ truyền với miễn dịch và khả năng kháng khuẩn (Kỳ 2) ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Y học Cổ truyền với miễn dịch và khả năng kháng khuẩn (Kỳ 2) Trong nghiên cứu cơ chế thận hư , các tác giả đã chứng minh được thuốc bổ thận có thể điều chỉnh và nâng cao tính phản ứng hệ thống của chất vỏ thượng thận và tuyến yên. Điều này có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn trong việc dùng kích tố nội tiết. Trong những thập kỷ gần đây, kết hợp Trung - Tây y để điều trị các bệnh tự thân miễn dịch ngày càng được phát triển và đã thu được hiệu quả cao. Tại các trung tâm nghiên cứu Y học Cổ truyền của Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, có nhiều tác giả nhận thấy luput ban đỏ, viêm da - cơ, xơ cứng bì đều là chứng hư ở mức độ khác nhau. Sau khi điều trị bằng thuốc phù chính thì hầu hết các bệnh nhân, qua kiểm tra xét nghiệm và lâm sàng, đều thấy các chỉ tiêu miễn dịch được cải thiện, bệnh ổn định. Theo nghiên cứu của Y viện Hiệp Hoà - Bắc Kinh, điều trị bệnh viêm da - cơ cấp tính bằng “thanh doanh giải độc thang gia giảm” và điều trị viêm da - cơ mãn tính bằng “bổ trung ích khí gia giảm” kết hợp với kích tố và điều trị hỗ trợ khác. Trong tổng số 27 bệnh nhân, thấy kết quả tốt 24, không kết quả và tử vong 3 (vì có kết hợp với nham chứng). Những nghiên cứu của các địa phương trên đã chứng minh các vị thuốc bổ ích khí - huyết có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch (nhân sâm, bạch truật, tử hà sa, ngũ gia bì, hà thủ ô ). Theo Lưu Minh Nhuệ(Tạp chí Trung y, 1995), nghiên cứu điều chế thuốc từ hoàng kỳ để điều trị bệnh vẩy nến thể thông thường, dùng hoàng kỳ chế (gồm: hoàng kỳ sắc, cao hoàng kỳ và hoàng kỳ dạng tiêm ) để điều trị 204 bệnh nhân bị bệnh vẩy nến thể thông thường, thấy kết quả : khỏi hoàn toàn 47 (20,6%), khỏi cơ bản 62 (30,4%), tiến triển tốt 94 (44,6%), không kết quả 9 (4,4%). Tổng số bệnh nhân có tỷ lệ tốt là 95,6%. Theo dõi chỉ tiêu miễn dịch trước và sau điều trị “hoàng kỳ chế tễ” thấy ở những bệnh nhân vẩy nến thể thông thường đều có tác dụng tăng cường miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Trong những năm gần đây, hoàng kỳ được dùng làm thuốc bổ khí và còn được dùng trong điều trị bệnh tạo keo ngày càng nhiều ; vì người ta cho rằng, hoàng kỳ có tác dụng kích thích các trung tâm miễn dịch của cơ thể. Tất cả những nghiên cứu trên , một mặt là ứng dụng sự điều tiết miễn dịch của thuốc phù chính - trừ tà; mặt khác là nghiên cứu dược lý học và miễn dịch để phát hiện chuyển hoá limpho bào trên thực nghiệm, thông qua phương pháp kiểm tra trắc nghiệm. Y học Cổ truyền đã nghiên cứu 4 phương thuốc bổ: Bổ khí: “tứ quân tử thang”. Bổ huyết: “tứ vật thang”. Bổ âm: “lục vị địa hoàng hoàn”. Bổ dương: “sâm phụ thang”. Người ta đã chứng minh và kết luận một số bài thuốc trên có khả năng xúc tiến chuyển hóa limpho bào, kích thích phản ứng miễn dịch tế bào và hình thành kháng thể. Thực tiễn lâm sàng đã chứng minh các loại bệnh thuộc hư chứng , dù ở các mức độ khác nhau , đều có suy giảm chức năng miễn dịch rõ rệt. Vì vậy, khi dùng các phương thuốc phù chính để bổ dưỡng đã thu được hiệu qủa nhất định. 2.3.Tác dụng điều tiết miễn dịch của thuốc trừ tà: Theo Y học cổ truyền: Tà thực lấy trừ tà là chủ để điều trị, tức là khu trừ bệnh tà, khôi phục lại sự cân bằng của cơ thể mà đạt hiệu qủa điều trị. Trong những năm gần đây, những công trình nghiên cứu đã phát hiện nhiều loại thuốc trừ tà có khả năng điều chỉnh chức năng miễn dịch của cơ thể. Thuốc trừ tà thường dùng là các nhóm thuốc: Hoạt huyết - hóa ứ; thanh nhiệt - giải độc ; thuốc trừ thấp. Các nghiên cứu cho thấy, đại bộ phận các thuốc hoạt huyết - hóa ứ có tác dụng ức chế phản ứng miễn dịch bệnh lý của cơ thể. Đối với một số bệnh tự thân miễn dịch và phản ứng biến thái thì có hiệu qủa rất tốt. Một số tư liệu đã chứng minh một số thuốc hoạt huyết- hóa ứ có tác dụng tăng cường công năng miễn dịch cơ thể. Những năm trước đây người ta chỉ chú ý đến tính kháng khuẩn, kháng siêu vi khuẩn của thuốc thanh nhiệt - giải độc, thì ngày nay người ta đã phát hiện ra nhiều loại thuốc thanh nhiệt - giải độc có tác dụng tăng cường công năng miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, cũng có một số thuốc thanh nhiệt - giải độc lại có tác dụng ức chế miễn dịch. Ngoài ra nhiều loại thuốc sơ phong - trừ thấp có tác dụng tiêu viêm thoái mẫn. 2.3.1. Tác dụng ức chế miễn dịch của thuốc trừ tà: Trong những năm gần đây, bằng kết hợp Trung - Tây y, các nghiên cứu ứng dụng một số thuốc trừ tà để điều trị bệnh tự thân miễn dịch và bệnh biến thái phản ứng tính trạng thái quá mẫn cảm gây phản ứng quá mẫn đã thu được kết qủa tốt. Y học hiện đại cho rằng: sở dĩ bệnh tự thân miễn dịch và phản ứng biến thái tính bệnh tật là do kích thích của kháng nguyên đã phát sinh phản ứng miễn dịch quá mẫn, gây nên một loạt các biến đổi chức năng trong cơ thể. . Y học Cổ truyền với miễn dịch và khả năng kháng khuẩn (Kỳ 2) Trong nghiên cứu cơ chế thận hư , các tác giả đã chứng minh được thuốc bổ thận có thể điều chỉnh và nâng cao tính. tiêu miễn dịch trước và sau điều trị “hoàng kỳ chế tễ” th y ở những bệnh nhân v y nến thể thông thường đều có tác dụng tăng cường miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Trong những năm gần đ y, . thận và tuyến y n. Điều n y có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn trong việc dùng kích tố nội tiết. Trong những thập kỷ gần đ y, kết hợp Trung - T y y để điều trị các bệnh tự thân miễn dịch ng y càng

Ngày đăng: 06/07/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan