THOÁI HÓA KHỚP XƯƠNG (Kỳ 2) pps

5 299 1
THOÁI HÓA KHỚP XƯƠNG (Kỳ 2) pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THOÁI HÓA KHỚP XƯƠNG (Kỳ 2) B. CƠ CHẾ BỆNH SINH: Những cấu trúc xương, khớp bình thường là sụn, xương dưới sụn, dịch khớp, màng hoạt dịch và bao khớp. Bộ phận chủ yếu của khớp: - Sụn khớp thích ứng hoàn hảo để chịu đựng tải trọng đảm bảo sự trượt lên nhau của 2 diện xương với một hệ số ma sát rất thấp. Hoạt động tốt của khớp dựa trên sự toàn vẹn của những tính chất vật lý, hóa học, cơ học và sự bình thường của các thành phần cấu tạo. Sụn khớp không có mạch máu và không có thần kinh, tuy vậy không phải vì thế mà sụn là một chất trơ. Được cấu tạo bởi 3 thành phần cơ bản gồm: tế bào sụn kèm một số ít nguyên bào xơ và một số chất cơ bản. Tế bào sụn có các chức năng sản xuất ra các thành phần của mô sụn, các sợi tạo keo (collagen) 40 - 50%; mucopolysaccharide và các enzyme. Chất cơ bản: các tế bào sụn và sợi collagen được hình thành trong chất cơ bản, chất cơ bản chủ yếu là các chondromucoprotein, đó là một phức hợp protein, mucopolysaccharide (chondroitine sulfat, kerato sulfat), acid hyaluronic, heparin, và nguyên tố vi lượng, chất cơ bản có đặc tính hút nước rất mạnh, 80% là nước, chondromucoprotein chỉ 20% nhưng đóng vai trò quan trọng vào dinh dưỡng mô sụn (bằng sự thẩm thấu) và tính chất cơ học (sự chịu áp lực) của sụn khớp. Chất cơ bản này được thay đổi với tốc độ nhanh (thoái biến và tái tạo). Như vậy, sụn khớp là một khuôn sụn gồm một mạng lưới 3 chiều gồm sợi collagen nằm trong một lượng lớn proteoglycan tạo thành. - Đĩa đệm cột sống là một sụn khớp đặc biệt gồm 2 thành phần: vòng xơ và nhân nhày. Đĩa đệm nằm giữa hai thân đốt sống. Vòng xơ gồm nhiều lá xơ sụn chạy song song tạo thành những vòng xoắn từ ngoài vào trong. Các lá này đan vào nhau, giữa các lớp có vách ngăn, các vòng xơ đóng vai trò như một giảm xóc, phân lực và hấp thụ lực khi chịu tải và vận động. Nằm giữa đĩa đệm là chất nhày có hình cầu màu trắng, đường kính 1,2 đến 2 cm, có cấu tạo giống như keo đặc và có đặc tính căng phồng rất mạnh, những đặc tính này đã tạo nên khả năng chịu lực và phân phối lực của đĩa đệm. - Khuôn sụn gồm một mạng lưới ba chiều gồm một sợi collagen nằm trong một lượng lớn proteoglycan tạo thành một chất gel rất ưa nước. Tổ chức sụn và đặc biệt là xương chịu đựng được lực nén phụ thuộc hoàn toàn vào sự duy trì tính nguyên vẹn của lưới collagen và nồng độ cao proteoglycan. Thoái hóa khớp là bệnh của toàn bộ các thành phần cấu tạo khớp. Đây là một bệnh phức tạp diễn tiến 2 quá trình song song: - Một là, sụn thoái hóa phá hủy dần sụn khớp phủ trên bề mặt xương, cùng với thay đổi cấu trúc khớp. - Hai là, hiện tượng viêm những tổ chức cận khớp. Sự thoái hóa sụn khớp gây hạn chế vận động. Hiện tượng viêm gây triệu chứng đau – Xung huyết – và Giảm hoạt động khớp. Trong thoái hóa khớp, diễn tiến bệnh có thể phân thành 2 giai đoạn: a. Giai đoạn sớm: khi hiện tượng quân bình của sự thoái hóa và sự tự sửa chữa để tái lập cân bằng trong hoạt động sinh học của khớp còn chưa bị phá vỡ. Giai đoạn này sụn phì đại, tăng phần proteoglycan, hút thêm nước vào tổ chức. Các tế bào sụn tăng tổng hợp collagen proteoglycan và cả các enzyme thoái hóa metalloproteinase (collagen và stromelysine). Cân bằng giữa sản của khuôn và enzyme thoái hóa được duy trì trong sự luân chuyển xảy ra ở mức cao hơn nhiều lần so với bình thường. Đó là những phản ứng của sụn để sửa lại cấu trúc và cũng chỉ là bù trừ tạm thời đưa đến sự tăng tổng hợp Cytokinin (Interleukin) và tăng cả enzyme làm thoái hóa khuôn. Sau đó các tế bào sụn không thể thích ứng kéo dài với tình trạng trên, cuối cùng suy sụp khả năng tự sửa chữa của sụn không còn cân bằng được quá trình thoái hóa. b. Giai đoạn mãn tính: Hiện tượng quân bình của sụn bị phá vỡ thể hiện bằng giảm đồng hóa (giảm tổng hợp collagen và proteoglycan). Song song các sản phẩm liên quan đến sự thoái hóa khuôn sụn được tiếp tục đổ vào dịch khớp. Sụn khớp: proteoglycan giảm về hàm lượng, thay đổi về cấu trúc và suy yếu, về cơ học mỡ đường cho những tổn thương thực thể. Từ đó sức chịu đựng kém đối với cơ học đưa đến sự hủy hoại sụn. . THOÁI HÓA KHỚP XƯƠNG (Kỳ 2) B. CƠ CHẾ BỆNH SINH: Những cấu trúc xương, khớp bình thường là sụn, xương dưới sụn, dịch khớp, màng hoạt dịch và bao khớp. Bộ phận chủ yếu của khớp: -. song: - Một là, sụn thoái hóa phá hủy dần sụn khớp phủ trên bề mặt xương, cùng với thay đổi cấu trúc khớp. - Hai là, hiện tượng viêm những tổ chức cận khớp. Sự thoái hóa sụn khớp gây hạn chế. Xung huyết – và Giảm hoạt động khớp. Trong thoái hóa khớp, diễn tiến bệnh có thể phân thành 2 giai đoạn: a. Giai đoạn sớm: khi hiện tượng quân bình của sự thoái hóa và sự tự sửa chữa để tái

Ngày đăng: 05/07/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan