Quá mẫn tính tử ban (viêm thành mạch dị ứng) (Kỳ 3) pptx

5 271 0
Quá mẫn tính tử ban (viêm thành mạch dị ứng) (Kỳ 3) pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quá mẫn tính tử ban (viêm thành mạch dị ứng) (Kỳ 3) 1.3. Theo Y học Cổ truyền. Theo YHCT, bệnh thường dựa vào tổn thương da, phát sốt, mệt mỏi, đau khớp, mà đặt tên bệnh. Bệnh được mô tả trong các phạm trù: hồng hồ điệp sang, thù du đan, mã nhiếp đan, nhật tây sang, âm - dương độc, huyết phong sang, diện du phong Khi bệnh ảnh hưởng đến nội tạng thì thường thấy thủy thũng, hư tổn, suyễn tức, huyết chứng, quan cách. - Nguyên nhân bệnh là do tiên thiên bẩm thụ bất túc lại nhận cảm phải lục dâm ngoại tà hoặc nhân do tình trí dẫn đến ẩm thực thất tiết, lao thương quá độ dẫn đến âm - dương thất điều, khí - huyết hao hư, vận hành không thông, khí trệ huyết ứ, kinh lạc thụ trở mà luỵ đến ngũ tạng lục phủ, tứ chi bách hạch, cơ phu cân cốt diễn biến nhiều chứng trạng phức tạp. Bệnh diễn biến kéo dài khó khỏi, nhiệt độc vào huyết phận làm thiêu đốt âm huyết, tý trở kinh mạch, thường đến tạng phủ, cân cốt cơ phu. Ngoài ra, còn do dùng thuốc quá mẫn, cảm thụ vi khuẩn bệnh độc, thức ăn quá mẫn. - Trương Trọng Cảnh (trong Kim quĩ yếu lược) đã nêu trong “thời độc âm - dương” trong biện chứng luận trị đã lấy “dương độc vi bệnh” (mặt đỏ nổi ban, đau họng hầu, thường có nùng huyết (mủ máu)) thì trọng dụng “thăng ma miết giáp thang” làm chủ. Nếu “âm độc vi bệnh”( mặt đỏ, toàn thân như bì tượng, hầu họng đau ) thì trọng dụng “thăng ma miết giáp thang” bỏ vị thuốc hùng hoàng. Nếu thế bệnh thuộc loại “âm - dương độc vi bệnh” thì bản chất chính là bệnh thuộc về âm - dương thịnh suy. 2. Biện chứng luận trị: Hiện nay y học hiện đại không có phương pháp nào điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị bằng thuốc kích thích tố và thuốc ức chế miễn dịch nhưng hiệu quả không mỹ mãn mà có nhiều tác dụng phụ. Hiện nay, đa số các tác giả đều thừa nhận điều trị kết hợp giữa Đông y và Tây y trong biện chứng biện bệnh sẽ đạt được hiệu quả tối ưu, giảm được tác dụng phụ đến mức tối đa, giảm lượng thuốc, rút ngắn thời gian sử dụng; ổn định và khống chế được bệnh, giảm thấp được tỷ lệ tái phát, được đại bộ phận bệnh nhân tín nhiệm. 2.1. Thể nhiệt tà tích thịnh . - Triệu chứng: đột nhiên sốt cao liên tục không lui, vùng mặt và da xuất hiện ban đỏ (hồng ban) hoặc ban đỏ phù nề , thậm chí mọng to ứ huyết (ra ánh sáng thì bệnh nặng lên hoặc tái phát), toàn thân vô lực, cơ nhục khớp xương đau nhức, phiền táo bất miên, tinh thần mệt mỏi hoặc thần hôn, loạn ngôn hay co giật, đại tiện táo kết, tiểu tiện ngắn đỏ; miệng khát, thích uống nước mát; mắt đỏ, môi đỏ; có thể thấy thổ huyết, nục huyết, tiện huyết, xuất huyết hoặc mồm và lưỡi sinh mụn, hầu họng sưng đau; lưỡi đỏ tía hoặc giáng đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn hoặc vàng khô hoặc là vàng trắng xen kẽ, nhờn hoặc xám bóng; mạch huyền, sác. - Pháp điều trị: thanh nhiệt - giải độc, lương huyết dưỡng âm - hoá ứ tiêu ban. - Phương thuốc: “thanh ôn bại độc ẩm” gia giảm: Sinh thạch cao (sắc trước) 60g Tri mẫu Hoàng liên 15g Thuỷ ngưu giác 30g Hoàng cầm 15g Chi tử 15g Liên kiều 15g Huyền sâm 15g Sinh địa 20g Đan bì 20g Xích thược 20g Đương qui 20g Trúc diệp 10g Cát cánh 10g. Cam thảo 10g - Gia giảm: . Nếu đại tiện táo kết thì gia thêm đại hoàng 10g (sắc sau). . Nếu sốt cao không lui hoặc thấy thần chí bất minh thì gia thêm linh dương giác 0,3 - 0,5g (xung phục). . Sốt hư nhiệt (kỳ nhiệt) thì gia thêm: ngân sài hồ, địa cốt bì mỗi thứ đều 15g. . Nếu ban xuất huyết nhiều thì gia thêm: bạch mao căn, tử thảo mỗi thứ đều 20g. . Nếu thấp nhiệt rõ, rêu lưỡi dày nhờn thì gia thêm : thương truật, thạch xương bồ mỗi thứ đều 10g và bỏ đi: sinh địa, huyền sâm, chi mẫu. . Quá mẫn tính tử ban (viêm thành mạch dị ứng) (Kỳ 3) 1.3. Theo Y học Cổ truyền. Theo YHCT, bệnh thường dựa vào tổn thương. làm thiêu đốt âm huyết, tý trở kinh mạch, thường đến tạng phủ, cân cốt cơ phu. Ngoài ra, còn do dùng thuốc quá mẫn, cảm thụ vi khuẩn bệnh độc, thức ăn quá mẫn. - Trương Trọng Cảnh (trong Kim. . - Triệu chứng: đột nhiên sốt cao liên tục không lui, vùng mặt và da xuất hiện ban đỏ (hồng ban) hoặc ban đỏ phù nề , thậm chí mọng to ứ huyết (ra ánh sáng thì bệnh nặng lên hoặc tái phát),

Ngày đăng: 05/07/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan