ĐẠI CƯƠNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO (Kỳ 7) docx

5 340 0
ĐẠI CƯƠNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO (Kỳ 7) docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐẠI CƯƠNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO (Kỳ 7) (2) Điều trị bằng châm cứu: - Phương pháp đầu châm vùng vận động (nếu chỉ có liệt) và vùng cảm giác (nếu có kèm rối loạn cảm giác) bên đối diện. Châm nghiêng kim (30 o ), vê kim # 200 lần/phút, liên tục trong 1 - 2 phút. Lưu kim 5 - 10 phút. Thông thường châm 1 lần/ngày. Châm 10 ngày liên tục thành 1 liệu trình. Nghỉ 3 - 5 ngày có thể bắt đầu liệu trình thứ 2. Phương pháp này thường được sử dụng sớm trong khoảng thời gian 6 tháng kể từ khi bị tai biến (thường không quá 1 năm). - Phương pháp thể châm: Thường sử dụng những huyệt trên các kinh Dương minh của tay và chân bên liệt, phối hợp với huyệt kinh điển phục hồi liệt như Dương lăng tuyền. Thay đổi huyệt mỗi ngày. Thường phối hợp với điện châm. Cần chú ý sử dụng dòng điện (tốt nhất là dòng điện một chiều đều) và thông điện thích hợp. Thời gian của mỗi lần điều trị cần dựa vào sự tiếp thu kích thích của từng người bệnh, trong từng bệnh, từng lúc, đối với từng loại dòng điện mà quyết định. Nói chung, cần theo dõi, đánh giá tình trạng bệnh nhân sau khi châm lần thứ nhất. * Nếu bệnh nhân không có mệt mỏi, mất ngủ … → Duy trì thời gian kích thích. * Nếu bệnh nhân thấy mệt mỏi, mất ngủ … → Tổng lượng kích thích quá mạnh, cần giảm thời gian kích thích. Trung bình ngày châm 1 lần hay cách ngày châm 1 lần: từ 10 - 15 lần điện châm là 1 liệu trình, nghỉ độ 10 - 15 ngày rồi tiếp tục tùy theo yêu cầu của chữa bệnh. (3) Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng: Cần thực hiện tuần tự những bước sau: a. Đánh giá tình trạng chung của bệnh nhân, bao gồm: - Ấn tượng tổng quát về bệnh nhân: trẻ tuổi hay lớn tuổi ? Mức độ hợp tác ? Tình trạng tinh thần (tích cực, tiêu cực) ?. - Tình trạng sức khỏe ? Tình trạng bệnh tật đi kèm ? Mức độ ? - Bệnh nhân có thể làm được gì khi ngồi, khi đứng ? Thăng bằng ? - Bệnh nhân không làm được gì ? - Xác định rõ tình trạng cơ lực: cần lượng giá mức độ vận động của từng bộ phận cụ thể (tay, cánh tay, cẳng tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay …) với từng loại động tác khác nhau và ở các tư thế nằm, ngồi, đứng khác nhau. - Lượng giá khả năng thăng bằng của bệnh nhân ? ở tư thế ngồi ? tư thế đứng ? khi đi ?. - Lượng giá về cảm giác của bệnh nhân. b. Xác định cụ thể chiến lược luyện tập cho người bệnh: - Xác định mục đích đầu tiên của PHCN trên người bệnh là gì ? - Những chức năng nào cần phải tập cho bệnh nhân trong giai đoạn đầu tiên ? Giai đoạn kế tiếp ? c. Phương pháp thực hiện: - Giai đoạn đầu: Rất quan trọng. + Bố trí giường bệnh: * Không đặt bệnh nhân nằm với bên liệt sát tường. * Tất cả vật dụng trong phòng đều ở phía bên liệt. * Người chăm sóc và tập luyện cho bệnh nhân chỉ đến phía bên liệt. + Tư thế bệnh nhân khi nằm trên giường: * Nằm nghiêng về bên liệt: . Đầu bệnh nhân có gối đỡ chắc chắn, cổ hơi gập, không để đầu bị đẩy ra sau. . Thân mình ở tư thế ½ ngửa, có gối đỡ phía lưng. . Tay liệt: khớp vai, xương bả vai được kéo ra trước tạo với thân một góc 90 o , khuỷu duỗi, cẳng tay xoay ngửa, cổ tay gấp về phía sau, ngón tay duỗi dạng. . Tay lành ở vị trí thoải mái trên mình hoặc để trên gối sau lưng. . Chân liệt: khớp háng duỗi, gối hơi gấp. . Chân lành: khớp háng và gối gấp (tựa trên 1 gối đỡ ngang với thân). * Nằm nghiêng về bên lành: . Đầu bệnh nhân: như trên. . Thân mình nằm vuông góc với mặt giường, có gối đỡ sau lưng. . Tay liệt có gối đỡ ở mức ngang với thân, ở tư thế duỗi, tạo với thân một góc # 100 o . . Tay lành ở tư thế mà bệnh nhân thấy thoải mái. . Chân liệt có gối đỡ ở ngang mức với thân, khớp háng và khớp gối gấp. . Chân lành: khớp háng duỗi, khớp gối hơi gấp. . ĐẠI CƯƠNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO (Kỳ 7) (2) Điều trị bằng châm cứu: - Phương pháp đầu châm vùng vận động (nếu. trình thứ 2. Phương pháp này thường được sử dụng sớm trong khoảng thời gian 6 tháng kể từ khi bị tai biến (thường không quá 1 năm). - Phương pháp thể châm: Thường sử dụng những huyệt trên các kinh

Ngày đăng: 05/07/2014, 21:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan