Nói chuyện với bé 4 5 tuổi pot

5 295 0
Nói chuyện với bé 4 5 tuổi pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nói chuyện với bé 4 - 5 tuổi Trẻ em tiếp thu được rất nhiều kiến thức qua những thông tin trao đổi hàng ngày với bạn bè, người lớn và thế giới xung quanh. Khi lên 4 hoặc 5 tuổi, nhiều bé đã đi mẫu giáo hoặc tham gia các chương trình phù hợp. Ở đó, khả năng ngôn ngữ của trẻ được hình thành. Nên trò chuyện với trẻ như thế nào? Trong những cuộc nói chuyện nghiêm túc cũng như vui đùa, càng có nhiều đối thoại thì trẻ càng học được nhiều điều. Cùng bé đọc sách, ca hát, chơi những đố chữ và đơn giản nhất là nói chuyện với con, bạn đã giúp trẻ làm giàu vốn từ ngữ và tạo cơ hội để bé phát triển kỹ năng nghe. Dưới đây là một vài phương pháp phát triển kỹ năng đối thoại của con bạn:  Khuyến khích trẻ đọc sách bằng cách chọn những câu chuyện thật đơn giản nhưng phản ánh về cuộc sống gia đình, về văn hoá hay cộng đồng nơi bạn sinh sống.  Để các loại sách, tạp chí và những tài liệu khác ở nơi mà trẻ có thể tự lấy.  Giúp trẻ thực hiện bộ sưu tập riêng như “Tôi” hoặc “Gia Đình Chúng Tôi” bằng hình ảnh hay những vật lưu niệm .  Bàn luận về những chương trình truyền hình, phim ảnh bạn cùng xem với trẻ hoặc những câu chuyện cả hai cùng đọc. Từ vựng và những mẫu câu giao tiếp tiêu biểu : Khi vốn từ của trẻ đạt được đến một mức độ nào đó thì khả năng đàm thoại của chúng phát triển hơn, chúng giao tiếp khéo léo hơn. Một đứa trẻ lên 4 hoặc 5 có thể diễn tả những hành động phức tạp và hăng hái kể về những điều xảy ra với nó. Trẻ không những tự mình xây dựng cốt truyện mà còn có thể thuật lại những câu chuyện nó đã nghe người khác kể. Ở tuổi này trẻ nhận thức con số và chữ viết là biểu tượng của sự vật và ý tưởng vì vậy trẻ cố gắng sử dụng để kể chuyện hoặc truyền đạt thông tin. Lúc này trẻ nói được câu tương đối dài (khoảng 8 từ) và vốn từ của nó khoảng 1000 đến 2000. Phần lớn trẻ em độ tuổi này nói chuyện rất đơn giản và dễ hiểu, dù còn mắc phải một số lỗi liên quan tới quá trình phát triển về phát âm và nói lắp (thường xảy ra ở các bé trai). Những đứa trẻ ở lứa tuổi trước khi đến trường cũng đã có khả năng thảo luận, phê bình, và biết đưa yêu cầu cũng như hướng dẫn. Chúng nhận định rõ tên, giới tính và cả thông tin cá nhân của những thành viên trong gia đình. Chúng hay ngồi nghĩ ra những câu chuyện hết sức trẻ con và vẩn vơ nói chuyện thì thầm một mình. Phải làm gì nếu nghi ngờ trẻ có vấn đề? Nếu bạn nghi ngờ con bạn đang có vấn đề về thính giác, khả năng tiếp thu ngôn ngữ, hay diễn đạt không rõ ràng, hãy đến gặp bác sĩ. Xét nghiệm thính giác là một trong những bước đầu tiên để xác định con bạn có vấn đề về thính giác hay không. Nếu bác sĩ nghi ngờ có sự trục trặc hay chậm trễ về khả năng giao tiếp của trẻ thì lúc đó việc đánh giá về khả năng tiếp thu ngôn ngữ là cần thiết. Nếu trẻ còn tỏ ra chậm phát triển những khả năng khác, nên hỏi bác sĩ khoa nhi hay các nhà tâm lý chuyên về sự phát triển trẻ em. Những vấn đề giao tiếp trẻ thường mắc phải:  Gặp khó khăn về thính giác.  Tiếp thu chậm và làm theo chỉ dẫn của người khác rất khó.  Khả năng diễn đạt ý nghĩ còn thấp.  Vốn từ nghèo nàn.  Những khó khăn trong việc học các khái niệm cho lứa tuổi trước khi đến trường như màu sắc, phép tính, đếm.  Nói lắp.  Những khó khăn về văn phạm và cú pháp.  Nói không rõ. Khi bước sang giai đoạn phát triển tiếp theo, phần lớn trẻ em không phải đối mặt với những khó khăn như trên, chỉ một số ít là cần điều trị chuyên sâu. Những chuyên gia y khoa, nghiên cứu về bệnh, nhà trị liệu về khả năng phát âm hay bác sĩ có thể giúp trẻ vượt qua những trở ngại về giao tiếp này. . Nói chuyện với bé 4 - 5 tuổi Trẻ em tiếp thu được rất nhiều kiến thức qua những thông tin trao đổi hàng ngày với bạn bè, người lớn và thế giới xung quanh. Khi lên 4 hoặc 5 tuổi, . độ tuổi này nói chuyện rất đơn giản và dễ hiểu, dù còn mắc phải một số lỗi liên quan tới quá trình phát triển về phát âm và nói lắp (thường xảy ra ở các bé trai). Những đứa trẻ ở lứa tuổi. càng học được nhiều điều. Cùng bé đọc sách, ca hát, chơi những đố chữ và đơn giản nhất là nói chuyện với con, bạn đã giúp trẻ làm giàu vốn từ ngữ và tạo cơ hội để bé phát triển kỹ năng nghe. Dưới

Ngày đăng: 05/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan