Nha van Ng Quang Sang

3 307 4
Nha van Ng Quang Sang

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng: Hồi nhỏ tui rất dốt văn Nhà văn Nguyễn Quang Sáng từ lâu đã quen thuộc với giới học trò. Học sinh cấp 2 được học tác phẩm Chiếc lược ngà, học sinh cấp 3 học Quán rượu người câm cùng những truyện ngắn trong phần đọc thêm như: Con gà trống, Tiếng chày giã gạo… Có nhiều tác phẩm trong SGK, biên kịch nhiều bộ phim nổi tiếng như: Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng… thế nhưng ít người biết rằng nhà văn Nguyễn Quang Sáng- như ông tự nhận- là hồi nhỏ rất dốt môn văn! * “Thằng Sáng mà cũng viết được văn, kỳ vậy ta!” Trong tưởng tượng của nhiều người, nhà văn ắt hẳn phải là người văn hay chữ tốt. Cứ theo hệ qui chiếu ấy mà xét thì nhà văn Nguyễn Quang Sáng phải là người có năng khiếu bẩm sinh và học cực kỳ giỏi môn văn. Cũng như nhiều người đã nghĩ như vậy, tôi đem câu hỏi này hỏi tác giả của nhiều tác phẩm trong SGK mà mình đã được học. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng lập tức phủ nhận: “Đâu có, đâu có. Nói cho trung thực hồi nhỏ tui học dốt môn văn lắm. Tui còn nhớ một bài làm văn của mình chỉ được 0,5/20 điểm. Tui dốt văn không phải do thầy dạy dở mà do mình không chú tâm học thôi. Nhưng bù lại tui giỏi các môn tự nhiên, đặc biệt là môn toán nên vẫn lên lớp đều đều”. Sau này, nhiều bạn bè học cũ biết ông Nguyễn Quang Sáng thành nhà văn, có người đã ngạc nhiên thốt lên: “Thằng Sáng mà cũng viết được văn, kỳ vậy ta!”. Chính bản thân nhà văn Nguyễn Quang Sáng cũng không nghĩ mình sẽ cầm bút làm công việc sáng tạo nhọc nhằn này. Vậy ông Nguyễn Quang Sáng thành nhà văn là do đâu? Ông trả lời thật đơn giản: “Chính cuộc sống thôi thúc mình cầm bút viết cái gì đó cho đỡ buồn phiền”. Những gì Nguyễn Quang Sáng nhìn thấy trong cuộc sống được ông chuyển tải thông qua trí tưởng tượng của mình thành tác phẩm. Nhưng ông cũng nói thêm, nhà văn khác với người thường là nhờ bản năng trong người. Ông ví dụ: “Cũng chứng kiến một sự việc như bao người khác nhưng anh nhà văn lại bị thôi thúc bởi bản năng trong người mà cầm bút”. Từ đó ông nói đến chuyện học giỏi văn không liên hệ gì hết đến danh phận nhà văn. Như trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã kể bối cảnh ra đời: “Ngày 1/1/1966, từ Hà Nội, tôi cùng với một số văn nghệ sĩ và một đoàn khoảng 40 người vượt Trường Sơn về chiến trường miền Nam. Tất cả mang dép cao su, ngày đi đêm nghỉ, đói và sốt rét, gần 4 tháng thì về đến căn cứ của Trung ương cục, được gọi là R. Cũng trong năm 1966, bắt đầu mùa nước nổi, tôi xuống chiến trường đồng nước Tháp Mười. Đến đồng bằng, người giao liên đầu tiên mà tôi gặp được là một cô gái khoảng 17, 18 tuổi tên Thu. Cô giao liên đưa tôi xuống chiến trường Nhà văn Nguyễn Quang Sáng vào một đêm tối trời bằng xuống máy đuôi tôm xuôi theo dòng sông Vàm Cỏ Đông. Trên chiếc xuống đầy lá ngụy trang, có nhiều giề lục bình. Thấy lạ tôi hỏi cô giao liên, cô trả lời lục bình cũng là lá ngụy trang. Tôi nhớ thời kháng Pháp chỉ cần ngụy trang vào ban ngày, ban đêm đâu cần. Nhưng nhờ cô giao liên, tôi mới hiểu thêm thời này ngay cả ban đêm cũng cần vỏ bọc vì trực thăng địch rình suốt. Sau chuyến đi này tôi hình thành câu chuyện Chiếc lược ngà. Khi tôi về chiến trường miền Nam, tôi như người vừa rời khỏi ghế nhà trường bắt đầu bước vào đời, cuộc đời của chiến tranh, nên mọi thứ xung quanh như rải màu lên trang giấy trắng của tâm hồn tôi. Lúc viết Chiếc lược ngà, tôi viết một mạch trong buổi sáng trên căn chòi cạnh sông, kê giấy lên đầu gối mà viết. Tất nhiên, câu chuyện tôi đã kết hợp hình ảnh cô Thu giao liên và cảnh sum họp rồi chia ly của những gia đình mà tôi từng biết. Có thể nói trong Chiếc lược ngà với tôi có hai câu chuyện. Hai chuyện này chẳng liên quan gì đến nhau nhưng thông qua trí tưởng tượng tôi xâu chuổi lại thành một câu chuyện". Như vậy, quyết định thành nhà văn hay không quan trọng nhất là trí tưởng tượng và cuối cùng là hành động viết, vì không viết sao thành tác phẩm được dù nhiều người mơ mộng, tưởng tượng còn hơn tôi”. Từ chuyện sáng tác, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đề cập đến vấn đề dạy văn trong nhà trường thông qua việc học của con cháu mình. * “Vặn” lại giáo viên dạy văn Nhà văn Nguyễn Quang Sáng tiết lộ đạo diễn Nguyễn Quang Dũng – con trai ông làm biên kịch, viết báo … cũng đều do tự học chứ không hề nhờ vả ông kiềm cặp hay học bất cứ trường lớp viết lách nào. Thời Nguyễn Quang Dũng cũng như nhiều con cháu khác của ông học phổ thông, các thầy cô biết phụ huynh Nguyễn Quang Sáng là nhà văn có tác phẩm trong SGK nên thường mời ông lên nhà trường “mắng vốn”. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng kể chuyện vui: “Nhiều lần nhà trường mời tui lên họp, tôi bị cô giáo chủ nhiệm và cô giáo dạy văn than phiền, đại ý: ông là nhà văn mà con ông học văn dở ẹc! “Mắng vốn” như vậy một vài lần thì được, đằng này nhiều lần quá nên tui bực mình hỏi vặn lại: Cháu nó viết bài theo ý nó hay theo ý cô? Theo ý cô thì giỏi, còn theo ý nó là dở à!”. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng cho rằng dạy văn theo lối đóng khung, chia một bài văn thành nhiều thang điểm… là trói buộc trí tưởng tượng của học trò. Vì rằng học các môn khoa học tự nhiên, nhất là môn toán người ta cũng cần trí tưởng tượng vậy thì một bài văn, thơ hay cũng phải để người học hiểu các nghĩa khác nhau của nó chứ. Theo nhà văn Nguyễn Quang Sáng, công việc của thầy cô giáo dạy văn giỏi chính là truyền đạt niềm yêu thích văn, thơ cho học trò của mình. Ông nói: “Cái hay, cái đẹp ai không thích. Vậy phải làm sao chỉ ra chỗ nào hay, chỗ nào giá trị trong tác phẩm để học trò biết rằng truyện ngắn, bài thơ này giá trị. Và phải khuyến khích học trò phát hiện thêm những chi tiết mới lạ bổ sung vào những gì thầy cô giáo đã biết. Hơn nữa, bản thân các thầy cô phải nghiên cứu thêm để cho giáo án năm sau khác năm trước chứ năm nào cũng một giáo án cũ thì người dạy cũng chán mà người học cũng nhàm. Mấy đứa nhỏ trong nhà tôi học văn thấy mà tội. Nói chung vấn đề này còn là câu chuyện dài kỳ của những người làm giáo dục”. * Nếu tăng giá SGK, chúng tôi sẽ đòi bản quyền! Nhà văn Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932 tại huyện Chợ Mới tỉnh An Giang. Ông bắt đầu cầm bút năm 20 tuổi với tiểu thuyết Đất lửa. Đến nay ông đã xuất bản hơn 30 đầu sách. Ông đã nhận nhiều giải thưởng văn học nghệ thuật, trong đó có giải thưởng Hồ Chí Minh. Ông cũng là một nhà biên kịch với nhiều bộ phim đã trở thành kinh điển của điện ảnh VN. Công việc biên kịch cũng do ông tự học nhờ đi xem phim nhiều chứ không hề thông qua trường lớp học hành điện ảnh gì hết. Trong câu chuyện của mình, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đề cập đến vấn đề thời sự là việc tăng giá SGK. Ông cho biết những tác phẩm trong SGK của ông không hề có nhuận bút vậy thì tăng giá SGK ông không đồng tình: “Nếu SGK phát không cho học trò thì tui chẳng màng đến chuyện thù lao tác phẩm của mình làm gì. Đằng này có bán, có lợi nhuận lại còn đòi tăng giá thì những nhà văn như chúng tôi rất bức xúc. Tui có nói với một số anh em có tác phẩm trong SGK phải cùng nhau làm đơn đề nghị NXB xem xét lại chuyện này nếu không chúng tôi sẽ đòi bản quyền!” – nhà văn nói. Trần Hoàng Nhân . Nguyễn Quang S ng nhìn thấy trong cuộc s ng được ng chuyển tải th ng qua trí tư ng tư ng của mình thành tác phẩm. Nh ng ng c ng nói thêm, nhà văn khác với ng ời thư ng là nhờ bản n ng trong ng ời Nguyễn Quang S ng thành nhà văn, có ng ời đã ng c nhiên thốt lên: “Th ng S ng mà c ng viết được văn, kỳ vậy ta!”. Chính bản thân nhà văn Nguyễn Quang S ng c ng kh ng nghĩ mình sẽ cầm bút làm c ng. chư ng thế nh ng ít ng ời biết r ng nhà văn Nguyễn Quang S ng- như ng tự nhận- là hồi nhỏ rất dốt môn văn! * “Th ng S ng mà c ng viết được văn, kỳ vậy ta!” Trong tư ng tư ng của nhiều ng ời, nhà

Ngày đăng: 05/07/2014, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan