Đề cương ôn tập tài nguyên rừng doc

22 841 3
Đề cương ôn tập tài nguyên rừng doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG TÀI NGUYÊN RỪNG Câu 1: Rừng là gì? Vai trò của tài nguyên rừng trong phát triển bền vững? Khái niệm: Rừng là một tập hợp gồm nhiều thành phần giữa các thành phần có mối quan hệ qua lại tạo thành một chỉnh thể thống nhất và vận động chi phối các vùng lân cận. - Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo. Nó dựa vào chu trình phát triển và tiến hoá tự nhiên để tồn tại và phát triển. Tài nguyên tái tạo được hiểu một cách đơn giản hơn là tài nguyên có thể tự duy trì, hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lí một cách khôn ngoan và phù hợp quy luật tự nhiên. - Vai trò của rừng trong cuộc sống + Vai trò kinh tế: Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng xã hội, trước hết là gỗ lâm sản ngoại gỗ; cung cấp động vật, dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh; cung cấp lương thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm phục vụ nhu cầu đời sống xã hội vv. + Vai trò sinh thái: Phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước ; phòng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm nhập của nước mặn ; Phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị; phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư; Bảo vệ các khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan và du lịch ; Hơn nữa, rừng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, là nơi cư trú của các loài động thực vật quý hiếm. + Vai trò xã hội: Là nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc miền núi, là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo cho xã hội. Câu 2: Nêu các thành phần cơ bản của HST rừng? Hệ sinh thái rừng bao gồm những thành phần sau đây: a) Những chất vô cơ: C, N, CO2, H2O, v.v…, tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất. 1 b) Những chất hữu cơ: Protein, gluxid, lipid, các chất mùn, .v.v…liên kết các phần hữu sinh và vô sinh. c) Chế độ khí hậu: Bao gồm bức xạ mặt trời, nhiệt độ, nước, không khí, .v.v… d) Sinh vật: Là thành phần sống của HST. Xét về quan hệ dinh dưỡng, sinh vật có 2 thành phần là: Sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng. - Sinh vật tự dưỡng (Sinh vật sản xuất): Chủ yếu là cây xanh, chuyển hoá quang năng thành hoá năng nhờ quá trình quang hợp. Trong HSTR, hầu hết cây xanh là loài cây gỗ, giữ vai trò quan trọng trong việc tích luỹ sinh khối, tạo ra sản lượng rừng. - Sinh vật dị dưỡng: Chức năng cơ bản của chúng là sử dụng và phân huỷ các chất hữu cơ phức tạp do sinh vật tự dưỡng sản xuất ra. Sinh vật dị dưỡng chia làm 2 nhóm: + Sinh vật tiêu thụ: Là sinh vật ăn các sinh vật khác, chủ yếu là động vật. Sinh vật tiêu thụ được chia làm 3 loại: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: Là sinh vật ăn trực tiếp sinh vật sản xuất, các loài động vật ăn thực vật. Sinh vật tiêu thụ bậc 2: Là sinh vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1, bao gồm các loài động vật ăn thịt các sinh vật ăn thực vật sống trong rừng. Sinh vật tiêu thụ bậc 3: Là sinh vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 2, bao gồm các loài động vật ăn thịt các loài động vật ăn thịt khác, đó là các loài sinh vật sống ký sinh trên các sinh vật tiêu thụ bậc 2. + Sinh vật phân huỷ: Nhóm sinh vật này phân huỷ các hợp chất hữu cơ, hấp thu một phần sản phẩm, phân huỷ và giải phóng các chất vô cơ cung cấp cho sinh vật sản xuất. Thành phần chủ yếu của nhóm sinh vật này là vi khuẩn và nấm. Lá cây, hoa quả, cành, thân, rễ cây khi rụng, chết, xác chết động vật được sinh vật phân huỷ tạo ra chất mùn làm cho đất ngày càng có độ phì cao hơn. Rừng là một HST nên HST rừng cùng gồm đầy đủ các thành phần như các HST khác. Tuy nhiên, khác với các HST khác như HST ao hồ, sông suối, đồng cỏ, biển đặc trưng cơ bản nhất của HST rừng là có tầng cây cao 2 to chiếm vị trí không gian lớn. Chính vì thế, chúng ta có thể hiểu " Rừng là một HST, trong đó những loài cây gỗ cao chiếm ưu thế". Như vậy, Trong HST rừng luôn luôn diễn ra quá trình tổng hợp chất hữu cơ (do sinh vật sản xuất) và quá trình phân huỷ chất hữu cơ (do sinh vật tiêu thụ và phân huỷ). Chính nhờ có các quá trình (chu trình vật chất) trên mà HST rừng tồn tại, sinh trưởng và phát triển. Câu 3: Rừng được đặc trưng bởi những đặc điểm nào? Các đặc trưng cơ bản của rừng. Theo viện sĩ I.S.Mêlêkhôp (1974) thì rừng là một hệ thống sinh vật học được đặc trưng bởi những đặc điểm sau: 1 - Rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong tổng hợp đó. 2 - Rừng luôn luôn có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật, những khả năng này được hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần rừng. 3 - Rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao. 4 - Rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật chất, luôn luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng, đồng thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó một số chất từ các hệ sinh thái khác. 5 - Sự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tương hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái (HST) rừng. 6 - Rừng có phân bố địa lý. Khi xem xét rừng trên quan điểm lâm học thì chúng ta cần chú ý đến 4 đặc điểm sau: 1. Rừng tồn tại lâu dài theo thời gian. 2. Trong rừng luôn có ảnh hưởng lẫn nhau giữa cây gỗ, cây bụi, thảm tươi và giữa chúng với hoàn cảnh xung quanh 3 3. Rừng tự điều chỉnh về số lượng cây gỗ 4. Rừng tái sinh và tự phục hồi. Như vậy, có thể nêu khái quát một số đặc trưng cơ bản của HST rừng như sau: (1) Đặc trưng kết cấu (2) Đặc trưng chức năng (3) Đặc trưng động thái. (4) Đặc trưng tác dụng tương hỗ và liên hệ qua lại lẫn nhau. (5) Đặc trưng cân bằng ổn định. (6) Đặc trưng mở. Câu 4: Tái sinh rừng là gì? Các hình thức tái sinh rừng? * Khái niệm về tái sinh rừng: - Tái sinh rừng (TSR) là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở dưới tán rừng hoặc trên đất còn mang tính chất đất rừng (đất rừng sau khai thác hoặc sau đốt nương phát rẫy). Thế hệ cây tái sinh này sẽ lớn dần lên, thay thế thế hệ cây già cỗi và hình thành nên một thế hệ rừng mới. - Đứng trên quan điểm triết học: TSR là một quá trình phủ định biện chứng, rừng non thay thế rừng già trên cơ sở thừa hưởng hoàn cảnh thuận lợi do thế hệ rừng ban đầu tạo nên. - Đứng trên quan điểm chính trị, kinh tế học: TSR là một quá trình tái sản xuất mở rộng tài nguyên rừng. TSR là một đặc thù của HST rừng đảm bảo cho rừng tồn tại và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính nhờ có TSR mà tài nguyên rừng được tái sản xuất mở rộng thường xuyên liên tục. Rừng là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo sinh. * Hình thức TSR: Xét về bản chất sính học TSR diễn ra dưới 3 hình thức: Tái sinh hạt , tái sinh chồi và tái sinh thân ngầm. (1) – Tái sinh hạt (tái sinh hữu tính): Cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt giống. Tái sinh hạt có sức sống mạnh, tính di truyền ổn định. Cây hạt ban 4 đầu mọc chậm vì tán lá và rễ cây mới hình thành. Kinh doanh rừng gỗ lớn phải sử dụng tái sinh hạt (cây có nguồn gốc từ hạt thường có tuổi thọ cao hơn). Tái sinh hạt bắt đầu từ khi cây ra hoa kết quả, quả chín và phân tán hạt giống, nảy mầm và sinh trưởng của cây tái sinh. Rừng có nguồn gốc cây mọc từ hạt gọi là rừng hạt. (2) – Tái sinh chồi (tái sinh vô tính): Cây tái sinh chồi mọc trên gốc cây chặt. Cây chồi mới sinh ra được thừa hưởng bộ rễ của gốc cây mẹ nên ngay từ đầu cây chồi sinh trưởng nhanh hơn cây hạt những gỗ lại mềm (cây chồi ở những gốc chặt có tuổi già thường có nguy cơ sớm bị rỗng ruột hoặc bị mục thối). Kinh doanh rừng gỗ nhỏ, đặc biệt là gỗ củi thường sử dụng tái sinh chồi. Rừng có nguồn gốc cây là chồi thì gọi là rừng chồi. Rừng có nguồn gốc cây là cả chồi và hạt thì gọi là rừng chồi hạt. Việc nảy chồi của cây mẹ thông thường có 2 loại chồi: - Loại chồi bất định: Loại chồi này không có sẵn trong cấu tạo thân cây, hình thành khi cây mẹ bị kích thích (khai thác ). Chồi này không có ý nghĩa trong kinh doanh rừng chồi do không có khả năng tạo thành thân cây độc lập (khi nào cây mẹ chết nó cũng chết theo). - Loại chồi ngủ: Chồi ngủ là chồi có sẵn trong cấu tạo thứ cấp của thân cây. Thông thường, các chồi ngủ này bị ức chế bởi dòng Auxin từ trên tán cây đưa xuống gốc. Sau khi bị chặt các chồi ngủ được “giải phóng” khỏi sự ức chế đó và hình thành cây chồi. Thời gian đầu chồi ngủ cũng lấy dinh dưỡng của cây mẹ để sống, nhưng khi gốc cây mẹ chết nó sẽ trở thành cây độc lập. Do vậy, chồi ngủ có ý nghĩa trong việc kinh doanh rừng. (3) – Tái sinh thân ngầm (hình thức này cũng được gọi là tái sinh vô tính): Đây là hình thức tái sinh đặc thù cho các loại tre trúc. Cây mọc lên từ thân ngầm ở dưới đất. Tuy nhiên, để duy trì tính ổn định di truyền của loài, cứ theo chu kì khoảng vài chục năm (tuỳ theo từng loại cây), tre nứa lại ra hoa kết quả (gọi là hiện tượng khuy) để tái sinh bằng hạt. Sau khi “khuy” thì thế hệ cây mẹ sẽ 5 chết hàng loạt và thế hệ cây tái sinh bằng hạt sẽ thay thế để bảo tồn nòi giống. Tái sinh vô tính (tái sinh từ chồi) hay hữu tính con đường nào có lợi hơn? Tái sinh hữu tính thì chu kỳ kinh doanh kéo dài, do đó thời gian thu hồi vốn chậm, nhưng chất lượng gỗ lại tốt. Ngược lại, tái sinh vô tính thì chu kỳ kinh doanh ngắn, ví thế thời gian thu hồi vốn nhanh, nhưng chất lượng gỗ lại kém. Vì thế, tuỳ mục đích kinh doanh mà áp dụng tái sinh vô tính hay hữu tính. Nếu mục đích kinh doanh trồng rừng lấy gỗ xây dựng thì bắt buộc tái sinh hữu tính, nếu mục đích kinh doanh trồng rừng lấy củi, làm bột giấy thì chọn tái sinh vô tính. Câu 5: Ưu điểm, nhược điểm, điều kiện áp dụng của các phương thức tái sinh rừng? * Phương thức tái sinh: Tuỳ theo điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật có thể tiến hành 3 phương thức tái sinh dưới đây: (1) – Tái sinh tự nhiên: Là phương thức tái sinh tạo ra thế hệ rừng mới bằng khả năng tự nhiên của rừng, không có sự tác động của con người. + Ưu điểm: Lợi dụng được nguồn giống tại chỗ và hoàn cảnh rừng có sẵn, không phải đầu tư vốn. + Nhược điểm: Không chủ động điều tiết được tổ thành loài và mật độ cây tái sinh phù hợp với mục đích kinh doanh định trước. + Điều kiện áp dụng: Ở những nơi có nguồn giống tự nhiên và hoàn cảnh sinh thái ít nhiều thuận lợi cho sinh trưởng cây tái sinh; ở những vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, điều kiện nhân lực, kinh tế, kĩ thuật không cho phép. (2) –Tái sinh nhân tạo: Là phương thức tái sinh có sự tác động tích cực của con người từ khi gieo giống trồng cây, chăm sóc để tạo ra rừng mới trên đất rừng. 6 + Ưu điểm: Chủ động chọn loài cây trồng; điều khiển được tổ thành, mật độ đáp ứng mục tiêu kinh doanh đề ra; cây con sinh trưởng nhanh, chất lượng tốt do hạt giống được tuyển chọn, cây con được chăm sóc. + Nhược điểm: Phải có điều kiện kinh tế, kĩ thuật nhất định nên khó triển khai trên diện rộng, vốn đầu tư cao. + Điều kiện áp dụng: Ở những nơi có điều kiện về kinh tế, kỹ thuật, nhân lực. Chú ý: Cần phân biệt giữa tái sinh nhân tạo với trồng rừng. Về mặt kỹ thuật tái sinh nhân tạo và trồng rừng khác nhau, khác nhau ở chỗ tái sinh nhân tạo tiến hành trên đất còn mang tính chất đất rừng còn trồng rừng tiến hành trên đất chưa từng có rừng hoặc có rừng nhưng đã mất đi từ lâu, đất không còn tính chất đất rừng (3) - Xúc tiến tái sinh tự nhiên: Là phương thức tái sinh trung gian giữa tái sinh tự nhiên và tái sinh nhân tạo. Phương thức này tận dụng năng lực gieo giống của rừng sẵn có nhưng con người tác động tích cực để tạo hoàn cảnh thuận lợi cho hạt giống nảy mầm, cây tái sinh sinh trưởng, phát triển tốt. Xúc tiến tái sinh diễn ra nhanh hơn tái sinh tự nhiên và ít tốn kém hơn tái sinh nhân tạo. Câu 6: Diễn thế rừng là gì? Các loại diễn thế rừng? Khái niệm: Diễn thế rừng là sự thay thế hệ sinh thái rừng này bằng hệ sinh thái rừng khác trong đó tổ thành loài cây cao có sự thay đổi cơ bản. Ví dụ: Cỏ → Cây bụi → Cây cao ưa sáng → Cây cao chịu bóng. Rừng → Rừng gỗ + Tre nứa → Cây bụi → Cỏ. • Nhờ có tái sinh rừng mà rừng có khả năng diễn thế. Chính thế hệ cây tái sinh sống dưới tán rừng vươn lên đào thải lớp cây già cỗi ở tầng trên, thay thế rừng bằng loài cây mới. Nếu thế hệ cây tái sinh lớn lên thay thế cây mẹ ở tầng trên, không thay đổi tổ thành loài cây, thì chỉ là thay thế đời cây này bằng đời cây khác, không phải diễn thế rừng. Chỉ khi nào thế hệ cây tái 7 sinh lớn lên thay thế các loài cây tầng cao mà làm thay đổi tổ thành loài cây thì mới được gọi là diễn thế rừng. Các loại diễn thế. • Theo chiều hướng diễn thế, phân thành 2 loại: Tiến hóa và thoái bộ. - Diễn thế tiến hóa là quá trình thay thế HST rừng cũ bằng HST rừng mới có năng suất sinh khối cao hơn (do nó có cấu trúc phức tạp hơn, có tính ổn định cao hơn, do đó khả năng tận dụng điều kiện hoàn cảnh cao hơn và tạo ra một năng suất sinh khối lớn hơn) - Diễn thế thoái bộ là quá trình thay thế HST rừng cũ bằng HST rừng mới có năng suất thấp hơn. Vận dụng: Khai thác rừng không đúng kỹ thuật đốt rừng làm rẫy dẫn đến diễn thế thoái bộ. Nếu chúng ta bảo vệ rừng tốt thì HST rừng sẽ diễn hóa tiến hóa. • Theo nguồn gốc diễn thế, phân thành 2 loại: - Diễn thế nguyên sinh: Là quá trình diễn thế dẫn tới việc hình thành một HST tương đối ổn định trên đất chưa từng có thực vật sinh trưởng bao giờ. Ngày nay, quá trình này có thể gặp ở các vùng đất mới được hình tạo thành như các đảo mới hình thành, các bãi bồi hoặc trên tro núi lửa. Quá trình diễn thế nguyên sinh được phân thành 4 pha: (1).Pha di cư: Sự di cư của các mầm mống thực vật đến các vùng đất mới. (2).Pha định cư: Các mầm mống thực vật nảy mầm, bắt rễ vào đất và sinh trưởng. (3).Pha quần tập: Xuất hiện hiện tượng tái sinh, hình thành các nhóm cây con xung quanh cây mẹ. (4).Pha xâm nhập: Nhóm thực vật này xâm nhập vào nhóm thực vật khác. Ví dụ: Diễn thế rừng ngập mặn là ví dụ điển hình cho diễn thế nguyên sinh. Có thể tóm tắt 4 giai đoạn. 8 + Giai đoạn tiên phong cây mấm đen: Mấm đen được coi là cây tiên phong lấn biến nhờ khả năng sinh trưởng nhanh, tái sinh tốt trên lớp phù sa ngập mặn ven biển ở dạng bùn nhão. + Giai đoạn hỗn hợp: Khi bãi lầy được nâng cao dần và bùn chặt lại, quả của các loài cây khác như trang, đước, vẹt dù phát tán đều và được rễ cây mấm giữ lại. Gặp điều kiện thuận lợi chúng nảy mầm và phát triển. Do cây mấm ưu sáng thích bùn mềm nên quần thể cây mấm không còn thích hợp, sinh trưởng chậm lại. Trong khi đó sú, đước, vẹt, trang phát triển nhanh đào thải dần cây mấm ra khỏi quần xã. + Giai đoạn vẹt dù chiếm ưu thế: Khi bãi lầy đã ổn định và nâng cao lên, vẹt dù là loài cây có bộ rễ khoẻ cạnh tranh tốt lấn át các loài khác và vươn lên chiếm ưu thế trong quần thể. Cây sú có khả năng chịu mặn cao hơn phân bố ở các lạch nước mặn và phát triển thành các đai rừng sú thuần loài. + Giai đoạn diễn thế cuối cùng: Giai đoạn này có diễn thế phức tạp phụ thuộc địa hình. Nơi còn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều thì còn ít cây vẹt sống sót, còn các cây khác chết dần do đất rắn chắc lại. Lúc này các loài cây như cúc biển, tra, giá, đậu tím xuất hiện tham gia hình thành tập đoàn các cây gỗ ưu mặn không chịu ảnh hưởng của nước thuỷ triều. - Diễn thế thứ sinh: Xảy ra trên cơ sở diễn thế nguyên sinh, bắt đầu từ giai đoạn HST rừng bị tiêu huỷ hết hoặc bị phá hoại do chặt phá đốt lửa, chăn nuôi Tập quán đốt nương làm rẫy, khai thác tài nguyên rừng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới quá trình diễn thế thứ sinh của các khu rừng mưa nhiệt đới Quá trình diễn thế thứ sinh phụ thuộc vào tính chất, quy mô và phạm vi tác động của các yếu tố bên ngoài. Trong tự nhiên, quá trình diễn thế thứ sinh là hướng tới sự phục hồi lại quần thể nguyên sinh ban đầu. Tuy nhiên do tác động của con người và các yếu tố môi trường thay đổi làm quá trình diễn thế bị chệch hướng. Ở nước ta thường gặp 2 loại diễn thế thứ sinh chính như sau: + Diễn thế trên đất rừng còn nguyên trạng có xu hướng phục hồi HST rừng nguyên sinh ban đầu, xảy ra trong trường hợp khi con người 9 muốn tác động vào quần thể thực vật, đất vẫn giữ nguyên tính chất đất rừng ban đầu. Tuy nhiên do tác động lặp lại nhiều lần đã dẫn đến hình thành rừng thứ sinh có cấu trúc đơn giản hơn nhiều so với rừng nguyên sinh. Ví dụ: Nương rẫy hoang hóa → Cây bụi → Các loài ưa sáng → Rừng thứ sinh + Diễn thế trên đất rừng đã bị thoái hoá ở các mức độ khác nhau dẫn đến hình thành các trảng cỏ, trảng cỏ cây bụi thấp hoặc cây bụi gai. Câu 7: Những nguyên nhân chính làm suy thoái tài nguyên rừng ở Việt Nam? Những nguyên nhân chính làm suy thoái rừng ở Việt Nam Những nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên rừng của nước ta mang tính chất đặc thù do những điều kiện và hoàn cảnh riêng của đất nước. Có thể kể ra 5 nguyên nhân chính gây mất rừng và làm suy thoái rừng ở nước ta. - Đốt nương làm rẫy: Trong tổng diện tích rừng bị mất hàng năm thì khoảng 40 – 50% là do đốt nương làm rẫy. Tình trạng di dân tự do hiện nay của đồng bào dân tộc thiểu số vào Tây Nguyên đã góp phần đáng kể phá rừng tự nhiên còn lại ở vùng này. Tính sơ bộ ở Đắc Lắc từ 1991 đến 1996 mất trung bình 3.000 – 3.500 ha rừng/năm, trong đó trên ½ diện tích rừng bị mất đi do làm nương rẫy. - Chuyển đổi mục đích sử dụng đất: Chuyển đất có rừng sang đất sản xuất các cây kinh doanh, đặc biệt là phá rừng để trồng các cây công nghiệp như cà phê ở Tây Nguyên chiếm 40 -50% diện tích rừng bị mất trong khu vực. Ngay thời kì pháp thuộc, nhiều diện tích rừng nước ta đã bị khai quang để trồng cao su, cà phê, chuối. Trước 1943, phần lớn rừng ở đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và những khu rừng khác dọc ven sông suối vùng thấp, ven biển bị khai quang lấy đất sản xuất nông nghiệp - Khai thác quá mức vượt khả năng tăng trưởng của rừng: Tình trạng khai thác “càn đi, quét lại” nhiều lần trên một diện tích dẫn đến làm 10 [...]... vọng vì không gây ô nhiễm môi trường và gây độc hại với con người 6.3.2.4 Phòng chống cháy rừng * Tác hại và nguyên nhân cháy rừng Tác hại: + Gây thiệt hại lớn về tài nguyên rừng, huỷ diệt cả nguồn tài nguyên động vật rừng và các lâm sản ngoại gỗ khác, làm đất rừng thoái hoá + Phá huỷ môi trường sống, làm giảm độ che phủ của rừng, gây thiệt hại về người và của cải của nhân dân Nguyên nhân: Cháy rừng có... huỷ nhiều khu rừng rộng lớn Các chất độc hoá học sử dụng trong chiến tranh đã phá huỷ hơn 2 triệu ha rừng và khoảng 700.000 ha rừng ngập mặn, tương ứng với 57% diện tích rừng bị phá hoại do chiến tranh (Nguyễn Ngọc Sinh, 1984) - Cháy rừng: Hiện nay, Việt Nam có trên 6 triệu ha rừng dễ cháy (Phạm Bình Quyền và các cộng sự, 1997), bao gồm rừng thông, rừng tràm, rừng tre nứa, rừng bạch đàn, rừng khộp (... đích sử dụng rừng nước ta chia làm 3 loại: 6.2.1 Rừng sản xuất - Khái niệm: Rừng sản xuất là rừng và đất rừng dùng để kinh doanh sản xuất gỗ và các loại lâm sản khác - Rừng sản xuất chia làm 4 loại: + Rừng sản xuất gỗ lớn (gỗ có kích thước lớn, D >40cm, dùng trong xây dựng công trình) + Rừng sản xuất gỗ nhỏ (gỗ có kích thước nhỏ, thường dùng cho công nghiệp giấy sợi, gỗ trụ mỏ sử dụng trong công nghệ khai... dụng trong công nghệ khai thác than, gỗ củi ) + Rừng sản xuất tre nứa + Rừng sản xuất đặc sản (rừng quế, rừng hồi, rừng trẩu, rừng sở ) 13 6.2.2 Rừng phòng hộ - Khái niệm: Là rừng và đất dành cho việc phòng chống các nhân tố khí hậu có hại bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái - Rừng phòng hộ chia làm 3 loại: + Rừng phòng hộ đầu nguồn: Phân bố đầu nguồn các sông suối lớn trên các địa hình cao, dốc nhằm... của chủ rừng 12 1 Bảo toàn vốn rừng và phát triển rừng bền vững; sử dụng rừng đúng mục đích, đúng ranh giới đã quy định trong quyết định giao, cho thuê rừng và theo quy chế quản lý rừng 2 Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng theo quy hoạch, kế hoạch, dự án, phương án đã được phê duyệt 3 Định kỳ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng theo... nhân: Cháy rừng có nhiều nguyên nhân có thể do thiên nhiên đem đến như: Sét đánh; do con người Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do 21 con người Tập quán đốt nương làm rẫy, khi đi săn đốt lửa, hun khói lấy mật ong, các hoạt động công nghiệp (như hoạt động của xe lửa trên đường sắt xả than ra) thường gây ra cháy rừng Rừng trồng như rừng thông, rừng bạch đàn, rừng tràm và kể cả rừng tư nhiên ở gần nơi đốt... nương làm rẫy rất dễ xảy ra cháy rừng * Các biện pháp phòng chống cháy rừng - Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cháy rừng là do con người dùng lửa không cẩn thận, không đúng quy định.Vì vậy, biện pháp phòng lửa đầu tiên là phải nâng cao nhận thức bảo vệ rừng của người dân - Cháy rừng có quan hệ chặt chẽ đến thời tiết và các đặc trưng của rừng Vì vậy, phải theo dõi dự báo cháy rừng cho địa phương chuẩn bị phương... có thể do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc do Uỷ Ban Nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm quản lí và xây dựng (3) – Khu rừng văn hoá, lịch sử và bảo vệ môi trường Là khu rừng có các di tích lịch sử, văn hoá và các cảnh quan có giá trị thẩm mĩ hoặc bảo vệ môi trường, có tác dụng phục vụ tham quan du lịch, giải trí, nghỉ ngơi Các khu rừng này do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất... Giao lại rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời hạn sử dụng rừng 5 Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật 6 Thực hiện quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật; không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan Câu 9: Khái niệm về rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và thực vật, động vật rừng quí... Cầy giông đốm lớn Viverra megaspila; Cầy vòi hương Paradoxurus hermaphroditus; Dơi ngựa Thái Lan Pteropus lylei; Mèo rừng Drionailurus bengalensis (nguồn Cục Kiểm lâm, 2005) Câu 8: Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng được thể hiện như thế nào trong Luật Bảo vệ & phát triển rừng (2004)? Điều 59 Quyền chung của chủ rừng 1 Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản . ĐỀ CƯƠNG TÀI NGUYÊN RỪNG Câu 1: Rừng là gì? Vai trò của tài nguyên rừng trong phát triển bền vững? Khái niệm: Rừng là một tập hợp gồm nhiều thành phần giữa các. gai. Câu 7: Những nguyên nhân chính làm suy thoái tài nguyên rừng ở Việt Nam? Những nguyên nhân chính làm suy thoái rừng ở Việt Nam Những nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên rừng của nước ta. dụng trong công nghệ khai thác than, gỗ củi ). + Rừng sản xuất tre nứa. + Rừng sản xuất đặc sản (rừng quế, rừng hồi, rừng trẩu, rừng sở ). 13 6.2.2. Rừng phòng hộ. - Khái niệm: Là rừng và đất

Ngày đăng: 05/07/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan