Phát triển giáo dục trong xu hướng toàn cầu.doc

3 812 2
Phát triển giáo dục trong xu hướng toàn cầu.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phát triển giáo dục trong xu hướng toàn cầu Phạm Thắng Hồ sơ sự kiện 09:44' PM - Thứ hai, 23/07/2007 Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều lấy giáo dục phổ thông làm nền tảng và coi giáo dục Đại học là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của mình, mỗi quốc gia có thể nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau trong chiến lược phát triển giáo dục Đại học. Chiến lược phát triển giáo dục của Trung Quốc Trong bài phát biểu trước Quốc Hội mới đây, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nhấn mạnh, giáo dục là hòn đá tảng trong sự nghiệp phát triển quốc gia và công bằng giáo dục là sự công bằng xã hội quan trọng nhất trong tình hình hiện nay. Trên tinh thần đó, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành ngay việc miễn phí giáo dục phổ cập trên phạm vi toàn quốc, giúp hơn 150 triệu gia đình ở nông thôn có con em theo học Tiểu học và Trung học giảm bớt gánh nặng về kinh tế, đồng thời, tiếp tục hỗ trợ sinh hoạt phí, tiền sách vở đối với những gia đình nghèo. Để làm được việc này, không chỉ cần hoàn thiện cơ chế bảo đảm kinh phí cho giáo dục phổ cập theo hướng ngày càng nâng cao, mà còn cần có ngay một khoản chi cho giáo dục trong năm 2007 vào khoảng 223, 5 tỉ nhân dân tệ, tăng 39,5 tỉ so với năm 2006. Chính phủ Trung Quốc nhận thấy, có giải quyết tốt vấn đề đó mới có thể bảo đảm cho mọi trẻ em trong độ tuổi đi học đều có thể được tới trường. Bên cạnh đó, Trung Quốc rất chú trọng phát triển sâu rộng, toàn diện mạng lưới giáo dục và đào tạo nghề tới tất cả các làng, xã trong toàn quốc, đi sâu cải cách cơ chế quản lý giáo dục hướng nghiệp trên cơ sở của sự hợp tác giữa Nhà nước, nhà trường, xã hội và gia đình. Chính phủ Trung Quốc còn chủ trương đẩy nhanh quá trình cải cách giáo dục, lấy chất lượng làm trung tâm, nâng cao trình độ, chất lượng giáo dục ở bậc Cao đẳng, Đại học và nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân tài cho đất nước, khuyến khích mô hình phát triển giáo dục theo xu hướng xã hội hóa, nhằm phát huy mọi nguồn lực xã hội cho công tác giáo dục. Các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới Hiện nay, xét về quy mô, phương thức, tính hiệu quả và tầm ảnh hưởng trên toàn cầu, theo đánh giá chung của các chuyên gia giáo dục hàng đầu thế giới, Anh, Mỹ và Úc được coi là các nước có nền giáo dục phát triển nhất. Quá trình giáo dục được tính từ lứa tuổi mầm non và kết thúc ở bậc Đại học, tức là trong độ tuổi từ 3 đến 22. Hầu hết trẻ em ở Anh, Mỹ và Úc trong độ tuổi đi học đều được đến trường và được thừa hưởng một nền giáo dục khoa học, có bài bản, đầy đủ các điều kiện học tập và một đội ngũ giáo viên có trình độ học vấn tốt, phương pháp sư phạm tiên tiến, tính chuyên nghiệp cao trong thực thi công việc. Vấn đề phổ cập giáo dục ở các nước nói trên đã được hoàn tất nên người ta không mấy bận tâm. Cái cần quan tâm nhất với họ chính là chất lượng đầu ra (được tính từ sau khi tốt nghiệp Đại học) của sản phẩm giáo dục. Nếu chất lượng đầu ra của sản phẩm là yếu tố quyết định đến uy tín thương hiệu của mỗi trường, thì thị trường sử dụng nguồn nhân lực là khâu kiềm nghiệm cuối cùng chất lượng sản phẩm đó. Một sinh viên tốt nghiệp từ loại trung bình khá trở lên ở Trường Đại học Havớt (Mỹ) hay Trường Đại học Ôx-pho (Anh) là có đủ tư cách và cơ hội tìm kiếm việc làm ở bất cứ nơi đâu trên phạm vi toàn cầu. Sinh viên - “khách hàng” đặc biệt Hiện nay, ngay cả ở các nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới cũng đang có những biến đổi mạnh mẽ trước sức ép của xu hướng toàn cầu hóa. Nếu trước đây, rất ít người hoạt động trong ngành giáo dục nghĩ đến khái niệm "khách hàng" và lại càng ít bàn đến chuyện “lợi nhuận" mang lại từ chính nghề mà họ đang làm, thì bây giờ đã khác. Bước vào nhũng năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, giáo dục đã có những bước phát triển trên quy mô toàn cầu và đặt ra những vấn đề chưa có tiền lệ bao giờ. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho biết, vào những năm đầu của thế kỷ này, thế giới có khoảng 2 triệu Sinh viên Đại học đã và đang du học ở nước ngoài, chiếm khoảng 2% của 100 triệu Sinh viên trên toàn thế giới. Theo tổ chức này kể từ cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, "thị trường giáo dục Đại học" liên tục tăng trưởng, khoảng 7% mỗi năm. Chỉ riêng mức thu học phí thường niên đối với sinh viên nước ngoài, đã lên tới khoảng 30 tỉ USD. Ở Úc, mức thu học phí hàng năm từ sinh viên quốc tế du học tại đây đạt tới 6 tỉ AUD (đôla Úc) . Xem sinh viên như một loại "khách hàng" là một ý tưởng hoàn toàn mới và mang tính đột phá trên phạm vi toàn cầu. Tại Châu Âu và các nước phát triển khác, từ nhiều năm trước đây, khách hàng trong lĩnh vực giáo dục chủ yếu là Nhà nước. Họ muốn rằng, nguồn nhân lực của quốc gia mình phải được giáo dục trong môi trường tốt nhất và ít tốn kém nhất. Thế nhưng, phần lớn Sinh viên hiện nay lại đang tìm kiếm cho mình một lựa chọn tốt nhất theo hướng: thời gian, tiền bạc, sức lực bỏ ra sẽ đem lại cho họ lợi ích gì, giống như bà nội trợ khi ra chợ chọn loại thức ăn gì vừa hợp khẩu vị, vừa giàu chất dinh dưỡng, lại vừa hợp với túi tiền. Tính đến thời điểm này, có khoảng gần 115.000 Sinh viên từ các nước Châu Âu học tập tại Anh. Thế nhưng, tại đây lượng Sinh viên tăng nhanh nhất không phải đến từ Châu Âu mà là Trung Quốc. Với tốc độ tăng khoảng 50%/năm, kể từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, đến nay đã có gần 40.000 Sinh viên Trung Quốc tính toán rằng, con số này có thể gấp đôi vào năm 2010. Nhiều sinh viên Trung Quốc muốn đến Anh học tập là do hệ thống giáo dục Đại học của Trung Quốc tuy phát triển nhanh, nhưng chất lượng chưa cao, mà chất lượng chính là cái họ cần hơn cả. Để giải quyết mâu thuẫn giữa quy mô và bảo đảm chất lượng cũng như các điều kiện bảo đảm chất lượng, Bộ trưởng nhấn mạnh đến vấn đề cần làm tốt việc phân luồng; nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông; xây dựng cơ cấu đào tạo hợp lý trong giáo dục nghề nghiệp và đại học; hoàn thiện đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; chương trình, SGK, trường sở, thiết bị và thời lượng dạy và học. Về quản lý giáo dục, cần kết hợp chặt chẽ giữa việc đánh giá, bảo đảm chất lượng từ bên trong các nhà trường với việc đánh giá, bảo đảm chất lượng từ bên ngoài (tức là kiểm định chất lượng của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp); đồng thời coi trọng sự đánh giá của xã hội. Suy cho cùng, mục đích của giáo dục là phải đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và đáp ứng niềm mong mỏi của nhân dân ta. . nhau trong chiến lược phát triển giáo dục Đại học. Chiến lược phát triển giáo dục của Trung Quốc Trong bài phát biểu trước Quốc Hội mới đây, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nhấn mạnh, giáo dục. Phát triển giáo dục trong xu hướng toàn cầu Phạm Thắng Hồ sơ sự kiện 09:44' PM - Thứ hai, 23/07/2007 Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều lấy giáo dục phổ thông làm. chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông; xây dựng cơ cấu đào tạo hợp lý trong giáo dục nghề nghiệp và đại học; hoàn thiện đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; chương

Ngày đăng: 05/07/2014, 09:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phát triển giáo dục trong xu hướng toàn cầu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan