CHƯƠNG 3: Phân Tích các Thay Đổi Phúc Lợi docx

20 301 0
CHƯƠNG 3: Phân Tích các Thay Đổi Phúc Lợi docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 3: Phân Tích các Thay Đổi Phúc Lợi-PHẦN4 3.3 Tác động của Dự án khi Giá Thay đổi: Biến động Bù đắp và Biến động Tương đương Thường thì các đầu vào (input) và đầu ra (output) của dự án được mua bán trao đổi trên thị trường. Điều này có nghĩa là cơ quan thực thi dự án mua đầu vào và phân phối đầu ra thông qua các thị trường. Hay một chương trình có thể buộc các cá thể tư phải mua bán trong các thị trường. Điều này có thể tạo ra thay đổi giá cả nhất là nếu dự án có quy mô tương đối lớn so với kích cỡ của thị trường. Thay đổi trong tiêu dùng do dự án tạo ra có thể là kết quả của thay đổi giá cả hơn là của việc phân bổ trực tiếp đầu vào hay đầu ra. Có thể lấy ví dụ từ một số dự án. Êtanol, một chất thay thế cho xăng được làm từ ngô. Chất này được một số dự án của chính phủ sản xuất và bán trên các thị trường xăng dầu thông thường. Sản phẩm điện do các dự án thuỷ điện liên bang làm ra được bán trên các thị trường điện vùng. Nếu đầu ra của các dự án này có số lượng đủ lớn so với kích cỡ các thị trường tương ứng thì chúng sẽ tạo ra thay đổi giá cả. Việc sản xuất và bán chất êtanol có thể làm giảm giá chất đốt và tăng tiêu dùng. Việc bán điện sản xuất từ các đập do bang tài trợ sẽ giảm giá điện và trong trường hợp này cũng vậy khiến tiêu dùng tăng. Các mức giá thấp hơn sẽ đem lại lợi ích cho người tiêu dùng những loại hàng hoá này vì tiết kiệm chi phí từ mỗi đơn vị mà họ đáng lẽ ra họ đã phải trả thêm khi mua sản phẩm và bởi giá trị mà họ gắn cho mỗi đơn vị gia tăng mà họ tiêu dùng. Hoặc một điều luật bắt đội mũ bảo hiểm có thể tăng nhu cầu đối với mũ bảo hiểm một cách đáng kể đủ để tăng giá mũ bảo hiểm. Giá tăng sẽ gây thiệt hại cho người sử dụng mũ bảo hiểm. Giá trị của một thay đổi giá cả đối với người tiêu dùng bằng với giá trị độ sẵn sàng chi trả (WTP) cho thay đổi giá cả đó (dù là để tạo ra một sự giảm giá hay tránh sự lên giá) hay giá trị độ sẵn sàng chấp nhận (WTA) để đổi lại thay đổi giá cả (bù đắp cho một sự giảm giá không xảy ra hay một sự tăng giá đã xảy ra). Chúng ta có thể có được những hiểu biết sâu sắc về những khái niệm này bằng cách phân tích đường bàng quan (indifference curve). Trước hết, xét lợi ích mà một người tiêu dùng thu được từ một sự giảm giá. Nỗ lực ban đầu trong việc xác định giá trị của thay đổi giá cả sẽ chỉ đơn giản là nhân thay đổi giá với số lượng hàng hoá tiêu thụ. Tuy nhiên, việc này sẽ bỏ qua thực tế là có thể lượng tiêu dùng đối với loại hàng này hay loại hàng khác sẽ gia tăng. Nếu mức giá ban đầu của một loại hàng hoá là $20/đơn vị và một người tiêu dùng tiêu biểu mua 100 đơn vị thì giá trị của việc giảm giá xuống mức $18/đơn vị có thể được xác định ở mức $200. Song giá trị này có thể là tương đối có thể làm cho chính xác hơn. Cách xác định giá trị này không tính đến giá trị của bất kỳ một tiêu dùng bổ sung nào mà việc giảm giá có thể tạo ra. Việc xác định giá trị chuẩn xác đối với một thay đổi giá cả kiểu như vậy được thực hiện thông qua phân tích các đường bàng quan. Để đạt được những mục đích mà ví dụ này đặt ra, hãy hình dung rằng một dự án của chính phủ sẽ khiến cho giá rượu giảm. Giá giảm và thay đổi trong mức tiêu dùng sản phẩm rượu và các hàng hoá khác được thể hiện trong hình vẽ dưới đây. Hình W-3 Giảm giá rượu xoay đường ngân sách từ MM sang MM?. Điều này dẫn đến việc người tiêu dùng di chuyển từ điểm A đến điểm B, tiêu dùng nhiều rượu hơn và ít các loại hàng hoá khác hơn. Có hai phương thức xác định sự thay đổi giá cả này: thay đổi tương đương (equivalent variation) và thay đổi bù đắp (compensating variation). Mỗi cách tiếp cận xem xét giá trị của thay đổi giá mặt hàng rượu tính theo đơn vị của các mặt hàng khác. Điểm khác biệt giữa hai cách tiếp cận là thay đổi bù đắp sử dụng các mức giá trước khi chương trình có tác động trong khi thay đổi tương đương lại sử dụng các mức giá sau khi chương trình có tác động. Để đơn giản hoá phân tích này hãy giả định rằng các loại Mặt hàng Khác có giá trị được xác định ở mức $1/đơn vị. Khi đó, một đơn vị Hàng hoá Khác tương đương với $1 chi cho Hàng hoá Khác. Biến đổi tương đương là độ sẵn sàng mà người tiêu dùng chấp nhận để đổi lại việc dự đoán trước được việc giảm giá rượu. Có nghĩa là đây là số lượng tính theo đơn vị các hàng hoá khác mà người tiêu dùng đáng lẽ ra nhận được để đạt được mức giàu có khi không có thay đổi giá cả ngang bằng với mức giàu có khi giá cả thay đổi. Vì thế, các mức giá dùng để tính toán giá trị này là các mức giá trước dự án. Như mô tả trong hình dưới đây, giảm giá rượu dịch chuyển đường bàng quan I0 sang vị trí I1. Giá trị gắn cho việc dịch chuyển này tính theo hàng hoá khác tại tỷ lệ giá ban đầu là N-M. Đây là biến đổi tương đương. (TQ hiệu đính: biến đổi tương đương (equivalent variation) giống với ?ảnh hưởng thu nhập? (income effect) trong kinh tế Vi Mô (microeconomics), nghĩa là, phải tăng thu nhập của họ lên bao nhiêu để họ được có 1 sự tiêu dùng (consumption) tương đương). Hình W-4 Biến đổi bù đắp là độ sẵn sàng chi tiêu của người tiêu dùng khi giá rượu giảm. Đây là lượng tối đa mà người tiêu dùng mong muốn chi để khiến cho giá cả thay đổi. Các mức giá dùng để tính toán giá trị này là những mức giá có hiệu lực sau dự án. Như được mô tả dưới đây, giảm giá rượu dịch chuyển người tiêu dùng từ đường bàng quan I0 sang đường bàng quan I1. Giá trị gắn cho dịch chuyển này tính theo đơn vị các hàng hoá khác tại tỷ lệ giá sau dự án là M-O. Đây là biến đổi bù đắp. (TQ hiệu đính: tương tự, biến đổi bù đắp (compensating variation) cũng giống như sự phân tích ?ảnh hưởng thay thế? (substitution effect) trong Kinh Tế Vi Mô (Microeconomics).) Hình W-5 Các biến đổi bù đắp và tương đương có thể được gán cho ý nghĩa thông thường hơn. Theo thuật ngữ CBA cách nghĩ về vấn đề này là nhận ra rằng xuất phát điểm trong cách tiếp cận biến đổi bù đắp là hiện trạng. Xuất phát điểm trong cách biến đổi tương đương là vị trí mới tiềm năng. Xét một dự án tạo ra tác động làm giảm giá rượu. Biến đổi bù đắp giả định rằng người tiêu dùng không có quyền được hưởng lợi ích đem lại từ việc giảm giá. Họ phải trả một cái giá nào đó để đổi lại sự giảm giá này. Biến đổi tương đương giả định rằng người tiêu dùng có quyền được hưởng lợi ích đem lại từ việc giảm giá và phải được đền bù một cái giá nhất định để từ bỏ quyền này. Đối với mỗi cái lợi thu được từ hiện trạng (như giảm giá rượu) thì độ sẵn sàng chi trả WTP là thước đo biến đổi bù đắp của lợi ích phúc lợi xã hội trong khi độ sẵn sàng chấp nhận WTA là biến đổi tương đương. Biến đổi bù đắp là thước đo thường được sử dụng trong CBA. [...]... Đây chính là biến đổi tương đương Đối với mỗi cá nhân, cả Biến đổi Bù đắp lẫn Biến đổi Tương đương đều được coi là những chỉ số thoả dụng chuẩn xác Điều này có nghĩa là hoặc Biến đổi Bù đắp hoặc Biến đổi Tương đương (tuỳ thuộc vào phân chia quyền sở hữu) sẽ gọi ra các lựa chọn chính xác cho từng cá nhân Nếu Biến đổi Bù đắp của lợi ích của một dự án là $100 và Biến đổi Bù đắp cho lợi ích của một dự... từ Hiện WTP (Biến đổi Bù đắp) Giá trị Thấp trạng hơn Mất do giữ nguyên Hiện WTA (Biến đổi Bù đắp) Giá trị Cao trạng hơn Lợi ích ròng WTP-WTA Bởi vậy, cơ sở để phân biệt giữa Biến đổi Tương đương và Biến đổi Bù đắp là quyền sở hữu hay là khái niệm pháp lý về quyền lợi Nhận thức được điều này cũng có nghĩa là thừa nhận quy tắc cho rằng phân tích CBA không độc lập đối với luật pháp Vì các việc định giá... đắp của cái mất Tóm lại, biến đổi bù đắp thường được sử dụng trong CBA Trong trường hợp được hưởng lợi, đó là WTP Trong trường hợp chịu mất mát, đó là WTA Bởi vậy, trong phân tích CBA, nhìn chung đó là trường hợp mà lãi hay lợi ích được định giá bằng việc sử dụng WTP và lỗ hay chi phí được định giá bằng cách sử dụng WTA Cả hai cách này đều nhất quán với cách sử dụng biến đổi bù đắp Những ý tưởng này... nhóm 3.4 Phúc lợi Xã hội và Lợi ích ròng Khi xét đến nhiều cá nhân thì tình huống sẽ trở nên hoàn toàn khác biệt Trong phần trước, chúng ta đã xét đến lợi ích và chi phí của một người Để đánh giá tác động của một dự án đối với một nhóm người thì phải bằng cách nào đó kết hợp cái được, cái mất của mỗi người trong một nhóm Điều này có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau Một cách để kết hợp lợi ích... hơn đối với lợi ích của dự án và giá trị cao hơn cho chi phí dự án Bảng W-1 Giá tăng, Người tiêu Giá giảm, Người tiêu dùng bị thiệt dùng được lợi WTA, biến đổi tương Người tiêu dùng WTA, biến đổi bù đương, giá trị cao có quyền sở hữu đắp, giá trị cao hơn hơn Người tiêu dùng WTP, biến đổi tương WTP, biến đổi bù không có quyền đương, giá trị thấp đắp, giá trị thấp hơn sở hữu Bảng W-2 hơn Lợi ích thu... xác định bằng cách sử dụng WTA Nếu một dự án khiến cho giá của một loại hàng hoá giảm xuống thì người tiêu dùng sẽ được lợi Nếu bạn giả định rằng người tiêu dùng không có quyền với mức giá thấp hơn (sau dự án) thì khoản lợi này phải được định giá theo WTP Cách dùng WTP để tính lợi ích và WTA để tính thiệt hại một cách đúng đắn được thể hiện trong Bảng W-2 Cần lưu ý rằng việc sử dụng biến đổi bù đắp là... nhân thông qua biến đổi giá cả là tính toán những biến đổi tương đương và/hay biến đổi bù đắp cho mỗi loại hàng hoá và cho mỗi người chịu tác động của dự án Việc thực hiện những tính toán như vậy là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn ngay cả khi đó chỉ là tính toán cho một cá nhân Bởi vậy, cuối cùng chúng ta sẽ bàn về những cách tiếp cận thực tế hơn Bây giờ thì hãy chuyển từ cân nhắc các tác động của một... đến quyền sở hữu trong phân tích CBA dự án Xét một ví dụ cực đoan Coi việc ăn cắp một chiếc xe đạp chỉ là một sự chuyển đổi chiếc xe từ người này sang người khác Tuy nhiên, quyền pháp lý gắn cho chiếc xe đạp đó một giá trị dương nếu nó ở trong tay chủ nhân hợp pháp, một giá trị bằng 0 nếu ở trong tay tên trộm Việc này dẫn đến một kết luận rất đúng rằng tên trộm làm giảm phúc lợi xã hội và xã hội không... Tuy nhiên, tiêu chuẩn này là không thực tế Thông thường, một dự án sẽ giúp một số người giàu có hơn trong khi khiến một số người khác nghèo khó đi Thách thức đặt ra là hiển nhiên: làm cách nào để so sánh thay đổi phúc lợi giữa những người này với nhau? Chúng ta sẽ tiếp cận vấn đề này bằng việc giả định rằng có thể cân đong đo đếm được độ thoả dụng Tiếp đó, chúng ta sẽ hướng tới một hướng đi thực tế...Bây giờ, xét một dự án khiến cho giá rượu tăng lên Biến đổi bù đắp giả định rằng người tiêu dùng có quyền đối với hiện trạng, tức là mức giá rượu thấp và phải được đền bù khi giá rượu tăng Mức bù đắp cần phải có là WTA Biến đổi tương đương giả định rằng người tiêu dùng không có quyền với hiện trạng cũng không có quyền cản trở việc tăng giá . CHƯƠNG 3: Phân Tích các Thay Đổi Phúc Lợi- PHẦN4 3.3 Tác động của Dự án khi Giá Thay đổi: Biến động Bù đắp và Biến động Tương đương Thường thì các đầu vào (input) và. hơn và ít các loại hàng hoá khác hơn. Có hai phương thức xác định sự thay đổi giá cả này: thay đổi tương đương (equivalent variation) và thay đổi bù đắp (compensating variation). Mỗi cách tiếp. xét giá trị của thay đổi giá mặt hàng rượu tính theo đơn vị của các mặt hàng khác. Điểm khác biệt giữa hai cách tiếp cận là thay đổi bù đắp sử dụng các mức giá trước khi chương trình có tác

Ngày đăng: 05/07/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan