Xây dựng tình cảm với bé doc

8 213 0
Xây dựng tình cảm với bé doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Xây dựng tình cảm với bé Đừng nghĩ em bé mới sinh không biết gì và không có nhu cầu “tình thương mến thương” với bố mẹ. Bé sẽ rất vui nếu được bạn hôn, vuốt ve và ngắm nhìn khi bé “tu ti” đấy. 10 cách sau giúp các ông bố bà mẹ xây dựng tình cảm gắn bó với con ngay từ khi bé chào đời: 1. Nói chuyện/ đọc sách với bé Điều này đặc biệt quan trọng nếu phần lớn thời gian chỉ có bạn và bé chơi với nhau. Bởi bạn gần như là người chăm sóc bé duy nhất, hãy dạy bé biết tin và hiểu bạn. Một trong những cách giúp bé hiểu bạn là giao tiếp bằng lời nói - cùng bé đọc sách hoặc chuyện trò. Những cuốn sách thích hợp cho thời gian đầu là sách có tranh minh họa, với chỉ một, hai từ đi kèm giải thích những hiện tượng, đồ vật tự nhiên, hoặc sách thơ chữ to với vài câu thật ngắn. Tuy nhiên đừng tự gây áp lực rằng bạn phải nói chuyện không ngừng với bé suốt cả ngày. Cùng với thời gian, bé sẽ lớn lên và hiểu rằng có những lúc dành để nói chuyện, có lúc cười nói vui vẻ, có lúc đọc sách và có cả những lúc cần lặng im. Nếu bạn biết sử dụng ngôn ngữ cẩn thận để nói với bé trong thời gian này, tạo cho bé thói quen đọc sách, khi lớn bé sẽ nhận thức được lúc nào lên lắng nghe. 2. Chơi đồ chơi cùng bé Cùng con chơi xếp hình lego hoặc chơi đồ hàng sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động. Hơn thế nữa, bạn còn có thêm thời gian để gần gũi bên con. Nên nhớ bạn luôn là tấm gương cho trẻ noi theo, vì thế, cùng với việc để bé thấy bạn làm việc, dọn nhà, nên để bé thấy cả bạn những lúc vui chơi nữa. 3. Mát xa cho bé Đừng coi thường việc mát xa cho trẻ sơ sinh. Trong một thập kỷ lại đây, người ta đã công nhận rằng mát xa cho trẻ cũng giúp xây dựng tình cảm với con, và làm dịu thói “nhặng xị”, om sòm của trẻ, đặc biệt tốt cho những em bé gặp khó khăn trong việc trấn tĩnh bản thân. Ở những tháng tuổi tiếp theo, chỉ cần một chút vuốt ve cũng giúp trẻ thư giãn và lấy lại tự chủ. Thời điểm mát xa tốt nhất là trước hoặc sau khi tắm hay trong khi thay tã. 4. Nhìn âu yếm khi cho bé ăn Ngắm nhìn bé không chỉ khiến tình mẫu tử thêm gắn bó mà còn giúp bé phát triển khả năng nhận biết khuôn mặt. Khi bạn nhìn thật lâu vào đôi mắt của con, cùng với cảm giác ấm áp khi cuộn tròn trong vòng tay mẹ, được chạm vào làn da mẹ, được bú mớm, bé sẽ cảm nhận tình yêu thương vô bờ. Nhớ đổi bên khi cho con bú để bé có thể ngắm bạn từ một góc độ khác và phát triển đều hai bán cầu não. 5. Hôn bé Hôn là một cử chỉ chứa đựng đầy yêu thương, dấu hiệu của tình cảm mến thân và gắn bó. Nụ hôn từ cha mẹ thậm chí có thể “chữa” khỏi những triệu chứng ốm nhẹ của con. 6. Cho bé nghe tiếng bạn Rất nhiều em bé có cảm giác sợ hãi và bật khóc khi bố mẹ hoặc người trông bé đi ra khỏi phòng. Điều này thật phiền phức mỗi khi bạn phải ra nghe điện thoại hay vào toilet. Nếu rèn luyện cho bé ngay từ đầu, bạn có thể giúp bé đẩy lùi sợ hãi. Khi ra khỏi phòng, hãy thông báo cho con biết bạn đi đâu và làm gì. Bạn không cần phải nói to hoặc nói luôn mồm, vì bé chỉ cần thỉnh thoảng nghe tiếng bạn để biết chắc rằng bạn không đi quá xa. Dần dần bé sẽ hiểu ngay cả khi bạn không còn ở trong phòng, tất cả sẽ vẫn ổn và không có gì phải sợ hãi. 7. Ở bên khi bé thức dậy Bạn không cần phải đặt đồng hồ báo thức hay chầu trực chờ bé thức giấc. Nếu bạn biết giờ thức của bé sau mỗi lần chợp mắt, hãy tập cho mình thói quen đảo qua chỗ bé vào giờ bé chuẩn bị tỉnh, sẵn sàng ôm bé vào lòng. Điều này đặc biệt có ích cho bé hay khóc hoặc biểu lộ nỗi sợ hãi mỗi khi thức giấc. Biết có bạn ở bên, bé sẽ trấn tĩnh hơn. 8. Cùng tắm với bé Tiếp xúc làn da thực sự là nhân tố quan trọng trong việc phát triển tình yêu thương, gắn bó, xây dựng niềm tin vững chắc giữa bạn và con yêu. Bạn không nhất thiết phải ngày nào cũng tắm cùng con, nhưng tắm chung là khoảng thời gian rất vui bố mẹ, con cái cùng chia sẻ. 9. Tìm hiểu các tín hiệu của bé và đáp ứng Tất nhiên mỗi bé có cách biểu lộ riêng, song các bé cũng có chung rất nhiều dấu hiệu. Ví dụ bé sẽ hò hét, cho tay vào miệng hay mút chùn chụt để biểu lộ mình đang đói, cuối cùng bé có thể khóc toáng lên nếu không được đáp ứng. Rồi bạn sẽ học được tất cả các dấu hiệu đó nếu chú ý đến những biểu hiện của bé trước khi cần thay tã, cần ăn hay cần ngủ. Khi bạn gắn bó với ai đó là bởi vì bạn gần gũi và hiểu rõ họ. Bạn có thể cảm nhận được khi người bạn thân của mình buồn, biết cách an ủi, động viên anh/ cô ấy. Bạn biết người đặc biệt của mình thích ăn món gì, khi nào thì nên nấu cho họ món ăn đó. Với em bé cũng vậy. Khi bạn hiểu bé và đáp ứng được những yêu cầu của bé, bé sẽ tin tưởng bạn và hoàn toàn yên tâm nếu có bạn ở bên Mỗi khi bé bày tỏ dấu hiệu mình đang đói, bạn không cần phải cuống lên đáp ứng bé ngay. Song hãy nói cho bé hiểu “đồ ăn sắp tới rồi”. Có thể cho bé uống chút xíu nước trước khi ăn, đây cũng như cách “chữa cháy” trong thời gian bạn chuẩn bị thức ăn cho bé, trước khi bé khóc toáng lên vì không thể chờ hơn được nữa. Và thêm một lời khuyên cuối cùng, đừng để tâm đến những người nói rằng bạn đang làm hư em bé. Bạn sẽ chứng minh được rằng họ sai khi bé nhà bạn được sống trong tình yêu, sự quan tâm của cha mẹ, đủ để vững tâm tự vươn mình ra khám phá thế giới sau này. . Xây dựng tình cảm với bé Đừng nghĩ em bé mới sinh không biết gì và không có nhu cầu tình thương mến thương” với bố mẹ. Bé sẽ rất vui nếu được bạn hôn, vuốt ve và ngắm nhìn khi bé “tu. ông bố bà mẹ xây dựng tình cảm gắn bó với con ngay từ khi bé chào đời: 1. Nói chuyện/ đọc sách với bé Điều này đặc biệt quan trọng nếu phần lớn thời gian chỉ có bạn và bé chơi với nhau ta đã công nhận rằng mát xa cho trẻ cũng giúp xây dựng tình cảm với con, và làm dịu thói “nhặng xị”, om sòm của trẻ, đặc biệt tốt cho những em bé gặp khó khăn trong việc trấn tĩnh bản thân.

Ngày đăng: 05/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan