CÁC DẠNG BÀI TẬP ÔN TẬP HỌC KÌ II LÝ 11CB

4 515 0
CÁC DẠNG BÀI TẬP ÔN TẬP HỌC KÌ II LÝ 11CB

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP ÔN TẬP HỌC KÌ 2 – LÝ 11CB VẤN ĐỀ 1: LỰC TỪ - TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN CHẠY TRONG CÁC DÂY DẪN ĐẶC BIỆT. Bài 1: Xác định vector lực từ ( điểm đặt, phương, chiều, độ lớn) tác dụng lên dây dẫn khi cho B = 0,02T, l=20cm, I=5A như hình vẽ. Bài 2: Xác định chiều, độ lớn của I trong hình vẽ sau. Cho B=0,05T, l=5cm, F=0,01N. Bài 3: Xác định vector cảm ứng từ ( điểm đặt, phương, chiều, độ lớn) tác dụng lên dây dẫn khi cho F = 0,5A , l=20cm, I=5A như hình vẽ. Bài 4: Một khung dây tròn có đường kính 20cm, gồm 10 vòng dây, cường độ dòng điện qua khung I =5A. a, Tính cảm ứng từ tại tâm của vòng dây. b, Dòng điện chạy qua khung dây có bán kính giảm đi hai lần thì B bằng bao nhiêu? Bài 5: Một dây dẫn thẳng cường độ 5A đặt trong không khí. a, Tính khoảng cách từ M đền dây dẫn để cảm ứng từ tại đó bằng 0,01T. b, Tại điểm N cách dây dẫn một đoạn bao nhiêu thì B tăng lên 5 lần? Bài 6: Một ống dây dài 30cm có 1200 vòng dây, cường độ qua ống có độ lớn bằng bao nhiêu khi cảm ứng từ trong ống dây bằng 2,5.10 -4 T. Bài 7: Một dây dẫn thẳng cường độ 5A đặt trong không khí. a, Tính cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn một khoảng 5cm. b, Nếu dịch chuyển điểm M ra xa vị trí ban đầu thêm 10cm thì B bằng bao nhiêu? Bài 8: Một khung dây tròn có đường kính 20cm, gồm 200vòng dây, cảm ứng từ tại tâm của khung bằng 6,28.10 -5 T. a, Xác định độ lớn của dòng điện chạy qua khung? b, Khi I tăng lên 2lần, B không đổi thì bán kính của khung bằng bao nhiêu? c, Khi R không đổi, I chạy qua khung có độ lớn bao nhiêu thì B giảm 5 lần? VẤN ĐỀ 2: TỔNG HỢP TỪ TRƯỜNG Bài 9: Cho 2 dây dẫn song song cách nhau 10cm, có I 1 =I 2 = 10A chạy ngược chiều. a, Tính B tại M cách I 1 là 6cm và cách I 2 là 4cm. Vẽ hình. b, Đặt tại M dòng điện I 3 = 5A song song với I 1 , có chiều dài 10cm. Tính độ lớn lực từ tác dụng lên dòng điện I 3 . c, Tính B tại N cách I 1 là 6cm và cách I 2 là 8cm. Vẽ hình. d, Đặt tại N dòng điện I 3 = 5A song song với I 1 , có chiều dài 10cm. Tính độ lớn lực từ tác dụng lên dòng điện I 3 . e, Tính B tại M cách I 1 là 6cm và cách I 2 là 6cm. Vẽ hình. f, Đặt tại M dòng điện I 3 = 5A song song với I 1 , có chiều dài 10cm. Tính độ lớn lực từ tác dụng lên dòng điện I 3 . Bài 10: Cho 2 dây dẫn song song cách nhau 5cm có I 1 = 10A, I 2 = 20cm. chạy cùng chiều. a, Tính B tại M cách I 1 là 5cm và cách I 2 là10cm. Vẽ hình. b, Đặt tại M dòng điện I 3 =10A song song với I 1 , có chiều dài 20cm. Tính độ lớn lực từ tác dụng lên dòng điện I 3 . c, Tính B tại N cách I 1 là 3cm và cách I 2 là 4cm. Vẽ hình. d, Đặt tại N dòng điện I 3 = 5A song song với I 1 , có chiều dài 10cm. Tính độ lớn lực từ tác dụng lên dòng điện I 3 e, Tính B tại M cách I 1 là 5cm và cách I 2 là 5cm. Vẽ hình. f, Đặt tại M dòng điện I 3 = 5A song song với I 1 , có chiều dài 10cm. Tính độ lớn lực từ tác dụng lên dòng điện I 3 . I B F B I F I VẤN ĐỀ 3: LỰC LORENXƠ Bài 11: Một electron bay vào từ trường đều B = 9,1.10 -4 T có chiều như hình vẽ với vận tốc v = 10 8 m/s. a, Xác định chiều và độ lớn của lực Lorenxơ? b, Tính bán kính quĩ đạo và chu kì chuyển động của electron. Bài 12: Một proton bay vào từ trường đều B = 1,67.10 -4 T có chiều nhv thì chuyển động theo quĩ dạo tròn có bán kính R = 10 6 m. Xác dịnh độ lớn của lực Lorenxơ? VẤN ĐỀ 4: TỪ THÔNG – SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG Bài 13: Một khung dây hình tròn có bán kính R =10cm được đặt trong từ trường đều có B = 5.10 -2 T. Tính từ thong qua khung dây trong các trường hợp sau: Bài 14: Một khung dây phẳng hình chữ nhật 3cm x 4cm gồm 10vòng dây được đặt trong từ trường đều . Vetctor cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung góc 30 0 và có độ lớn 2.10 -4 T a, Tính từ thông qua khung dây. b, Người ta làm cho từ trường giảm đều tới 0 trong 0,01s. Tính e c ? Bài 15: Một vòng dây có diện tích S = 80cm 2 đặt trong từ trường đều có vector cảm ứng từ hợp với pháp tuyến 1 góc 60 0 . Tốc độ biến thiên từ trường là 0,1T/s. Điện trở của vòng dây là r =0,2Ω. a, Xác định độ lớn suất điện động cảm ứng? b, Tính độ lớn của dòng điện cảm ứng và công suất tỏa nhiệt trong vòng dây? Bài 16: Cho cuộn dây có n = 1000vòng dây, diện tích mỗi vòng 25cm 2 . Hai đầu cuộn dây được nối với điện kế. Trong khoàng thời gian 0,5s, đặt cuộn dây vào từ trường đều có B = 10 -2 T, có đường cảm ứng từ song song với trục của ống dây. a, Tính độ biến thiên từ thông qua cuộn dây. b, Tính e c c, Tính cường độ qua điện kế biết điện trở của cuộn dây r = 50 Ω. Bài 17: Một khung dây dẫn cứng hình chữ nhật có diện tích 200cm 2 , ban đầu ở vị trí song song với các đường sức từ của một từ trường đều có độ lớn 0,01T. Khung dây quay trong khoảng thời gian 40s đến vị trí vuông góc với các đường sức từ. Tính e c Bài 18: Một cuộn dây có 1000 vòng dây, diện tích mỗi vòng là 20cm 2 có trục song song với đường sức từ của từ trường đều. Tính độ biến thiên của từ trường trong khoảng thời gian 0,01s khi suất điện động cảm ứng là 10V? VẤN ĐỀ 5: HỆ SỐ TỰ CẢM – SUẤT ĐIỆN ĐỘNG TỰ CẢM - SUẤT ĐIỆN ĐỘNG TỰ CẢM . Bài 19: Một ống dây hình trụ có lõi chân không, chiều dài l=20cm, có N=1000vòng, diện tích mỗi vòng 100cm 2 . a, Tính hệ số tự cảm của ống dây. b, Dòng điện qua cuộn cảm đó tăng đều từ 0 đến 5A trong 0,1s. Tính e tc ? c, Khi cường độ dòng điện qua ống dây đạt tới giá trị 5A thì năng lượng tích lũy trong ống dây bằng bao nhiêu? Bài 20: Dòng điện qua một ống dây không có lõi sắt biến đổi theo thời gian. Trong 0,01s cường độ dòng điện tăng từ 1A đến 2A. Suất điện động e tc = 20V. Tính hệ số tự cảm của ống dây và độ biến thiên năng lượng của từ trường trong ống dây? Bài 21: Một ống dây dài l = 3,14cm, có N = 1000vòng, diện tích mỗi vòng 10cm 2 , có dòng điện I=2A đi qua. Khi dòng điện giảm từ i a xuống 0 trong 0,01s thì Suất điện động tự cảm 0,75V xuất hiện trong cuộn cảm đó. Tính i a ? B v q Bn B B n 45 0 Bn 30 0 VẤN ĐỀ 6: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG – PHẢN XẠ TOÀN PHẦN Bài 22: Cho tia sáng truyền từ môi trường thủy tinh ra không khí. Hỏi có tia khúc xạ ló ra ngoài hay không? Nếu có, tính góc khúc xạ biết góc tới có giá trị : a, i = 30 0 b, i = 60 0 c, i = 80 0 Bài 23: Cho tia sáng đơn sắc chiếu từ không khí vào nước (n = 4/3) với góc tới 30 0 . Tính góc lệch của tia sáng? Vẽ hình. Bài 24: Ánh sang truyền từ môi trường 1có chiết suất n 1 với góc tới 45 0 vào môi trường 2 có chiết suất n 2 thì góc khúc xạ là 30 0 . Nếu tia sáng truyền từ môi trường 1 sang môi trường 2 với góc tới 60 0 thì góc khúc xạ là bao nhiêu? VẤN ĐỀ 7: LĂNG KÍNH Bài 25: Cho lăng kính đặt trong không khí tiết diện thẳng là tam giác ABC, góc chiết quang A = 30 0 , chiết suất của lăng kính n = √3. Chiếu tia sáng đơn sắc tới mặt AB của lăng kính với góc tới 60 0 . Tính góc lệch D? Vẽ hình. Bài 26: Cho lăng kính đặt trong không khí tiết diện thẳng là tam giác ABC, góc chiết quang A, , chiết suất của lăng kính n = √2. Chiếu tia sáng đơn sắc tới mặt AB của lăng kính với góc tới 45 0 . Tính góc lệch D trong 2 trường hợp sau? Vẽ hình. a, tam giác ABC cân có B =C = 75 0 . b, tam giác vuông cân tại B. bài 27: một lăng kính tiết diện tam giác vuông tại A góc chiết quang A đặt trong không khí. Chiếu tia tới mặt bên lăng kính với góc tới i =60 0 thì thấy tia khúc xạ ở mặt bên thứ nhất bằng tia tới ở mặt bên thứ hai. Tính chiết suất của lăng kính và góc lệch D? bài 28: một lăng kính tiết diện tam giác đều ABC góc chiết quang A, chiết suất n = √2 đặt trong không khí. Chiếu tia tới mặt bên lăng kính thì thấy tia khúc xạ ở mặt bên thứ nhất bằng tia tới ở mặt bên thứ hai. Tính góc lệch D? VẤN ĐỀ 8: THẤU KÍNH Bài 29: Cho một thấu kính L có độ tụ D = 5dp. Xác định vị trí, tính chất và độ lớn của ảnh của một vật AB cao 2cm, vuông góc với trục chính trong các trường hợp sau: a, AB là vật thật cách L 30cm. b, AB là vật thật cách L 10cm. Vẽ dường đi của tia sáng trong mỗi trường hợp. Bài 30: Cho thấu kính có độ lớn tiêu cự 30cm. Vật sáng AB đặt trước thấu kính cho ảnh áo bằng nửa lần vật? a, Thấu kính trên loại gì? b, Xác định vị trí vật và ảnh? c, Nếu dịch chuyển vật ra xa thấu kính một đoạn 5cm so với vị trí ban đầu thì ảnh dịch chuyển như thế nào? Bài 31: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm. Vật sáng AB đặt trước thấu kính cho ảnh A ` B ` . Tìm vị trí của vật biết khoảng cách giữa vật và ảnh là 125cm. Bài 32: Chiếu một chum sáng hội tụ tới thấu kính L. Cho biết chum tia ló song song tới trục chính của thấu kính. a, đây là thấu kính loại gì? b, Điểm hội tụ của chum sáng tới là điểm nằm sau thấu kính cách thấu kinh 25cm. Tìm f và D của thấu kính. c, Đặt vật AB = 2cm vuông góc với trục chính và cách TK 40cm. Xác định vị trí, tính chất, độ cao của ánh. Bài 33: Vật AB đặt cách một màn ảnh 54cm. Đặt một thấu kính trong khoảng vật và màn thì thu được một ảnh trên màn cao gấp đôi vật. Tính f của thấu kính? Đây là thấu kính gì? Bài 34: Một TKHT có độ tụ D =2dp. Vật sáng AB cao 5cm đặt trước thấu kính và cách thấu kính 1 khoảng 100cm. a, Xác định vị trí, tính chất, độ cao của ảnh qua thấu kính. b, Dịch vật lại gần hay ra xa TK một đoạn bao nhiêu để cho ảnh thật cao bằng nửa vật? VẤN ĐỀ 9 : GIẢI BÀI TOÁN HỆ HAI THẤU KÍNH Bài 35: Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một hệ hai thấu kính, thấu kính hội tụ L 1 có tiêu cự f 1 = 10cm và thấu kính hội tụ L 2 có tiêu cự f 2 = 6cm cùng trục chính với L 1 , cách L 1 một khoảng 40cm. vật AB cao 5cm đặt trước L 1 cách L 1 một khoảng 15cm. Xác định vị trí, tính chất, độ cao của ảnh cuối cùng qua hệ. Vẽ ảnh. Bài 36: Cho 2 THKT có tiêu cự lần lượt là 20cm và 25cm, đồng trục, cách nhau một khoảng 80cm. Vật AB =2cm, vuông góc với trục chính đặt trước L 1 và cách thấu kính L 1 30cm.( L 1 đặt trước L 2 ) a, Xác định vị trí, tính chất, độ cao của ảnh cuối cùng qua hệ. b, Làm lại câu trên nếu hai thấu kính ghép sát? Bài 37: Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một hệ hai thấu kính, thấu kính hội tụ L 1 có tiêu cự f 1 = 10cm và thấu kính hội tụ L 2 có tiêu cự f 2 = 15cm cùng trục chính với L 1 , cách L 1 một khoảng 40cm. vật AB cao 5cm đặt trước L 1 cách L 1 một khoảng 15cm. Xác định vị trí, tính chất, độ cao của ảnh cuối cùng qua hệ. Vẽ ảnh. Bài 38: Một thấu kính phân kí cò độ lớn tiêu cự 20cm. Một điểm sáng S đặt cách thấu kính 1 đoạn d cho ánh cách thấu kính 12cm. a, Tính d. b, Nếu dịch vật lại gần thấu kính thêm 1 đoạn 10cm so với ban đầu thì ảnh dịch chuyển thế nào? c, Giữ S cố định ở vị trí ban đầu, ghép sát THPK trên với một thấu kính có tiêu cự f 2 thì ảnh qua hệ là ảnh ảo cách thấu kính 20cm. tính f 2 ? HẾT . BÀI TẬP ÔN TẬP HỌC KÌ 2 – LÝ 11CB VẤN ĐỀ 1: LỰC TỪ - TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN CHẠY TRONG CÁC DÂY DẪN ĐẶC BIỆT. Bài 1: Xác định vector lực từ ( điểm đặt,. thấu kính cách thấu kinh 25cm. Tìm f và D của thấu kính. c, Đặt vật AB = 2cm vuông góc với trục chính và cách TK 40cm. Xác định vị trí, tính chất, độ cao của ánh. Bài 33: Vật AB đặt cách một. B không đổi thì bán kính của khung bằng bao nhiêu? c, Khi R không đổi, I chạy qua khung có độ lớn bao nhiêu thì B giảm 5 lần? VẤN ĐỀ 2: TỔNG HỢP TỪ TRƯỜNG Bài 9: Cho 2 dây dẫn song song cách

Ngày đăng: 05/07/2014, 02:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan